“Kinh hồn bạt vía” với đặc sản sâu béo núc -”cực phẩm” ở Tây Nguyên
Những con sâu muồng béo núc, đậu chi chít trên lá cây khiến nhiều thực khách không khỏi rùng mình, khiếp sợ. Thế nhưng, đây lại là món đặc sản “tuyệt phẩm” chỉ có ở Tây Nguyên.
Mảnh đất Tây Nguyên không chỉ gây ấn tượng với cao nguyên hùng vĩ, núi non bạt ngàn mà còn hấp dẫn du khách bởi những món ngon, đặc sản “độc, lạ”.
Trong số đó không thể không nhắc tới món nhộng sâu muồng – món ăn được xem là “cực phẩm”, mỗi năm chỉ có một lần.
Sâu muồng là đặc sản ngon trứ danh ở mảnh đất Tây Nguyên nắng gió
Mùa sâu muồng chỉ kéo dài trong khoảng tháng 3, tháng 4. Đây là ấu trùng của loài sâu trên cây muồng, có màu xanh như lá cây. Với bà con Tây Nguyên, cây muồng là loại cây quen thuộc, thường được trồng để cây tiêu bám vào. Loài sâu muồng chỉ ăn lá, bám đầy trên các lá cây.
Sâu muồng không phủ trên mình lớp lông như các loài sâu thường thấy mà da trơn, di chuyển bằng cách cong thân hình lại rồi tung đầu ra phía trước.
Món ăn này có nhiều cách chế biến, khi ăn có vị béo ngậy tan chảy trong miệng
Chúng có thân mình nhỏ, lưng màu nâu vàng, hai bên mình có sọc màu nâu thẫm. Khi sâu đến mùa đóng kén thì người dân mới lên nương rẫy, bắt về chế biến các món ăn. Sâu muống bám chi chít, dày đặc trên cây, chỉ cần vạch một lá, là dễ dàng bắt được 5-7 con nhộng múp míp.
Người dân Tây Nguyên có nhiều cách chế biến món ăn ngon với nhộng muồng.
Video đang HOT
Với món nhộng muồng sống, nhộng đem bắt về được ăn với mắm ớt hoặc muối tiêu, uống kèm với chén rượu cần được ví như “đặc sản” không gì sánh được.
Nhộng có vị béo, ngọt nước, tan chảy trong miệng. Tuy nhiên, với những thực khách lần đầu thưởng thức chắc chắn không tránh khỏi cảm giác sợ hãi, rùng mình. Nếu không đủ can đảm, bạn có thể nếm thử các món nhộng muồng chế biến chín như: chiên, xào, luộc…
Cận cảnh sâu muồng khi chưa đóng kén
Để cảm nhận vị béo núc, ngọt nước, thực khách luộc chín trong những nồi nước sôi. Thưởng thức ngay khi còn bốc khói nghi ngút ta mới cảm nhận được vị đậm đà, béo ngậy của vị món nhộng sâu muồng hiếm có. Với món xào, phải để chảo thật nóng, dùng cành cây đảo sâu cho chín thật vàng, rắc một ít muối ớt chỉ thiên giã nhỏ là đã có một món ăn đậm đà của nắng gió Tây Nguyên.
Người Tây Nguyên có thể ăn sống nhộng muồng hoặc đơn giản nhất là luộc qua nước sôi bốc khói nghi ngút.
Cầu kỳ hơn, bạn có thể cho nhộng vào tẩm bột, chiên vàng với dầu ăn. Khi thưởng thức, ăn kèm với chút rau thơm, vị béo ngọt của nhộng hòa với vị giòn rụm của bột chiên, chắc chắn sẽ khiến thực khách nhớ mãi.
Trước đây, chỉ người địa phương mới biết đến nhộng sâu muồng. Sau đó, vì số lượng quá nhiều nên họ đã phân phối đi nhiều nơi để tiêu thụ. Đầu mùa, giá 1 kg khoảng 20.000 đồng, cuối mùa tăng lên thành 50.000 đồng/kg nếu bạn mua ở Tây Nguyên.
Hiện nay, đặc sản nhộng sâu muồng còn được đóng gói chuyển ra Hà Nội phục vụ thực khách, với giá khoảng 170.000 đồng/ kg.
Theo Danviet
Sởn da gà nếm thử 5 đặc sản từ sâu béo núc ở Việt Nam
Các món ăn được chế biến từ: sâu chít, sâu muồng... tuy bề ngoài có phần kỳ dị nhưng nếu đã vượt qua cảm giác sợ hãi ban đầu thì đây đều là các đặc sản thơm ngon với vị hấp dẫn riêng.
Sâu muồng - đặc sản Tây Nguyên
Sâu muồng là ấu trùng của loài sâu trên cây muồng, có màu xanh như lá cây. Ở vùng miền Trung - Tây Nguyên, cây muồng thường được trồng để cây tiêu bám vào, còn loài sâu này chỉ ăn lá muồng nên nông dân không phun thuốc trừ sâu, chờ đến khi chúng đóng kén thì thu hoạch.
Cũng giống như nhộng tằm, bạn có thể chiên, xào, lăn bột, luộc hay thậm chí ăn sống. Sâu muồng có vị bùi béo đặc trưng của các loại ấu trùng sâu, thường người dân đợi cho loài sâu này đóng kén rồi mới thu hoạch, chế biến làm thức ăn
Sâu chít - đặc sản vùng cao Tây Bắc
Sâu chít - loại công trùng xuất hiện trong thân những cây chít mọc trên rừng, được xem là đặc sản ở vùng cao Tây Bắc. Loại sâu này có thể dùng để chế biến thành các món ăn có vị bùi ngậy, thơm ngon hoặc dùng ngâm trong rượi có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực cho đàn ông và làm đẹp da phụ nữ...
Mùa sâu chít thường kéo dài khoảng 4 tháng, từ tháng 11 năm trước đến cuối tháng 2 năm sau. Hiện nay, nhiều tiểu thương lặn lội lên vùng cao Tây Bắc thu gom số lượng lớn chuyển về tiêu thụ tại các tỉnh dưới xuôi, thậm chí là vào cả TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Dân Việt
Trên thị trường 1kg sâu chít thường có giá từ 800.000 - 1.000.0000 đồng/kg. Sâu chít có thể chế biến thành nhiều món, trong đó ngon nhất là món sâu chít xào lá chanh. Vị bùi, béo ngậy và ngọt của món sâu này chinh phục bất cứ thực khách nào dù là khó tính đến đâu.
Sâu măng - món ngon khó cưỡng ở Thanh Hóa
Những con sâu bóng nhẫy, ngọ nguậy nhìn rùng mình qua bàn tay chế biến của người phụ nữ H'Mông đã trở thành món ăn đặc sản vào mùa lạnh đối với người Mường Lát (Thanh Hóa) và bất cứ du khách nào có dịp ghé qua mảnh đất này.
Tháng Chín, tháng Mười (dương lịch) là bắt đầu vào mùa "săn" sâu măng. Khi cây măng nứa đã cao quá đầu người cũng là lúc những con sâu trưởng thành vào độ béo nhất. Món ăn "kỳ dị", có vẻ rất đơn giản nhưng có giá đắt đỏ, dao động từ 300-500 nghìn đồng/kg.
Đuông dừa - đặc sản miền Tây
Đuông dừa là một loài ấu trùng của bọ cánh cứng, được sử dụng để làm nhiều món đặc sản trong ẩm thực Việt Nam. Đuông dừa luôn được giới sành ăn đánh giá cao về độ giòn, vị béo ngậy, thơm lừng độc đáo.
Đuông dừa trưởng thành tùy loại sẽ có kích thước bằng ngón tay trỏ hoặc thậm chí bằng ngón chân cái người lớn, dài chừng 3cm đến 5cm, toàn thân có màu trắng (đuông chà là) hoặc vàng nhạt (đuông dừa).
Thịt đuông dừa được chế biến thành các món nướng, chiên, xào tỏi, hấp lá chanh nhưng phổ biến nhất phải kể đến đuông dừa tắm mắm. Những người "nghiện" món ăn này cho rằng, cái thú của việc thưởng thức đuông dừa là khi nước trong con đuông dừa tràn ra, đầy vị béo, sau đó thấm vào khoang miệng, vòm họng, khiến những ai đã can đảm ăn thử sẽ bị hấp dẫn lạ lùng. Tuy nhiên, để ngăn chặn việc đuông dừa phá hoại cây cối, thu hẹp diện tích trồng dừa thì bắt đầu từ năm 2016, tỉnh Bến Tre đã có lệnh cấm kinh doanh loài côn trùng này.
Sùng đất
Không chỉ được xem là đặc sản ngon khó cưỡng, sùng đất còn được người Cơ Tu (Quảng Nam) xem là loại "xuân dược" nghìn năm tráng kiện, là vị thuốc mà đàn ông Cơ Tu tin dùng để duy trì khả năng phòng the của mình.
Thông thường, sùng đất trưởng thành vào mùa mưa, độ giữa tháng 8 cho đến hết tháng 12 (âm lịch). Cứ mỗi độ đến mùa sùng đất, người dân Quảng Nam lại tranh thủ "hái lộc" từ con vật trời cho này. Chúng thường sống ở các bãi bồi ven sông hoặc tại các vùng đất pha cát và nhiều lá mục, nơi có đất ẩm thấp ở trung du, miền núi...
Nhìn bề ngoài, sùng đất dễ khiến ta có cảm giác rùng mình. Nhưng khi thưởng thức hương vị của nó, nhiều người mới gật gù mà tấm tắc khen ngon. Có vô vàn món ngon được chế biến từ sùng đất như luộc, rang hay băm nhỏ đúc bánh xèo,... Nhưng dậy mùi và giữ được hương vị vốn có của sùng nhất vẫn phải kể đến món sùng nướng muối ớt.
Hiện thương lái đang thu mua loại côn trùng này với giá 200.000 đồng/kg.
Theo vietnamnet.vn
"Sởn da gà" với đặc sản khô thằn lằn "ngồi chễm chệ" trên bàn nhậu Những con thằn lằn được xem là nỗi kinh hoàng của chị em phụ nữ vì hình dáng đáng sợ của chúng. Tuy nhiên, thằn lằn khô lại là đặc sản mang lại nguồn thu lớn cho người dân tại một ngôi làng ở Indonesia. Indonesia có một nơi gọi là thánh địa thằn lằn, nằm ở làng Kapetakang, thuộc tiểu khu Kapetak,...