Kinh khủng “giặc” ruồi bu đầy mâm mỗi bữa cơm
Nhiêu năm nay, người dân ấp 9, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An rất khô sở khi đơi sống bị đảo lộn bởi lượng ruồi vô cùng lớn từ trại nuôi gà cách đó không xa.
Bà Nguyễn Thị Má (70 tuổi) cho biết, cách đây khoảng 5 năm, trên địa bàn ấp xuất hiện trại gà do ông Nguyễn Văn Danh làm chủ với diện tích khoảng 2 ha. Vài tháng đầu, mọi việc vẫn bình thường do trại chưa đi vào hoạt động mạnh. Thế nhưng, chỉ sau mấy tháng, ruồi bắt đầu xuất hiện dày đặc do phân gà trong trại không được thu gom, xử lý đúng cách.
“Ruồi xuất hiện khắp nơi, từ trong nhà đến ngoài ngõ. Đặc biệt, mỗi khi đến giờ cơm là ruồi bu đầy vào mâm đồ ăn, có đuôi cách nào cũng không đi hết. Ban đầu, nhiều người còn thấy gớm không ăn được và mang đi đổ, nhưng giờ thì đành chịu, chấp nhận sống chung với ruồi. Đặc biệt, cứ mỗi khi trời tối hoặc nằm ngay trên hướng gió, mùi hôi thối của phân gà từ phía trại bay qua làm chúng tôi không thể chịu nổi, có người nôn ói phải đi bệnh viện để cấp cứu”, bà Vũ Thị Hạnh (66 tuổi) chia sẻ.
Chỉ cần ngửi thấy mùi, đàn ruồi ngay lập tức xuất hiện và bu kín vào đĩa thức ăn, dù cho người dân có cố gắng xua đuổi thế nào chăng nữa.
Hình ảnh này đã quá quen thuộc với người dân ấp 9, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Nhiều người dân cho biết, dù đã nhiều lần cử đại diện sang làm việc với chủ trại gà nhưng lần nào cũng vậy, trại gà chỉ trả lời chung chung là sẽ xử lý sớm nhưng không nói cụ thể sẽ xử lý như thế nào. Trong khi tình trạng ruồi xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Gửi đơn kiến nghị lên UBND xã, nhiều người thất vọng khi được lãnh đạo xã trả lời việc quản lý trại gà này nằm ngoài chức năng của mình.
“Mỗi ngày, nhìn thấy ruồi xuất hiện đầy trong nhà, chúng tôi lo lắm. Ai cũng biết ruồi sẽ mang theo nhiều mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe đến thế nào nhưng cũng đành bất lực. Gửi đơn lên Xã, Huyện nhưng lần nào cũng vậy, họ xuống kiểm tra cho có lệ rồi đưa ra kết luận trại gà không hôi, không có ruồi và bắt dân chúng tôi ký vào biên bản. Nhiều người bức xúc quá và nhất định không ký, họ bảo các anh thử qua nhà chúng tôi ngồi chơi một lúc, uống một chén trà trong đó có xác vài con ruồi xem có dám hay không”, anh Trần Văn Thái giãi bày.
Chị Thái Thị Đông Băng cho biết, mỗi ngày, gia đình phải trải miếng dán ruồi ở khắp nơi trong nhà để hạn chế ruồi.
Video đang HOT
Xác ruồi chết bu đầy những miếng dán.
Vừa cầm trái chôm chôm đút cho con, chị Thái Thị Đông Băng vừa chia sẻ: “Người lớn thây ruồi thì còn biết đường mà xua đuổi, chứ con nít thì biết gì hả chú. Có hôm, nhìn thấy con cầm miếng trái cây bỏ vô miệng, bên trên còn mấy con ruồi chưa kịp bay đi, tôi vội vàng bắt cháu nhè ra nhưng không kịp, nước mắt chỉ trực trào ra. Nếu chính quyền không có hướng xử lý, dân chúng tôi làm sao sống nổi với tình trạng này”.
Khi tìm gặp chủ trại gà để tìm hiểu tình hình, ông Lê Đình Đông (tức Tám Tiền), người tự xưng là quản lý trại gà cho biết, trại được thành lập cách nay khoảng 4 năm do Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Bến Lức cấp giấy phép. Hiện tại, toàn khu có khoảng 15 trại gà với hơn 18 ngàn con gà đẻ trứng. Tuy nhiên, khi nhắc đến chuyện ruồi gây ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh, người đàn ông này cho rằng mình đang bị người dân vu khống.
Anh Trần Văn Thái đang vớt xác ruồi chết trong bể nước ăn.
Ruồi bu vào chậu đồ đã giặt.
“Hôm trước khi tiêm thuốc phòng dịch cho gà, có một số con bị thuốc vật nên chết. Đáng lẽ anh em phải đào hố để chôn, nhưng do bân việc quá nên làm ẩu, bỏ vào bao rác và quăng ra ngoài đường. Mấy người dân họ bắt được nên lấy chuyện đó đem đi làm đơn kiện chúng tôi. Về chuyện ruồi, ngày nào chúng tôi cũng xử lý bằng thuốc và vôi trong trại hai lần, một vào buổi sang và một vào buổi tối nên không thể nào có chuyện ruồi gây ảnh hưởng được”, ông Đông phân bua.
Đồng thời, ông cũng cho rằng, đây là thời điểm tháng 5, tháng 6, nắng nóng và mưa liên tục nên chuyện ruồi xuất hiện nhiều là điều bình thường. Ông Đông khẳng định, việc ruồi xuất hiện nhiều không xuất phát từ trại gà của mình, mà từ một bãi rác cách đấy vài trăm mét.
Chén đũa rửa sạch cũng là chỗ đậu của ruồi.
Vừa cầm trái chôm chôm chưa kịp cho vào miệng, ruồi đã bay tới bu vào mặt và quần áo của các em nhỏ.
Thế nhưng, khi trao đổi lại, nhiều người dân khẳng định, ruồi xuất hiện quanh năm suốt tháng, đặc biệt là vào những tháng trước và sau tết chứ không phải chỉ tháng 5, tháng 6 như ông Đông vừa nói. Khi được biết chủ trại gà nói nguồn gốc của ruồi xuất phát từ bãi rác, anh Hoàng Viết Vinh bức xúc: “Cái bãi rác đó, nhà nước đã đóng cửa và ngưng sử dụng từ hơn 2 năm nay rồi. Hiện tại, cả bãi rác cây cối mọc um tùm, có chỗ người dân còn khai phá để trồng rau, trồng bắp. Nhà tôi cách đó chỉ hơn 100 mét làm sao không biết được. Nếu các anh chị không tin, lát tôi đưa xuống đó mà xem”.
Trại nuôi gà chỉ cách nhà bà Vũ Thị Hạnh tầm 30 mét, từ bên này tới bên kia đường. Mỗi khi đúng chiều gió, mùi hôi thối từ trại gà lại bay tới khiến gia đình không chịu nổi.
Giăng lưới trước cửa để hạn chế ruồi bay vào nhà
Tìm đến nhà Phó chủ tịch xã để tìm hiểu tình hình, ông này cho rằng: “Ruồi thì chỗ nào chẳng có” và từ chối trả lời do: “Hôm nay là thứ 7, không phải ngày làm việc của tôi nên tôi không có chức năng trả lời cho các vị”. Đúng là ruồi chỗ nào cũng có và ở đâu cũng có, thế nhưng, liệu ruồi có nghỉ làm việc vào ngày thứ 7 và chủ nhật, để cho người dân có được một cuộc sống yên ổn hay không?
Theo Khám Phá
Rắn lục đuôi đỏ điên cuồng tấn công một phụ nữ
Trong lúc bà N. đang làm cỏ thì bị một con rắn lục đuôi đỏ lao ra cắn vào tay nhưng chưa dừng lại tại đó, chỉ vài phút sau, con rắn này lao ra định tiếp tục cắn bà.
Theo tin tức từ báo Tri thức trực tuyến, chiều 22/12, khoa Hồi sức chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An cho biết, sức khỏe bà Bùi Thị N. ở xã Thạnh Lợi (Bến Lức, Long An) bị rắn lục đuôi đỏ cắn đang hồi phục tốt. Vết sưng tấy trên tay đã giảm, có thể xuất viện sau 3 - 4 ngày điều trị.
Bà N. kể lại, ngày 21/12, ra vườn làm cỏ bà đã bị rắn màu xanh, đuôi đỏ cắn vào tay. Khi bà đang loay hoay nặn máu thì con rắn này định lao ra cắn tiếp nhưng bị bà chộp cây đập chết.
Ảnh minh họa.
Sau đó, người thân đã đưa bà N. vào bệnh viện do vết thương bị rắn cắn đau nhức, sưng tấy.
Bác sỹ đã cho bà dùng huyết thanh kháng nọc rắn, thuốc giảm đau theo phác đồ trị lục đuôi đỏ cắn.
Báo VietnamPlus/TTXVN thông tin thêm, theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An, trong vòng 6 tháng trở lại đây, tình trạng rắn lục đuôi đỏ cắn xảy ra tương đối thường xuyên.
Theo đó, bệnh viện tiếp nhận khoảng 165 trường hợp bị rắn cắn, trong đó có gần 80 trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ. Hầu hết, bệnh nhân tập trung ở các huyện Bến Lức, Tân Trụ, Đức Hòa.
Bác sỹ Trang Văn Dương, Chuyên khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Đa khoa Long An cho biết, khi bị rắn cắn, vấn đề quan tâm chính là sơ cứu ban đầu và điều trị chuyên sâu. Sơ cứu ban đầu là bất động chi và đưa đến cơ sở y tế có điều kiện, có huyết thanh kháng nọc rắn.
Một số bà con có thói quen khi bị rắn cắn, biết đó là rắn độc thì dùng ga gô siết tứ chi chặt để quan niệm máu không chạy về tim nhưng đó là một số quan niệm sai lầm, vì nọc rắn về tim theo đường bạch huyết chứ không phải đường máu. Vì vậy ga gô dẫn đến vùng bị cắn có nguy cơ hoại tử. Một số trường hợp phải dẫn tới đoạn chi (cắt chi), tháo khớp.
Cũng theo bác sỹ Dương, khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn thì phải điều trị theo triệu chứng; huyết thanh kháng nọc rắn; triệu chứng lâm sàng cải thiện và xét nghiệm máu. Khi chỉ số huyết học rối loạn trong máu trở về bình thường, bác sỹ theo dõi 12 đến 24 tiếng đồng hồ, cho bệnh nhân xuất viện.
Theo NTD
Khi nông dân không mặn mà với tiền hỗ trợ trồng lúa Mặc dù Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ nông dân bảo vệ đất lúa tuy nhiên, nhiều hộ dân tỏ ra không mặn mà với khoản hỗ trợ này, còn chính quyền địa phương clúng túng vì không thể giải ngân theo đúng kế hoạch. Người dân cần những chính sách sát hơn với cuộc sống Theo quy định, ngân sách...