Kinh hoàng thủ phạm của 9000 ca tử vong và 230 loại bệnh
Rượu bia gây ra 3,8% ca tử vong, 4,6% tàn tật trên toàn cầu, là nguy cơ thứ 2 trong cơ cấu gánh nặng bệnh tật. Ở nước ta, mỗi năm có 9.000 ca tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia.
Gần 50% nam giới Việt Nam sử dụng rượu bia TS. Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) cho biết: Rượu bia là chất có cồn, gây nghiện nên người sử dụng rất dễ lệ thuộc gây hậu quả nghiêm trọng.
Lạm dụng rượu bia khiến con người không làm chủ được hành vi gây ra nhiều nguy hiểm: tai nạn, tự tử và bệnh tật.
Rượu bia tạo gánh nặng cho nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong đó, phí tổn chi phí cho rượu bia bao gồm tiền mua rượu, bia và giải quyết những hậu quả từ rượu bia gây ra chiếm 3% – 8% GDP quốc gia.
Người Việt có xu hướng sử dụng rượu bia gia tăng
Đáng ngại là Việt Nam có xu hướng lạm dụng rượu bia ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong giới trẻ. Đây được xem là vấn đề đáng báo động trong giai đoạn hiện nay” – TS. Quang nhấn mạnh.
Bình quân tiêu thụ rượu bia bình quân/người/năm của thế giới là 6,2 lít; không thay đổi trong 15 năm qua, đạt ngưỡng bão hòa.
Việt Nam thì ngược lại mức tiêu thụ trung bình/năm của nam giới là 27,4 lít, gấp hơn 4 lần mức trung bình toàn cầu. Trong đó có tới 48,5% nam giới Việt Nam có sử dụng rượu bia.
Theo TS Quang, rượu bia là tác nhân gây ra tai nạn giao thông, trong đó, mỗi ngày 26 người tử vong, 80 người bị thương. Ngoài ra, rượu bia cũng là nguyên nhân gây ra tội phạm, bạo lực.
Thực tế cho thấy có những trường hợp chỉ vì rượu mà con rể hiếp dâm mẹ vợ; cũng chỉ vì rượu mà ông lão 70 tuổi hiếp dâm cháu bé 8 tuổi.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rượu bia khi vào cơ thể thì chỉ có 2-8% bài tiết qua mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, còn lại hấp thụ vào gan, thận; đặc biệt gan là cơ quan đón nhận đầu tiên. Chất cồn này khi vào cơ thể cũng được ưu tiên phân hủy đầu tiên.
Rượu bia không phải là đồ uống bình thường mà là loại đồ uống đã và đang gây các tổn hại cho lớn cho bản thân người sử dụng cũng như toàn xã hội.
Nó là nguyên nhân trực tiếp gây ra 30 mã bệnh và nguyên nhân cấu thành của 200 mã bệnh khác. Trong đó, nó chính là tác nhân dẫn đến ung thư vú, ung thư thực quản, vảy tế bào, tai nạn giao thông, loạn thần…
Hầu hết uống rượu … tự chế
Chung quan điểm này, Ths. Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế ái ngại cho biết: Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, khi có sử dụng rượu bia là có nguy cơ, không có ngưỡng nào là an toàn.
Thậm chí có ý kiến cho rằng, rượu vang có lợi cho sức khỏe nhưng đây là quan niệm hết sức sai lầm.
Giải thích thêm về điều này, Ths Hạnh dẫn chứng thực tế rất ít người sử dụng rượu bia điều độ (mỗi ngày uống 100ml rươu rồi đi ngủ). Trong khi đó, chất lượng rượu ở nước ta hiện chưa được kiểm soát chặt chẽ, theo quy chuẩn.
Người sử dụng chủ yếu sử dụng rượu tự chế điều này hoàn toàn ngược lại với các nước phát triển, họ sử dụng rượu bia chính thống.
Thậm chí, tiêu thụ rươu bia không chính thống gia tăng rất nhanh. “Chúng tôi từng đi một số để tìm hiểu cách sản xuất rượu của người dân như thế nào. Hiện rất ít nơi còn sản xuất truyền thống theo kiểu chưng cất mà sử dụng cồn công nghiệp.
Ví dụ ở Sơn La, người dân mua men Trung Quốc về ngâm gạo sống 2 ngày là đã có rượu uống. Ở phía nam người ta thường cho cồn vào can nước 20 lít, phơi dưới ánh nắng 8-9 tiếng là được. Tác hại của những loại rượu này rất lớn”- Ths Hạnh nhấn mạnh.
Ths. Trần Thị Trang, Vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho rằng, sử dụng rượu bia của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là bia.
Trong đó, đáng lưu ý là quảng cáo và khuyến mại tài trợ làm thúc đẩy gia tăng sử dụng rượu bia. Hơn nữa, tác hại của lạm dụng rượu bia là như nhau.
Vì thế, Vụ phó Vụ pháp chế kiến nghị cần điều chỉnh quảng cáo khuyến mại tài trợ theo nồng độ cồn, chứ không phải theo sản phẩm là bia hay rượu.
Các cơ quan quản lý không nên nghĩ bia nhẹ hơn rượu, thì tác hại ít hơn nên cho phép nhẹ tay hơn so với rượu.
Theo Tri Thức Trẻ
Những câu hỏi lớn sau vụ thảm sát ở Pháp
Vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhằm vào tòa soạn của tạp chí Charlie Hebdo đang đặt ra một loạt câu hỏi cũng như thách thức lớn đối với chính phủ Pháp và nhiều nước phương Tây, nhất là trong việc đảm bảo an toàn trước nguy cơ khủng bố đang liên tục "thay hình đổi dạng".
Giới chức Pháp hiện đang truy lùng 2 nghi phạm của vụ tấn công.
Bất ngờ, choáng váng rồi lo sợ là những cảm giác chung nhất mà người dân Pháp và châu Âu đang trải qua sau khi xảy ra vụ xả súng kinh hoàng nhằm vào tòa soạn của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo ở thủ đô Paris ngày 7/1, làm 12 người thiệt mạng.
Trong vụ tấn công này, các tay súng đã hành động rất chuyên nghiệp, từ cách ăn mặc, vũ trang, cách thức di chuyển, hành động đến ngôn từ giao tiếp. Các tay súng khủng bố hành động nhanh, gọn, cực kỳ bình tĩnh và tuân thủ chặt chẽ kỷ luật trong từng hành động. Đặc biệt, chúng sử dụng vũ khí rất thành thạo, lạnh lùng, điểm xạ chính xác và yểm trợ cho nhau chặt chẽ.
Việc các tay súng có thể tiến hành vụ tấn công khủng bố chuyên nghiệp ngay giữa lòng châu Âu như ở chỗ không người rồi sau đó rút lui nhanh gọn khiến cả thế giới giật mình. Tờ "Thời báo Tài chính" của Anh nhận định vụ xả súng khác hoàn toàn so với bất cứ vụ khủng bố nào từng xảy ra trên lãnh thổ các nước phương Tây. Chính phủ nhiều nước cũng đã lên tiếng phản đối vụ tấn công tàn bạo nhằm vào tòa báo, coi đây là hành động không thể biện minh dưới mọi hình thức.
Một cuộc truy bắt thủ phạm đang được cảnh sát Pháp ráo riết tiến hành với khoảng 300 nhân viên được tung vào cuộc. Tuy nhiên vẫn còn đó hàng loạt câu hỏi chưa có lời giải đang làm đau đầu giới chức Pháp và các nước phương Tây.
Thứ nhất, tổ chức nào đứng sau các tay súng?
Xuất phát từ những nhận định ban đầu, có thể nhận thấy cuộc tấn công chắc chắn phải có sự trợ giúp đắc lực của một tổ chức khủng bố nước ngoài. Trong bất kỳ xã hội nào cũng tồn tại những cá nhân hay tổ chức cực đoan có tư tưởng chống lại chính phủ. Ở Pháp cũng vậy. Tuy nhiên, những cá nhân hay nhóm người này chỉ có thể tiến hành các vụ tấn công đơn lẻ. Để có thể thực hiện vụ tấn công "bài bản" như trên, chắc chắn các tay súng phải nhận được sự huấn luyện và chỉ đạo cặn kẽ, thông qua mạng hoặc trực tiếp. Ngoài ra, họ còn phải tuân thủ chặt chẽ bản kế hoạch tấn công được lên chi tiết đến từng phút.
Thứ hai, phải chăng vụ việc có liên quan đến vai trò của Pháp trong liên minh quốc tế chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng do Mỹ phát động và cầm đầu?
Sau hơn 8 tháng trỗi dậy đầy tàn bạo và mở rộng mạnh phạm vi kiểm soát cũng như phương thức hoạt động, hiện IS chủ yếu vẫn chỉ tập trung ở Iraq, Syria và một số nước ở Trung Đông có lãnh thổ bị chúng chiếm giữ. Nhưng điều đó không có nghĩa IS không kích động những phần tử cực đoan ở các nước ra tay hành động. Vụ bắt cóc con tin ở Úc cách đây một tháng và vụ xả súng ở thủ đô Ottawa của Canada trước đó là những ví dụ điển hình.
Theo nhận định của một số chuyên gia, các tay súng IS hoàn toàn có thể "chỉ đạo từ xa" cho những phần tử cực đoan đang sống trong lòng các nước châu Âu hoặc những kẻ muốn gia nhập hàng ngũ IS nhưng chưa có cơ hội. Cũng không loại trừ khả năng, những kẻ thực hiện vụ tấn công được IS phái về từ Iraq hoặc Syria sau một thời gian "đầu quân" cho lực lượng cờ đen này.
Vì thế, việc IS đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhiều thành phần cực đoan trên khắp thế giới và đang có trong tay khoảng 20.000 chiến binh nước ngoài đang trở thành những thách thức lớn đối với chính phủ tất cả các nước.
Thứ ba, vụ tấn công có liên quan đến mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda hay ko?
Nghi vấn này nổi lên xuất phát từ lời khai của các nhân chứng nói rằng thủ phạm vụ xả súng nói tiếng Pháp rất trôi chảy. Một tên còn tự nhận là thành viên của al-Qaeda và đến từ Yemen.
Sau khi IS nổi lên và thâu tóm hầu hết các nhóm thánh chiến cực đoan, các thủ lĩnh al-Qaeda đã phải đánh giá lại vai trò của mạng lưới này. Là "cha đẻ" của IS, rõ ràng al-Qaeda không muốn bị "đứa con hư" liên tục vượt mặt. Vì thế, theo nhận định của cựu quan chức CIA và là chuyên gia chống khủng bố Patrick Skinner, rất có thể al-Qaeda đã tiến hành cuộc tấn công táo bạo ngay tại "thủ đô ánh sáng" của nước Pháp để lấy lại hình ảnh của mình trong cộng động thánh chiến cực đoan thế giới. "Cách thức lên kế hoạch, triển khai và đặc biệt là mục đích tấn công của al-Qaeda khác với IS", ông Patrick Skinner nói.
Đối chiếu với những hoạt động gần đây của al-Qaeda, nhận định của ông Patrick Skinner rất đáng để suy ngẫm. Trong nhiều tháng qua, al-Qaeda không chỉ củng cố quan hệ với Mặt trận Jabhat al-Nusra, chi nhánh của al-Qaeda ở Syria, mà còn kết nối chặt chẽ với nhánh al-Qaeda tại Bán đảo Arabia (AQAP). Vì thế, không loại trừ khả năng al-Qaeda đã ra lệnh cho hệ thống "chân rết" ở châu Âu lên tiến hành vụ xả súng ở Paris.
Bấy lâu nay, các chỉ huy tình báo của phương Tây vẫn lo ngại nguy cơ IS và al-Qaeda sẽ tiến hành các vụ tấn công khủng bố ngay tại "sân nhà" của họ. Mối quan ngại này ngày càng đè nặng sau khi liên tiếp xảy ra các vụ tấn công khủng bố gần đây ở nhiều nước phương Tây. Vì thế, nước Pháp hiện nay không chỉ phải nhanh chóng tỉm ra thủ phạm xả súng và thế lực đứng sau nhóm người này, mà còn phải tăng cường đối phó với những thách thức an ninh nhiều mặt đã "xông thẳng" đến thủ đô của nước Pháp, trái tim của châu Âu.
Đức Vũ
Theo Dantri
Nghi phạm khủng bố bắt cóc con tin tuyên bố sẽ "tử vì đạo" Một vụ bắt giữ con tin hôm nay 9/1 đã xảy ra tại vùng đông bắc Paris, Pháp trong cuộc truy lùng các thủ phạm của vụ tấn công tạp chí châm biếm Charlie Hebdo hôm 7/1. Thông tin mới nhất cho biết những kẻ bắt cóc tuyên bố muốn "tử vì đạo". (Tiếp tục cập nhật) Thị trấn Dammartin-en-Goele, nơi vụ bắt...