Kính James Webb chính thức phá vỡ kỷ lục thiên hà xa nhất từng được phát hiện
Ánh sáng di chuyển qua cuộc hành trình hơn 13,4 tỉ năm ánh sáng trước khi đến vùng phụ cận của trái đất đã được xác nhận bắt nguồn từ thiên hà xa xôi nhất và già cỗi nhất từng được con người phát hiện.
Vị trí thiên hà xa nhất NASA
Kính không gian James Webb (JWST) vừa phá vỡ một kỷ lục mới, với sự phát hiện thiên hà JADES-GS-z13-0, tồn tại sau sự kiện Big Bang khoảng 325 triệu năm.
Kỷ lục trước đó thuộc kính Hubble hồi tháng 7, với thiên hà GN-z11 cách sự kiện khai sinh vũ trụ khoảng 400 triệu năm.
JADES-GS-z13-0 được tìm thấy nhờ vào sứ mệnh JADES do tiến sĩ Emma Curtis-Lake của Đại học Hertfordshire (Anh) và đồng sự thực hiện.
“Tôi thật sự kinh ngạc và vô cùng biết ơn vì trở thành một phần của thời khắc này”, bà Curtis-Lake chia sẻ với Đài BBC.
Năng lực phân tích quang phổ của JADES-GS-z13-0 và những thiên hà xa xôi khác có thể thực hiện được nhờ vào thiết bị quang phổ cận hồng ngoại đầy uy lực của kính James Webb ( NIRSpec) do Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) phát triển.
“Đó là điều JWST được chế tạo để thực hiện, mà thiết bị NIRSpec do châu Âu sản xuất đóng vai trò cốt lõi của mục tiêu đó”, Đài BBC dẫn lời giáo sư Mark McCaughrean, cố vấn khoa học kỳ cựu của ESA.
Ông McCaughrean cho hay cuộc tìm kiếm “ánh sáng đầu tiên” của vũ trụ cần một kính viễn vọng lớn, nằm sâu trong không gian và camera hồng ngoại cực nhạy để nhận dạng những thứ có thể là các thiên hà tỏa ra ánh sáng yếu ớt đang hình thành vài trăm triệu năm sau sự kiện Big Bang.
Kính viễn vọng James Webb truyền về ảnh hành tinh ngoài hệ mặt trời đầu tiên
Kính viễn vọng James Webb đã chụp được những hình ảnh về hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời, một lần nữa chứng minh được sự kỳ vọng của giới thiên văn học kể từ kính thiên văn được phóng lên không gian năm ngoái.
Những hình ảnh khác nhau của hành tinh HIP 65426 b do kính viễn vọng James Webb truyền về AFP
Ở vị trí cách trái đất khoảng 1,6 triệu km, kính James Webb vừa truyền về hình ảnh HIP 65426 b, một hành tinh khổng lồ khí không có bề mặt đá và không phù hợp cho sự sống như trên trái đất.
"Đó là thời khắc đánh dấu sự thay đổi, không chỉ đối với kính James Webb mà còn cho ngành thiên văn học nói chung", AFP dẫn lời giáo sư Sasha Hinkley của Đại học Exeter (Anh), trưởng nhóm nghiên cứu.
Thiết bị hồng ngoại và loại trừ được ánh sáng từ những ngôi sao của James Webb cho phép kính viễn vọng chụp được những hình ảnh trực tiếp của các hành tinh ngoài hệ mặt trời.
"Thật sự vô cùng ấn tượng khi các thiết bị loại trừ ánh sáng sao của kính James Webb cản hiệu quả ánh sáng của sao trung tâm mà hành tinh HIP 65426b đang xoay quanh", chuyên gia Hinkley đề cập trong thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 2.9.
Hành tinh HIP 65426 b có tỷ số khối lớn gấp 6 đến 12 lần so với sao Mộc, và độ tuổi khá trẻ, chỉ khoảng từ 15 đến 20 triệu năm ánh sáng nếu so với tuổi của trái đất là 4,5 tỉ năm.
Trước đó, kính viễn vọng của NASA đã chụp được những hình ảnh trực tiếp về hành tinh, nhưng không thể hiện rõ chi tiết như nhóm ảnh hiện tại.
Siêu sóng thần cao hơn tòa nhà 80 tầng từng càn quét bề mặt sao Hỏa Báo cáo đăng trên chuyên san Scientific Reports đưa ra giả thuyết về sự xuất hiện của siêu sóng thần chết chóc, càn quét khắp bề mặt của hành tinh đỏ, sau vụ va chạm với tiểu hành tinh cách đây khoảng 3,4 tỉ năm. Một hố va chạm trên bề mặt sao Hỏa NASA/JPL-CALTECH/ ĐẠI HỌC ARIZONA Dù bề mặt của sao...