Kính nể những ông chủ quán net: Khách hàng của họ thật sự toàn những “thánh lầy”
Điều đáng báo động là, ý thức của một bộ phận game thủ đến chơi game tại các quán net vẫn chưa bắt kịp được với tốc độ nâng cấp chất lượng phòng máy
Đành rằng, những người kinh doanh quán net tại Việt Nam, giống như rất nhiều ngành nghề dịch vụ khác, cũng là “làm dâu trăm họ”, thế nhưng không giống với những ngành như vận tải, ăn uống, du lịch, dù cũng là phục vụ cho con người, cho những khách hàng, những ông chủ quán net đáng thương của chúng ta thường luôn luôn phải đối mặt với nhiều sức ép, từ cách nhìn có phần phiến diện của xã hội, cho tới những vị khách chẳng ai muốn đón tiếp.
Dù rằng mặt bằng chất lượng quán net ngày càng cao, mức giá thì rẻ hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực, thế nhưng điều đáng báo động là, ý thức của một bộ phận game thủ đến chơi game tại các quán net vẫn chưa bắt kịp được với tốc độ nâng cấp chất lượng phòng máy để phục vụ họ. Những người như thế này, với tư tưởng “cha chung không ai khóc”, đã khiến không ít ông chủ quán net khóc dở mếu dở.
Phàm là một ông chủ phòng máy chơi game, ai cũng muốn đầu tư gear xịn, chuột ngon phím đẹp để chiều lòng cộng đồng game thủ. Lý do là giờ đây, việc chơi game không chỉ phụ thuộc vào máy xịn cấu hình khủng đủ sức cài game nặng như xưa. Xu thế eSports len lỏi vào Việt Nam với những tựa game từ Đột Kích thuở trước, cho tới CS:GO hay DOTA 2 và Liên Minh Huyền Thoại…
Những chú chuột chơi game và bàn phím rẻ tiền mà các quán net hay đầu tư trước đây đã chẳng còn phục vụ được yêu cầu khắt khe của những game eSports kể trên. Vậy là họ buộc lòng phải đầu tư mạnh tay để chiều chuộng khách hàng, những “thượng đế” khó tính của mình. Nhưng trớ trêu thay, “cha chung không ai khóc”. Không phải game thủ nào cũng có được ý thức sử dụng trang thiết bị ngoài quán game một cách đúng đắn.
Trong một giây bực tức, họ có thể phá phím, đập chuột, gây thiệt hại cho chủ phòng máy, những thiệt hại không đáng có. Nhẹ thì chủ quán phải sửa lại bàn phím chuột, nặng thì họ phải mua đồ mới thay thế nếu không muốn “treo máy”. Chính vì lẽ đó, những chủ quán net luôn cực kỳ ái ngại trước những game thủ “cục súc”, có cá tính mạnh và vô ý thức, đến mức phá hỏng những thiết bị vốn không phải của họ.
Các thánh lầy nợ tiền giờ chơi
Video đang HOT
Ít lâu trước đây, một chủ quán net đã bất ngờ đã bất ngờ chia sẻ hình ảnh về cuốn “sổ nợ” của mình, đi kèm với lời than “không biết bao giờ mới đòi được hết nợ”.Những tưởng ở thời điểm hiện tại, rất ít quán Net cho phép người chơi chơi nợ tiền. Hơn thế nữa, người chơi đa phần đều phải nạp tài khoản trả trước, chơi đến đâu nạp tiền đến đó chứ không có chuyện cho nợ tiền nữa.
Điều đáng chú ý rằng nhìn vào bảng nợ tiền, chúng ta có thể thấy chi chít các khoản nợ từ lớn đến nhỏ, từ vài trăm nghìn, cả triệu đồng cho tới vài chục nghìn. Có thể thấy, việc nợ tiền tại quán Net Việt Nam, dù đã giảm thiểu đi nhiều nhưng vẫn còn hiện hữu, và là nỗi đau đầu của nhiều chủ quán Net. Chẳng một chủ phòng máy nào muốn chứa chấp những anh chàng chầy bửa, ngoan cố chơi nợ tiền hoặc nhơn nhơn chơi game xong nói “em không mang tiền” mà không cần chớp mắt.
Đối với họ, biện pháp nhanh nhất là cấm những game thủ như thế này đến chơi game tại quán của mình, hoặc “bá đạo” hơn, như chúng ta từng được chứng kiến, đó là in ảnh game thủ ra dán trước cửa phòng máy với thông báo “cấm cửa”.
Ở bẩn
Vì đặc thù của cộng đồng game thủ: “Tốn quá nhiều thời gian dán mắt vào màn hình máy tính, bỏ quên đi thời gian sinh hoạt” nên ngoại hình, tính cách nhanh chóng bị thay đổi. Theo như chúng tôi biết, phải đến 60-70% số người năm trong danh sách “lười tắm”.
Do vậy, game thủ “bẩn” gần như chắc chắn sẽ “lười”, chưa kể tới mùi khói thuốc, mất vệ sinh ở quán nét, bàn phím chứa đầy vi khuẩn. Những hành vi của game thủ khiến chủ quán net Việt hoảng sợ nhất Chính vì lẽ đó, bản thân những chủ phòng máy chơi game cũng chẳng ưa gì những game thủ lười tắm, cho dù khoảng thời gian ngồi ngoài phòng máy của họ đem lại khoản tiền phí giờ chơi không hề nhỏ.
Thế nhưng nếu những chủ quán net coi trọng những game thủ như thế này chắc chắn sẽ là “tham bát bỏ mâm”. Vì sao lại như vậy? Nếu những game thủ ở bẩn được ngồi chơi game một cách cực kỳ thoải mái trong các phòng máy, những khách hàng khác sẽ bị ảnh hưởng, gây khó chịu cho quá trình thưởng thức game của họ. Điều chắng sớm thì muộn sẽ xảy ra sẽ là quán vắng khách dần khi những game thủ quyết định tìm tới những địa chỉ mới, những nơi không gian thoáng đãng thơm tho hơn, và không bị mùi cơ thể đầy khó chịu của những game thủ ở bẩn kể trên làm phiền.
Tệ hơn tất cả: Trộm cắp
Nhiều người cho rằng mở quán net là công việc nhẹ nhàng, kiếm tiền dễ bởi bạn chẳng phải làm gì cả, cứ sáng mở cửa quán, game thủ tới chơi trả tiền cho bạn rồi đêm đóng cửa vào đếm tiền, thế là xong một ngày. Thế nhưng, trên thực tế thì các chủ quán net ngoài việc phải phục vụ game thủ thì còn phải đối mặt với khá nhiều nguy cơ, điển hình như tình trạng trộm cắp linh kiện máy tính đang ngày một gia tăng như hiện nay.
Thủ đoạn của những tên trộm này là sử dụng tô vít để tháo bản lề hộp đựng linh kiện, sau đó nhanh chóng lấy RAM, tháo CPU – những linh kiện nhỏ gọn dễ giấu trong túi áo, túi quần. Tuy nhiên các loại VGA đắt tiền cũng là mục tiêu của chúng những khi mang đủ balo, túi xách.
Nhìn chung những người quản lý quán game nên chú ý tới những đối tượng xách theo nhiều đồ đạc túi to, thường xuyên ngồi vào các góc khuất cuối cùng của camena an ninh để tránh bị mất cắp các linh kiện đắt tiền của máy tính.
Theo GameK
StarCraft: "Ông tổ" của LMHT và DOTA 2 sau 19 năm sắp được phát hành miễn phí 100%
Một món quà không thể ý nghĩa hơn mà Blizzard dành tặng đến cộng đồng fan hâm mộ StarCraft.
Như chúng ta đã biết, Blizzard vừa công bố kế hoạch tung ra phiên bản làm lại của huyền thoại game chiến thuật StarCraft trên độ phân giải HD vào ngày hôm nay, dự tính phát hành vào mùa Hè. Nhưng lời tri ân của họ với cộng đồng fan hâm mộ trung thành đã đồng hành cùng StarCraft trong suốt gần 20 năm qua vẫn chưa dừng lại ở đó, bởi tựa game này cùng bản mở rộng Brood War đang chuẩn bị được tặng hoàn toàn miễn phí vào tuần sau.
Theo tiết lộ trên diễn đàn, kế hoạch của Blizzard bao gồm việc bổ sung thêm một vài tính năng mới dành cho StarCraft: Brood War như khả năng tùy chỉnh lại hotkey, chế độ theo dõi trận đấu, chống cheat hack, sửa lỗi tương thích với các hệ điều hành hiện đại như Windows 7, 8.1 và 10.
Mặc dù đã được kế nhiệm bởi StarCraft II vào năm 2010, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ game thủ vẫn lưu giữ những tình cảm đặc biệt dành cho tựa game gốc năm 1998. Đa phần họ đều là những game thủ thế hệ 8x, đầu 9x và đã có thời gian dài gắn bó với trò chơi kể từ khi còn bé.
Cũng không quá đáng khi nói rằng chính StarCraft đã đóng vai trò châm ngòi cho sự phát triển của eSport hiện đại, khởi đầu từ đất nước Hàn Quốc với vô số giải đấu cực kì quy mô với số lượng người theo dõi lên tới hàng chục nghìn ở sân vận động. Thậm chí phong cách game MOBA đang thống trị thị trường hiện nay với hai "ông lớn" là League of Legends (Liên Minh Huyền Thoại) và DOTA 2 tiền thân cũng có chung xuất phát điểm là một bản mod trong StarCraft mang tên gọi Aeon of Strife.
Kiểu thiết kế nhiều đường đi nối liền giữa căn cứ hai phe đặc trưng của các game MOBA xuất phát từ bản đồ Aeon of Strife trong StarCraft.
Dựa vào Aeon of Strife, một bản đồ với kết cấu 3 đường tương tự nhưng có lối chơi hấp dẫn hơn là Defend of the Ancients - viết tắt: DotA đã được ra mắt vào khoảng năm 2002 trong tựa game WarCraft III: Reign of Chaos. Tuy nhiên vào thời kì đó, những bản đồ D-Day vẫn đang rất ăn khách và được biết đến nhiều hơn, đặc biệt là ở Việt Nam.
Phải cho đến khoảng những năm 2005-2007, DotA mới thực sự trỗi dậy và phát triển cực kì nhanh chóng, kéo theo một loạt các tựa game ăn theo khác, nổi trội nhất bao gồm Heroes of Newerth (HoN) và League of Legends (LoL). Hiện tại như chúng ta đã biết thì chỉ còn League of Legends là đã khẳng định được chỗ đứng của mình bên cạnh hậu duệ chính thức của DotA là DOTA 2 do Valve phát hành. Giờ đây khi nhìn vào những tựa game này, thật khó mà hình dung được là chúng lại có chung gốc gác bắt nguồn từ StarCraft.
Hiện tại, phiên bản tổng hợp của StarCraft mang tên Anthology đã bị Blizzard gỡ khỏi hệ thống cửa hàng trực tuyến. Thông thường bộ game này vẫn được bán với giá 15 USD, tương đương 340 nghìn đồng. Động thái này cho thấy trò chơi sẽ được tặng miễn phí chỉ trong tương lai gần mà thôi.
Theo GameK
Top 20 tựa game PC miễn phí đáng chơi nhất trong năm 2017 (phần 1) Miễn phí nhưng lại tuyệt hay, đây là những tựa game mà bất kỳ game thủ nào cũng muốn một lần chơi thử. 1) Killer Instinct Killer Instinct là tựa game đối kháng do Double Helix Games và Microsoft Studio đồng phát triển. Ra mắt lần đầu tiên trên XONE vào 2013 dưới dạng Free to Play và đến giờ vẫn như vậy...