Kinh hoàng rửa rau bằng nước cống
Tình trạng rửa qua rau trước khi đưa ra chợ bán tại các ao hồ, cống rãnh đã được các phương tiện truyền thông phản ánh khiến người dân lo lắng. Tuy nhiên, mức độ bẩn đến đâu vẫn đang là câu hỏi bỏ ngỏ.
Nhiễm chất tẩy rửa cao hơn kim loại nặng
Chị Nguyễn Thu Yến (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, sau khi xem clip trên mạng và truyền hình về việc người bán rau muống tại Hà Đông và các nơi khác trước khi đưa ra chợ bán đã rửa rau bằng nước cống khiến chị thấy lo lắng.
Từ đó, mỗi lần mua rau về chị đã phải rửa lại rất sạch nhưng chị vẫn cho rằng khó loại bỏ được nguy cơ nhiễm chất kim loại nặng.
Theo ThS Dương Ngọc Bách, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường (trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN), việc rửa rau tại các cống rãnh hay ao hồ là chuyện thường xảy ra, bởi trước khi đưa ra chợ bán người ta cần nhúng nước để rau được tươi mới.
Nhiều người lo lắng về chất kim loại nặng có thể tồn tại trong rau khiến ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nhưng điều này rất ít xảy ra.
Chất kim loại nặng thường có tại các khu nước thải công nghiệp, nhà máy… Nếu người dân dùng nước để tưới, rửa dưới các hình thức khác nhau thì nguy cơ không cao do cơ chế hấp thụ của cây là lấy chất dinh dưỡng từ dưới đất lên.
Người bán thường rửa qua rau trước khi đưa ra chợ bán tại các ao hồ, cống rãnh
Tuy nhiên, điều lo lắng về hóa chất chính là chất tẩy rửa. Hiện nay, chất tẩy rửa chưa được kiểm soát tại các hộ gia đình. Đây là các chất tẩy có tính axit và kiềm, chúng được hòa tan trong nước.
Video đang HOT
Nếu rửa nước tại các ao hồ, mương nước ở thủy vực nhiều và sâu chất này thường đã được pha loãng. Còn nếu người bán hàng nào đó cố tình rửa bằng nước cống thải nước sinh hoạt thì nguy cơ cao hơn vì chưa có sự hòa tan.
“Các chất tẩy rửa như: xà phòng, nước rửa chén bát… là các chất hoạt động bề mặt làm từ các chất hóa học không tự nhiên. Các chất này được xem là độc hại và dễ dàng bám dính vào cây rau.
Khi rửa bằng nước sạch chúng sẽ bị loại bỏ một phần nào đó nhưng không hết hoàn toàn. Người ăn phải các chất này sẽ tồn dư lâu dài sinh ra các bệnh như viêm loét dạ dày…”, ThS Bách nhấn mạnh.
Rau dạng ống dễ nhiễm ký sinh trùng
Còn PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định, vấn đề rau rửa nước bẩn hiện nay cần quan tâm nhất chính là giun sán, vi sinh vật.
Nước sau khi sinh hoạt bị thải ra từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều chất bẩn, trong đó tỷ lệ giun sán, vi sinh vật rất cao. Khi rửa bằng nước này, giun sán sẽ chui vào lá, cánh, bẹ để sống. Nhất là các loại rau dạng ống như: rau muống, rau cần, rau rút…
“Các ống rau không thẳng tuột mà có các khúc, nếu rau bị dập nát khi rửa nước ao hồ, cống rãnh thì vi sinh vật, giun sán sẽ chui vào sống trong ống. Trong khi việc rửa rau tại các gia đình chủ yếu vẫn là làm sạch vết bẩn phía ngoài, vì thế giun sán vẫn nằm nguyên bên trong”, PGS.TS Thịnh phân tích.
Theo các chuyên gia, đã đến lúc cần có các cơ chế về việc sản xuất rau sạch tại các địa phương. Tránh để người bán hàng làm gian dối, coi thường người tiêu dùng.
Ngoài ra, người dân cũng cần biết cách chế biến đảm bảo an toàn bằng các cách sau: Nên chọn mua rau không bị dập nát, nhất là rau dạng ống.
Nếu rau bị dập khi chế biến nên bỏ phần dập đó đi và rửa nhiều lần. Sau khi rửa nên ngâm qua nước muối để làm sạch vi sinh hoặc sục ozon để làm sạch.
Nếu rửa rau thấy có hiện tượng sủi bọt nhiều lần dù đã loại bỏ nguyên nhân do bọt khí của nước… cần loại bỏ vì nguy cơ rau có thể bị nhiễm chất tẩy rửa cao. Không nên mua rau có màu xanh đậm hơn so với bình thường vì theo nguyên tắc rau đó thường bị bón quá nhiều phân đạm.
Theo Bee
Da lợn bẩn - Ẩn họa khôn lường
Việc sử dụng da lợn không rõ nguồn gốc, sơ chế thủ công mất vệ sinh nếu dùng để chế biến thức ăn sẽ gây hại đến sức khỏe.
Và nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm. Chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Trọng Hùng, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Bắc Ninh quanh vấn đề này.
Ông Nguyễn Trọng Hùng, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Bắc Ninh.
Các loại dịch bệnh có ở bì lợn không? Xử lý thế nào mới hết vi khuẩn gây bệnh đó? Sơ chế bì lợn theo phương pháp thủ công có hết vi khuẩn được không, thưa ông?
- Các loại vi khuẩn gây bệnh đều có ở da lợn dù số lượng có thể nhỏ hơn những bộ phận khác. Về nguyên tắc, da lợn đã sơ chế không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người ăn nếu da lợn đó không bị ôi thiu. Nếu qua các khâu xử lý đúng cách, da lợn đã được luộc chín, nhiều loại vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Vì vậy, sơ chế thủ công da vẫn có thể dùng làm bóng bì được nếu da đó đã được kiểm dịch và không bị phân hủy.
Tuy nhiên, nếu là lợn bệnh thì không nên chế biến thức ăn, nhất là da lợn "quá hạn sử dụng". Đặc biệt, da lợn bệnh còn bị thiu nếu được đem chế biến thành thức ăn thì cực kỳ nguy hiểm. Hơn nữa, ăn nhiều da lợn, lượng collagen sẽ tích tụ lại ở khớp và có thể gây nên hiện tượng thoái hóa khớp cho người.
Công nhân tay trần cầm dao bóc tách mỡ
Công nghệ sơ chế thủ công có công đoạn ngâm da lợn vào bể hóa chất tẩy trắng. Chất tẩy trẳng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người dân khi sử dụng để chế biến thức ăn, thưa ông?
- Chất tẩy trắng thực chất chỉ là ôxi già (H2O2) nằm trong danh mục chất tẩy trắng cho phép của Bộ Y tế, có tác dụng làm sạch, tẩy trắng. Khi ngâm da lợn vào H2O2, chất này tác dụng với protein, giải phóng O2 và H2O tinh khiết, đồng thời bóc lớp chất bẩn ở da. Nếu dùng đúng loại chất tẩy trắng này và liều lượng theo quy định cho phép thì không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Da lợn tươi để bao lâu thì bị phân hủy? Da lợn quá hạn sử dụng này nếu vẫn sử dụng chế biến thành đồ ăn sẽ độc hại như thế nào, thưa ông?
- Quy trình chế biến bóng bì cũng qua các công đoạn như trên. Da lợn sau khi sơ chế dùng nhiệt độ thổi phồng (thông thường 300 - 400 độC) là thành bóng bì để nấu canh. Nhưng, việc sử dụng da làm bóng bì thì ngay từ quá trình thu mua, bảo quản da sống đều phải rất nghiêm ngặt, đảm bảo không bị ôi thiu mới có thể ăn. Quá trình kiểm tra các cơ sở đều có giấy chứng nhận kiểm dịch của Chi cục thú y. Việc da lợn các cơ sở nhập về sơ chế thực tế đã bị phân hủy hay chưa, có đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh hay không chúng tôi không dám khẳng định.
Da lợn để trong một thời gian nhất định sẽ bị phân hủy. Tuy nhiên, cụ thể mức độ phân hủy còn phụ thuộc vào việc bảo quản và thời tiết. Về nguyên tắc, nếu da lợn bị ôi thiu thì dù là da lợn khỏe cũng không được phép sử dụng làm thực phẩm. Da lợn này chế biến thành thực phẩm sẽ gây hại đến sức khỏe, nguy cơ tiềm ẩn của nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người sử dụng.
Có tin cho rằng một phần da lợn sơ chế ở các lò tại Yên Phong sẽ được bán ra nước ngoài để sản xuất mỹ phẩm. Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới có công nghệ nào chế biến bì lợn thành mỹ phẩm không thưa ông?
- Chúng tôi không khẳng định được bì lợn sau khi sơ chế ở các cơ sở này sẽ làm thực phẩm, nguyên liệu làm mỹ phẩm... Dù đã yêu cầu chủ xưởng thông báo khi có xe mua hàng để trực tiếp tìm hiểu điểm đến bì lợn và mục đích sử dụng nhưng chúng tôi không nhận được thông báo nào của họ. Thành phần trong da lợn có nhiều collagen, da lợn khỏe, chế biến sạch có tác dụng nhẵn da, mịn da. Vì vậy nếu công nghệ tinh chế thì việc sử dụng da lợn làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm rất tốt. Tuy nhiên, tôi cũng chưa từng nghe đến có một công nghệ chế biến da lợn thành mỹ phẩm nào kể cả trong nước và trên thế giới.
- Xin cảm ơn ông!
Sông Cầu đang bị "đầu độc"! Các xưởng sơ chế da lợn ở Yên Phong đang trực tiếp hủy hoại môi trường do chất thải từ mỡ lợn, lông lợn thải ra đọng cặn lại hoặc tuồn xuống sông Cầu. Chưa kể, hàng ngày, hàng chục công nhân đang làm việc trong môi trường không đảm bảo an toàn về vệ sinh, tay không tiếp xúc với đủ loại vi khuẩn, hoá chất. Vì vậy, dù làm thực phẩm hay nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp đều cần phải có hệ thống xử lý chất thải trước khi xả ra môi trường. Mỗi ngày các xưởng sơ chế da lợn này xả ra môi trường hàng chục m3 nước thải tổng hợp không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Tình trạng này đã kéo dài nhiều tháng nay, "nếu tiếp tục kéo dài, không chỉ môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, sông Cầu đang bị đầu độc" - ông Nguyễn Trọng Hùng nói. Là người trực tiếp xuống kiểm tra các cơ sở sơ chế, ông Hùng cho biết: "Theo tôi, việc hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường do nước thải từ các cơ sở sơ chế bì lợn không quá khó, chỉ cần quy hoạch khu vực sản xuất, xây dựng nơi sản xuất cho đúng "xưởng", xây một bể phốt để xử chất thải là được rồi!".
Theo giadinh
Kinh người công nghệ làm trắng, nhào nặn bánh bao Những chiếc bánh bao trắng ngần, phồng xốp bày bán khắp các nẻo đường tại Hà Nội, ít ai biết rằng đằng sau đó là quy trình sản xuất mất vệ sinh và hòa trộn hóa chất tẩy trắng độc hại. Xưởng làm bánh bao ngay phía trên đống phế thải Qua một người quen, chúng tôi tìm đến cơ sở khá nổi...