Kinh hoàng với những mánh khóe moi tiền từ mảnh đời khốn cùng
Thực tế, tội phạm bảo kê hoạt động rất nhiều trong đời sống xã hội như nhà hàng, khách sạn, mại dâm, đòi nợ… nhưng chúng đòi bảo kê cả những người mưu sinh từ rác thì quả thật, chẳng còn gì đau hơn.
Vòi bạch tuộc chuyên… “hút máu” người khốn khó
Qua tìm hiểu của PV sau khi thâm nhập thực tế thì các đối tượng bảo kê bãi rác cũng thuộc hàng “có số má” trong khu vực. Chúng tổ chức thành “băng nhóm” hoạt động theo quy trình khá chặt chẽ.
Một mặt, chúng sử dụng “tay chân” của mình là những đối tượng có tiền án, tiền sự, vô công rồi nghề nhưng thích kiếm tiền phi pháp ra tay trấn áp, moi tiền của người mưu sinh nơi bãi rác.
Mặt khác, chúng dùng tiền “mua chuộc” một số bảo vệ tại các bãi rác lớn để thu tiền “phế” của những người nhặt rác.
Câu chuyện về những người dân mưu sinh nơi bãi rác bị bọn bảo kê, “đầu gấu” thu tiền “phế” và bị trấn áp, đe dọa tính mạng đã không còn là chuyện “xưa nay hiếm”, nó thực sự là góc khuất trong những đêm dài mưu sinh của ông Nguyễn Văn Thành (quê Thọ Xuân, Thanh Hóa), người có 15 năm sống nhờ rác và gần 10 năm mưu sinh ở bãi rác Nam Sơn, thuộc huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội.
Ông Thành kể: “Hàng đêm, tại bãi rác này tập trung hàng trăm người dân mưu sinh từ rác. Nhận thấy việc bảo kê bãi rác có thể thu được những món tiền “khủng”, ngay lập tức những “đại ca” có chút máu giang hồ bắt đầu tập hợp “tay chân” để bảo kê.
Hình thức bảo kê của chúng khá tinh vi và tàn bạo. Chúng không thể tập hợp tất cả người mưu sinh từ rác ở bãi nên đã đến gặp chủ mua phế liệu trên địa bàn, “gặp gỡ” họ và yêu cầu họ cùng hợp tác với chúng.
Hợp tác được “ăn hàng” – tức mua phế liệu của chúng tôi – thì phải nộp cho chúng 2,2 triệu đồng/tháng. Sau đó, chúng đếm số lượng người đến bán rác cho các chủ và thu 30.000 đồng/đêm bới rác/người. Vì mưu sinh, chẳng còn cách nào khác, chúng tôi phải răm rắp “tuân lệnh”, nếu không, chúng đe dọa, đánh đập, thậm chí chúng cấm cửa”.
Video đang HOT
Đối tượng Độ, trùm bảo kê bãi rác Nam Sơn.
Anh Trần Văn Đức, người đã có thời gian là “tay chân” của ông trùm bảo kê bãi rác Nam Sơn tên Độ “Kim”, Đại “Nho”, nay đã rửa tay, gác kiếm kể lại: “Ông trùm” bảo kê bãi rác tính toán khá kỹ trong kế hoạch hoạt động của mình để thu lợi phi pháp cao nhất. Họ “bắt tay” với bảo vệ của bãi rác bằng hình thức mua chuộc thì ít mà ép buộc thì nhiều. Tất nhiên, nếu nhân viên bảo vệ “hợp tác” hoặc “bỏ qua” cho chúng hoạt động phạm tội thì chúng cũng “chia quà”, chứ không phải là không được gì”.
Anh Đức cũng thừa nhận, những người mưu sinh nơi những bãi rác này đều là những người cùng cực nhất của xã hội. Miếng cơm của họ kiếm được pha lẫn mồ hôi, nước mắt và sự tủi nhục. Thế mà họ vẫn bị bảo kê.
“Khi hiểu ra vấn đề, tôi từ bỏ “công việc” đếm người, thu tiền giúp ông chủ…”, anh Đức thành thật.
Đến tận nhà thu tiền bảo kê
Người dân đang nhặt rác bên trong bãi rác Tóc Tiên (ảnh Đ.Vượng).
Thông tin từ CQĐT Công an huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 4/8, đã tạm giữ Hoàng Minh Khôi (20 tuổi, ngụ ấp Tân Ro, xã Châu Pha, huyện Tân Thành) để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Theo điều tra ban đầu, ngày 29/7, Khôi đã điện thoại cho anh Nguyễn Văn Bé B. (39 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành) yêu cầu anh B. đưa 2 triệu đồng thì mới được nhặt rác mưu sinh.
Quá hoảng sợ, ngày 31/7, anh B. đã hẹn Khôi tại quán cà phê 98 thuộc Tân Tiến, xã Châu Pha, huyện Tân Thành để đưa tiền. Khi Khôi đang nhận tiền thì bị lực lượng công an bắt quả tang cùng tang vật.
Chúng tôi đã tìm về khu Liên hợp Chứa và Xử lý rác Tóc Tiên, bãi rác lớn nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Những chiếc xe tải lớn, màu xanh nối đuôi nhau đi về phía bãi rác.
Tại đây, chúng tôi được ông Lê Minh X. (58 tuổi, quê Tiền Giang), một người kiếm sống bằng nghề bới rác lâu năm cho biết: “Vì gia đình ở quê khó khăn quá, tôi đành phải đưa cả nhà nên đây mưu sinh bằng nghề bới rác. Ngày mưa cũng như nắng, tôi đều đi nhặt rác, thu nhập cao nhất được 100.000 đồng/ngày là mừng lắm rồi”.
Đối tượng Khôi, trùm bảo kê bãi rác Tóc Tiên.
Sau một hồi trò chuyện, ông X. chia sẻ: “Dân ở đây khổ lắm cậu à, đi nhặt rác không được bao nhiêu mà còn bị mấy kẻ bảo kê mang hung khí tới tận nhà đe dọa. Vợ chồng anh Bé B. (ngụ xã Châu Pha) mới tội. Nhiều hôm làm việc cực nhọc, kiếm được bao nhiêu đâu mà vẫn bị thu tiền, không biết có nhặt được gì hay không nữa. Cực chẳng đã, Bé B. phải báo công an giúp đỡ”.
Được biết, bãi rác Tóc Tiên hiện có khoảng hơn một nghìn người lao động nghèo từ mọi nơi đổ về đây nhặt rác. Họ thuê nhà trọ bên ngoài sống để đi lại cho tiện.
Lần đầu tiên đặt chân vào một bãi rác lớn như thế này, mùi hôi thối cứ thế bốc lên khiến chúng tôi cảm thấy bị đau đầu và buồn nôn. Thế nhưng, khi nhìn vào hàng trăm con người đang đứng bới nhặt từng cọng rác, có cả những người lớn và trẻ em đều tham gia công việc này, khiến chúng tôi không khỏi quặn lòng.
“Người dân nhặt rác ở đây chủ yếu là thành viên gia đình nghèo ở miền Tây lên, bên cạnh đó cũng có người dân địa bàn huyện Tân Thành. Nhặt rác cực lắm, có khoảng gần hai mươi chủ lán với hàng trăm đàn em của bọn bảo kê chia nhau quản lý. Nếu tính khoản phí hàng tháng mà khoảng hơn 1.000 người bới rác cống nạp, bọn bảo kê đã thu lợi bất chính đến vài trăm triệu đồng/tháng”, ông X. cho biết.
Xử lý theo kiểu “chả chết ai” Theo số liệu chúng tôi thống kê thì nhiều đối tượng bảo kê tại các bãi rác đã bị các cơ quan chức năng bắt giữ, tuy nhiên dư luận cho rằng, những đối tượng bị bắt này hầu hết chỉ bị xử lý ở mức độ “chả chết ai”. Do vậy, chuyện bảo kê tại các bãi rác chắc chắn chỉ tạm thời im lặng trong một thời gian nhất định rồi lại bùng lên với những hình thức “hút máu”
Đến cả giang hồ cũng phải… phỉ nhổ Giang hồ có quy luật riêng, ít nhiều những kẻ tự xưng hay được tung hô là “ông trùm” đều có khí khái rất khác biệt. Vì thế nên mới có chuyện khi được hỏi về những “ông trùm” tại các bãi rác lớn, một đại ca có tiếng tại đất Thủy Nguyên (TP.Hải Phòng) cười nhếch mép mà rằng: “Chúng chỉ là những con chuột trũi theo đúng nghĩa, ăn cả tiền nhặt rác của những người cùng đinh thì không còn gì để nói, sao có thể ví chúng là những “ông trùm” được”. Ấy vậy mà chúng vẫn sống, mà sống tốt là đằng khác, bởi chúng thấy miếng mồi nơi bãi rác quá hấp dẫn. Chúng chẳng sợ đời khinh bỉ, miễn là chúng có tiền hằng ngày, hằng tháng. Cơ quan chức năng nếu không xử lý nghiêm thì được một vài ngày là chúng lại tung hoành, những người tố cáo chúng kiểu gì cũng bị “hành” cho ra trò. Cuộc sống đảo lộn, có khi tính mạng còn bị đe dọa nữa là đằng khác.
ĐBQH Đặng Thuần Phong – Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội
Chính quyền đã tròn trách nhiệm? Không thể phủ nhận những nỗ lực của chính quyền các địa phương trong việc chăm lo cho người lao động, đặc biệt là người lao động nghèo. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một thực tế là người nghèo, người buôn bán nhỏ phải làm ăn dưới sự bảo kê của kẻ khác. Ông nghĩ sao về vấn đề này? Đó cũng là hai mặt của vấn đề. Bởi, với những phận người này, có vẻ như chính quyền ít quan tâm đến họ. Có thể họ cho rằng, những người lao động này từ các nơi đến, cũng ẩn chứa sự phức tạp về mặt đăng ký cư trú, hộ khẩu… Cuộc sống của họ nay đây mai đó, nay ở chỗ này mai chỗ khác nên chính quyền cũng ít quan tâm đến họ. Ông nhìn nhận thế nào về sự nở rộ nhiều hình thức bảo kê trong thời điểm hiện nay, từ bảo kê các tuyến xe trên đường, bảo kê các khu công nghiệp, đến bảo kê người buôn bán nhỏ, người nhặt rác…? Tồn tại hiện tượng này cho thấy vai trò quản lý của chính quyền một số địa phương chưa hiệu quả. Phải nói thẳng thắn rằng, nếu làm hết trách nhiệm, bảo kê nào sống nổi. Nhưng, nhiều khi chính quyền quan tâm đến những việc lớn hơn nên việc chăm lo đời sống cho người lao động nghèo, đặc biệt người từ nơi khác đến cư trú chưa được như mong muốn. Đôi khi, vì quá tập trung phát triển kinh tế mà thả lỏng các vấn đề xã hội. Chính quyền chưa quyết liệt, các ngành chức năng được giao nhiệm vụ đó đôi khi lại xem nhẹ việc này. Thế nên, nhiều khi “đất sống” của những đối tượng bảo kê này lại dễ hơn. Muốn khắc phục, phải đẩy mạnh hơn nữa vai trò của chính quyền, các cơ quan chức năng. Trân trọng cảm ơn ông!
Phạm Dương – Đức Vượng
Theo_Người Đưa Tin
Khởi tố giám đốc công ty vận tải sử dụng giấy đăng kiểm xe giả
Ngày 7-7, theo tin từ Công an huyện Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu), cơ quan này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng cho tại ngoại đối với ông Nguyễn Văn Phước (44 tuổi, giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phước, ngụ xã Châu Pha, huyện Tân Thành) về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo thông tin ban đầu, ngày 9-8-2014 xe ô tô biển số 72C-019.95 kéo sơmi rơmoóc 51R-5321 do tài xế Trương Công Danh điều khiển và xe ô tô biển số 57L-8693 kéo sơmi rơmoóc 51R-5788 do tài xế Nguyễn Thành Phi điều khiển, trên xe chở hàng bê tông lưu thông tuyến quốc lộ 51. Khi hai xe trên đi qua trạm cân số 62 (thuộc địa bàn xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành) thì bị lực lượng Thanh tra Giao thông (TTGT) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành kiểm tra tải trọng.
Quá trình kiểm tra, TTGT phát hiện hai giấy kiểm định cấp cho hai xe ô tô trên là giả.
Theo bị can Phước khai nhận do xe đã thay đổi kết cấu, cơi nới thêm để chở hàng nên không thể đăng kiểm. Do đó, thông qua một số tài xế, Phước đã liên lạc để nhờ làm giấy đăng kiểm xe giả để sử dụng cho hai xe của công ty mình. Hiện Công an huyện Tân Thành đang tiếp tục điều tra làm rõ.
TRÙNG KHÁNH
Theo_PLO
Hơn 130kg ba ba, lợn rừng trên xe khách bị CSGT bắt giữ Khi đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên tuyến Quốc lộ 1A ,đoạn đi qua thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, lực lượng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình đã phát hiện và bắt giữ hơn 130kg động vật hoang dã tươi sống không có giấy tờ nguồn gốc hợp lệ. Theo đó, khoảng 1h ngày 14/7, khi đang làm...