Kinh hoàng tôm, cá nuôi bằng chất tạo nạc cho nhiều thịt
Dùng chất tạo nạc (Salbutamol) trong thủy sản là hành vi mới được cơ quan chức năng phát hiện.
Tin tức trên báo Tri thức trực tuyến, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng thanh tra chuyên ngành (Bộ NN&PTNT),cho biết, mới đây, cơ quan chức năng đã phát hiện hành vi sử dụng chất tạo nạc cho thủy sản.
Ông Dũng đánh giá, dùng chất tạo nạc trong thủy sản là hành vi mới được cơ quan chức năng phát hiện. Trước đó, chất này chủ yếu được dùng cho gà và lợn ăn với tác dụng tăng trọng cho vật nuôi.
Ảnh minh họa.
Trưởng phòng thanh tra chuyên ngành (Bộ NN&PTNT) cho biết, năm 2014 và 2015, Việt Nam đã nhập khẩu 9,1 tấn Sabutamol, ngoài ra còn có những sản phẩm có chứa Sabutamol khác chưa tính đến.
Bên cạnh đó, trong quá trình thanh tra, đoàn có phát hiện hành vi công ty thức ăn chăn nuôi còn gửi kèm cho người dân chất tạo nạc thịt lợn với liều lượng cao, gấp cả chục lần mức cho phép. Trong khi đó, các thương lái vì hám lợi cũng khuyến khích người chăn nuôi tích cực sử dụng chất tạo nạc giúp lợn bung đùi, tăng trọng rồi mua với giá cao hơn lợn bình thường.
Theo ông Dũng, gần đây, khu vực Hoài Đức (Hà Nội), lợn được ăn chất tạo nạc được thương lái mua cao hơn. “Trong khi lợn thường có giá khoảng 47.000-48.000 đồng/kg thì thịt lợn có chất tạo nạc giá lên tới 49.000-50.000 đồng/kg. Đặc biệt, loại thịt này còn rất đắt hàng vì được thương lái chuộng mua”, ông cho hay.
Theo thông tin từ cuộc họp thường kỳ 12/2015, Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, tình trạng sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi còn khá phổ biến. Các công ty liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi vẫn còn buôn bán chất tạo nạc rất nhiều.
Cụ thể, trung bình mỗi ngày đường dây nóng của Bộ Nông nghiệp nhận được 20 cuộc điện thoại của người dân tố giác về các hành vi buôn bán và sử dụng chất tạo nạc, chất cấm trong chăn nuôi.
Theo thông tin mới nhất trong ngày, đoàn thanh tra của Bộ Nông nghiệp kết hợp với C49 đã tiến hành kiểm tra đột xuất một công ty sản xuất thuốc thú y ở Đồng Nai. Kết quả phát hiện công ty này có bán một thùng có chứa chất màu trắng được ghi rõ là chất Sabutamol với trọng lượng 25 kg.
Lo ngại về vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, và đặc biệt lưu ý đến hành vi mới, ông Dũng cho biết sẽ điều tra và làm rõ nguyên nhân về việc cho thủy sản ăn chất tạo nạc.
Tác hại nguy hiểm của chất tạo nạc
Video đang HOT
GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết các chất tạo nạc cho lợn thường có nguồn gốc từ nhóm B-agonist là Salbutamol, Chlebutarol. Đây là nhóm chất độc hại mà Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấm sử dụng nhiều năm nay.
“Người chăn nuôi thường pha chất này với thức ăn cho lợn trong khoảng 1-2 tháng, thậm chí là 15 ngày. Sau khi sử dụng khoảng nửa tháng, người chăn nuôi phải cho lợn xuất chuồng vì nếu không chúng sẽ thoái hóa, có thể chết. Do đó, nếu ăn phải thịt lợn chứa chất tạo nạc, người sử dụng sẽ ăn trực tiếp tồn dư các chất đó”, PGS Thịnh cho biết.
Theo vị chuyên gia này phân tích, chất tạo nạc đi vào cơ thể lợn sẽ làm máu ở phần thịt nạc dồn lên phía mỡ bên trên. Sau đó, phần mỡ này chuyển dần sang màu đỏ giống như thịt nạc, khiến nhiều người tiêu dùng lầm tưởng.
Riêng về Salbutamol, GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh vật học Việt Nam, cho hay đây là thuốc để điều trị bệnh hen suyễn với liều lượng rất nhỏ và cần sự kiểm soát chặt chẽ của thầy thuốc.
Tuy nhiên khi sử dụng trái phép trong chăn nuôi, người ta thường dùng với liều lượng cao hơn gấp 5-10 lần so với quy định, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
“Salbutamol và Clenbutarol đều được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa. Vì vậy, chất này còn tồn dư trong thịt bao nhiêu thì người sử dụng sẽ hấp thụ bấy nhiêu.
Sau môt thơi gian tích lũy trong cơ thể, người tiêu dùng sẽ bị nhiễm độc gây nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa. Trương hơp ngộ độc nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng”, PGS Thịnh khuyến cáo.
Riêng về khả năng gây ung thư, chuyên gia này cho biết hiện nay chưa có công bố chính thức về điều này. Mặc dù vậy, chất tạo nạc vẫn là hóa chất có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Dù Salbutamol (một hóa chất tạo nạc phổ biến nhất) vẫn đang được dùng trong y tế, nhưng PGS Thịnh vẫn khẳng định: “Không có nghĩa chúng được dùng trong y tế là có thể dùng để chăn nuôi. Chúng ta vẫn bán thuốc trừ sâu, nhưng không thể dùng để làm các việc khác. Do đó, người tiêu dùng cần chủ động hơn trong việc bảo vệ bản thân và gia đình”.
Cách nhận biết thịt lợn có chứa chất tạo nạc
Theo PGS Thịnh, để chọn được các loại thịt an toàn, người tiêu dùng cần lưu ý:
- Chọn thịt có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô.
- Tránh thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt.
- Thịt tươi, ngon phải có lớp mỡ có màu sáng bóng, phần nạc có độ rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn không để lại vết lõm, dính.
- Không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, chúng ta có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau để nhận biết thịt có sử dụng chất tạo nạc:
- Thịt lợn sử dụng chất tạo nạc có lớp mỡ mỏng (dưới 1 cm), da căng, mỏng bất thường, màu đỏ đậm như màu thịt bò. Lớp mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5-2 cm.
- Khi thái nếu miếng thịt mềm, không đứng vững được.
- Phần liên kết giữa phần nạc và phần mỡ tách rời rõ rệt, thường có dịch vàng rỉ ra.
- Khi ăn thường có cảm giác khô, không có vị béo của thịt.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Hàng loạt người buôn chất tạo nạc ở Sài Gòn bị bắt
Sau 2 tháng theo dõi cảnh sát đã bắt nhiều người buôn hàng trăm kg hóa chất tạo nạc trong chăn nuôi.
Lực lượng chức năng kiểm tra công ty của ông Bùi tại đường Vạn Kiếp. Ảnh: A.X
Sau gần 2 tháng theo dõi, chiều 8/12, các trinh sát Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường C49 - Bộ Công an phối hợp thanh tra Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn bắt quả tang ông Trần Văn Bùi (39 tuổi, ngụ đường Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh) đang bán 2 kg chất tạo nạc salbutamol cho Võ Văn Thanh (26 tuổi, ngụ quận 12).
Ông Bùi là giám đốc công ty thủy sản E- Birds chuyên kinh doanh chế phẩm sinh học, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 5 năm nay.
Kiểm tra nhà ông này, nhà chức trách tìm thấy một thùng nhựa sau nhà vệ sinh chứa 17,5 kg salbutamol được đậy kín. Nhãn hiệu bên ngoài ghi số chất cấm có xuất xứ Ấn Độ. Cạnh đó, nhiều hóa chất, chai nhựa, nhãn mác không có hạn sử dụng, phụ gia để sản xuất thuốc dành cho nuôi trồng thủy sản cũng bị phát hiện.
Một phần "kho" chất tạo nạc các trinh sát thu được. Ảnh: A.X
Về số chất cấm chứa trong nhà, ông Bùi khai mua thùng salbutamol 25 kg của một công ty dược trên đường Đinh Bộ Lĩnh với giá 5 triệu đồng một kg. Ông này bán được 7,5 kg thì bị phát hiện.
Một mũi trinh sát khác đã ập vào kiểm tra công ty cung cấp chất cấm cho ông Bùi nhưng các nhân viên đã đóng cửa, trốn chạy. Phải nhờ sự hỗ trợ của công an địa phương những người này mới chịu về cơ quan điều tra.
Còn Thanh cho biết làm nghề chở thuê thức ăn gia súc. Anh ta được các hộ chăn nuôi "nhờ" mua chất tạo nạc. Thấy có thể kiếm lời cao, thanh niên quê Tiền Giang dò hỏi thì biết công ty E- Birds của ông Bùi. Anh ta mua giá 6 triệu đồng rồi bán lại cho các hộ chăn nuôi ở Đồng Nai, TP HCM giá 7 triệu đồng một kg.
Cảnh sát xác định ông Bùi đã bán khoảng 200 kg chất tạo nạc ra thị trường.
Thùng xanh chứa chất cấm được Bùi giấu kín sau nhà vệ sinh được cơ quan chức năng phát hiện. Ảnh: S.H
Chiều tối cùng ngày, các trinh sát bắt thêm Nguyễn Thế Hậu (37 tuổi, ngụ Thủ Đức), Lê Minh Tuấn (48 tuổi, ngụ Phú Nhuận) và một người khác khi đang mua 5 kg salbutamol với giá 15 triệu đồng một kg của một công ty.
Theo một cán bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chất tạo nạc salbutamol được các hộ chăn nuôi ưa chuộng vì giúp heo lớn "nhanh như thổi", nhiều nạc nên được mua giá cao. Vì lợi nhuận, thời gian gần đây nhiều người chăn nuôi bất chấp để sử dụng. Mới đây, Bộ phối hợp với lực lượng công an mở đợt cao điểm kiểm tra chất cấm trên toàn quốc đến Tết Nguyên đán.
Sơn Hòa
Theo VNE
Đình chỉ kinh doanh một công ty nhập trái phép chất tạo nạc Với việc nhập khẩu trái phép một lượng lớn chất tạo nạc salbutamol, một công ty hóa dược ở Hà Nội đã bị đình chỉ kinh doanh thuốc. Ảnh minh họa Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa đình chỉ việc kinh doanh thuốc của Công ty TNHH hóa dược quốc tế Phương Đông (quận Đống Đa, Hà Nội) vì phát hiện...