Kinh hoàng Taliban “giấu bom vào người trẻ sơ sinh” để khủng bố
Các tay súng của phong trào Taliban đã giấu bom trong người một em bé 4 tháng tuổi để tấn công một thành phố ở Afghanistan.
Trang Daily Mail ngày 26-1 đưa tin những kẻ khủng bố tìm cách giấu các thiết bị nổ vào quần áo của đứa bé rồi tìm đường vào TP Kunduz với âm mưu đánh bom. Tuy nhiên, chúng đã bị cảnh sát chặn lại khi chuẩn bị vào thành phố và 5 người, trong đó có 1 phụ nữ, bị bắt ngay lập tức.
Tờ Kabul Times đưa tin chất nổ “được giấu rất cẩn thận trong người của em bé sơ sinh”. Phát biểu về vụ việc, ông Sowita Abulrahizai, phó giám đốc của Ủy ban Nhân quyền Độc lập Afghanistan, lên án: “Sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang là hành động tàn ác và hung bạo nhất trong xã hội vì chúng bị cấm theo luật Sharia của Hồi giáo và luật pháp của đất nước”.
Em bé được cho là bị Taliban dùng làm nơi giấu bom. Ảnh: Memri JTTM
Thông tin về vụ bắt giữ được tiết lộ sau khi 6 trẻ em khác thiệt mạng trong một trận chiến gần TP Ghazni vào ngày 26-1. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra cái chết lại được đưa tin trái ngược. Các quan chức Afghanistan cáo buộc Taliban là thủ phạm còn những người khác khẳng định những đứa trẻ thiệt mạng trong trận không kích của quân đội.
Sau vụ tấn công rúng động vào khách sạn Intercontinental ở thủ đô Kabul và tổ chức Save the Children tại TP Jalalabad những ngày gần đây, tình trạng bạo lực tại TP Ghazni lại càng nêu bật số thương vong hàng ngày của người dân trên khắp Afghanistan.
Video đang HOT
Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, 2.640 dân thường thiệt mạng và 5.379 người bị thương trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2017, với hơn 1/3 là nạn nhân của những vụ giao tranh trên bộ.
Theo Bảo Hạnh (Người lao động)
Mỹ đưa vũ khí không có đối thủ đến Afghanistan để làm gì?
Vào cuối tháng 11, NATO bất ngờ thông báo không quân Mỹ đã sử dụng F-22 hiệp đồng với không quân Afghanistan để tiêu diệt 7 cơ sở chế ma túy và một trung tâm chỉ huy của Taliban ở phía bắc tỉnh Helmand của nước này. Tuy nhiên, việc lần đầu tiên triển khai "Chim săn mồi" tại Afghanistan đã gặp phải nhiều chỉ trích vì cho rằng đây là 1 hành động "dùng dao mổ trâu giết gà". Thế nhưng, ngoài tiêu diệt khủng bố, Washington còn 1 toan tính khác.
Dao mổ trâu giết gà?
3 năm trước, "Chim săn mồi" F-22 lần đầu tiên xuất hiện tại chiến trường Syria. Chiếc phi cơ chiến đấu thế hệ 5 có lợi thế về công nghệ tàng hình để qua mặt các tổ hợp phòng thủ tên lửa đất đối không ở các khu vực chiến sự. Tuy nhiên, lợi thế này lại không có "đất dụng võ" khi mà chính phủ Syria không hề có ý định bắn hạ máy bay của Mỹ, ít nhất là trước khi Nga trực tiếp tham gia vào cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước hồi giáo (IS) tự xưng. Chính vì vậy, phi cơ vốn được thiết kế để dành ưu thế trên không đã làm một nhiệm vụ tưởng chừng "trái tay": trinh sát tầm cao kiêm 1 sở chỉ huy cơ động trên không.
Trường hợp tương tự đã diễn ra khi F-22 lần đầu tiên tham chiến tại Afghanistan. Trong nhiệm vụ "chào sân" của mình, "Chim săn mồi" đã thổi bay 1 cơ sở chế tạo ma túy bằng bom cỡ nhỏ - 1 nhiệm vụ vốn thường được thực hiện bởi các cường kích hoặc các máy bay không người lái.
F-22 thả bom cỡ nhỏ GBU-39
Việc sử dụng 1 phi cơ tối tân bậc nhất thế giới cho 1 nhiệm vụ như vậy đã gặp phải nhiều chỉ trích. Với nhiều nhà quan sát, đây là 1 hành động "dùng dao mổ trâu giết gà", lãng phí nguồn lực đang có. Tuy nhiên, các quan chức trong và ngoài Không quân Mỹ đều cho rằng đây là điều cần thiết.
"Chúng tôi chọn sử dụng F-22 cho chiến dịch này bởi khả năng trang bị bom cỡ nhỏ (SDB) nhằm giảm thiểu thiệt hại không đáng có. Ngoài ra, loại bom này cũng đã được trang bị sẵn trên các máy bay F-22 tham gia chiến dịch nên không việc gì phải tháo ra và lắp vào các máy bay khác", trung úy col Damine Pickart - phát ngôn viên Bộ tư lệnh Không quân trả lời trong 1 email gửi Military.com
Về vấn đề này, tướng John Nicholson - chỉ huy lực lượng Mỹ tại Afghanistan đồng thời cũng là chỉ huy chiến dịch Hỗ trợ Kiên quyết do NATO dẫn đầu cho biết lí do mà F-22 được sử dụng là nhờ khả năng "sử dụng vũ khí chính xác."
Huấn luyện thực tế
Ban đầu, quyết định sử dụng F-22 cùng với "Pháo đài bay" B-52 Stratofortress và máy bay tấn công hạng nhẹ A-29 Super Tucanos của không quân Afghanistan có vẻ khó hiểu khi mà Taliban và lực lượng phiến quân khác trong khu vực không hề có những hệ thống vũ khí đủ hiện đại để khắc chế. Tuy nhiên, theo 1 nhà phân tích quốc phòng ở thủ đô Washington D.C, không chỉ để giảm thiểu thiệt hại, không quân Mỹ có lẽ còn muốn "thử lửa" cho những chú "Chim săn mồi" của mình.
"Giống như việc người Nga triển khai máy bay ném bom, tàu chiến và tên lửa mới nhất của họ ở Syria, chúng ta sử dụng F-22 tại Afghanistan là để huấn luyện thực tế. Cả Nga và Mỹ đều có 1 thế hệ vũ khí mới chưa hề được sử dụng trên chiến trường. Càng &'thử lửa' bao nhiêu, chúng ta sẽ biết được rõ sự khác biệt giữa chiến trường và thao trường bấy nhiêu. Việc này sẽ giúp cải thiện hệ thống vũ khí trong tương lai để đối đầu với những đối thủ xứng tầm", nhà phân tích này chia sẻ với Military.com
Máy bay ném bom Nga tấn công các mục tiêu của IS
"Khi mà nước Mỹ tham chiến, điều quan trọng không phải là chọn thứ vũ khí rẻ nhất để tiết kiệm chi phí. Cái mà chúng ta cần là sử dụng loại vũ khí hiệu quả nhất trên các chiến trường khi cần thiết."
Không thể phủ nhận rằng, không quân đang sở hữu nhiều loại máy bay có thể mang theo bom cỡ nhỏ GBU-39 như F/A-18E/F và F-15E Strike Eagle. Tuy nhiên theo Bộ Tư lệnh, hầu hết những phi cơ này đều đang bận rộn với các chiến trường khác.
"Với 1 chỉ huy, sẽ thật là ngớ ngẩn nếu không sử dụng 1 nguồn lực đang sẵn có chỉ vì nó &'quá hiệu quả'."
Theo Danviet/Mai Đại (Defense Tech)
Mỹ: Tiêu diệt toàn bộ các tay súng IS ngoại quốc ở Syria Các tay súng nước ngoài trong hàng ngũ khủng bố IS chắc chắn sẽ phải đối mặt với cái chết bởi lực lượng thân Mỹ được lệnh không bắt chúng làm tù binh, một cố vấn Mỹ cho biết. Cái chết là kết cục cuối cùng đối với những tay súng IS ngoại quốc ở Syria. Theo Daily Mail, Brett McGurk, đặc phái...