Kinh hoàng quái thú dưới đáy hồ – biến dị của sinh vật đáng yêu thời hiện đại
Hóa thạch gồm hộp sọ và phần lớn bộ xương của một quái thú to như gấu đã được tìm thấy trong tầng đất sét của hồ Pinpa, phía Đông Bắc ở miền Nam nước Úc.
Hóa thạch đã được đem về thế giới hiện tại từ năm 1973, nhưng đến nay, sự phát triển của công nghệ mới cho phép các nhà khoa học tái hiện lại quái thú và tìm hiểu xem nó thuộc loài nào.
Quái thú được đặt tên khoa học là Mukupirna nambensis, 25 triệu tuổi, và thật bất ngờ, nó là họ hàng gần của loài… gấu túi, một sinh vật bé nhỏ, siêu đáng yêu của nước Úc.
Hộp sọ khổng lồ của “quái thú dưới đáy hồ” – ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Video đang HOT
Phiên bản gấu túi quái dị này nặng khoảng 143 đến 171 kg, tương đương kích thước một con gấu đen thời hiện đại. Tuy nó có mối liên quan chặt chẽ với gấu túi hiện đại, nhưng có những đặc trưng rất riêng, chưa từng tìm thấy ở bất kỳ người họ hàng nào của loài gấu túi trong lịch sử tiến hóa. Chúng có thể có cùng một tổ tiên rất lâu đời, nhưng những biến dị sinh học đặc biệt đã khiến các nhà khoa học phải tạo riêng một cây gia đình mới cho sinh vật mới được phát hiện.
Chân dung “quái thú” – ảnh đồ họa từ Peter Schouten
Nghiên cứu, đứng đầu bởi giáo sư Mike Archer từ Trung tâm nghiên cứu PANGEA thuộc Đại học New South Wales (Úc), ước tính rằng dòng họ của gấu túi ngày nay đã trải qua ít nhất 6 lần tiến hóa lớn chỉ trong vòng 25 triệu năm trở lại đây.
Gấu túi đáng yêu thời hiện đại, với thân hình chỉ tương đương một con chó – ảnh: ABC News
Quái thú này cũng là một mối liên kết quan trọng giữa gấu túi hiện đại với một nhóm thú có túi tuyệt chủng khác gọi là wynyardiids, theo tiến sĩ Pip Brewer từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu. Chưa rõ nó tuyệt chủng vào thời điểm nào.
Công trình vừa được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.
Phát hiện dấu chân của loài khủng long mới chưa từng được biết đến
Với hoá thạch dấu chân mới được tìm thấy, các nhà nghiên cứu cho biết đó là dấu chân của một con khủng long có kích thước gần tương đương với khủng long bạo chúa.
Hình ảnh mô tả về loài khủng long mới.
Dấu chân hóa thạch đã được phát hiện bởi những người khai thác than vào giữa thế kỷ XX. Nó thậm chí đã được báo cáo và được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin. Tuy nhiên, vì một số lý do, các nhà khoa học đã không nghiên cứu về hóa thạch này và nó đã nằm yên vị hàng thập kỷ trong ngăn kéo của bảo tàng.
Và người đã phát hiện ra hóa thạch đặc biệt là một nhà nghiên cứu cổ sinh học từ Đại học Queensland. Nhà nghiên cứu cho biết đó là dấu chân của một con khủng long lớn, chưa từng được biết đến trước đây. Dấu chân có chiều dài khoảng 80 cm.
"Đây là dấu chân lớn nhất mà chúng ta có của một con khủng long ăn thịt", tiến sĩ Anthony Romilio, tác giả nghiên cứu cho biết.
Theo tiến sĩ Romilio, sinh vật này thậm chí còn chưa được đặt tên, đã lang thang ở Queensland khoảng 150 triệu năm trước. Nó có đôi chân dài khoảng 3m và cơ thể dài tới 10m, nó là một trong những loài khủng long săn mồi lớn nhất thế giới. Có kích thước gần như tương đương với khủng long bạo chúa.
Đặc biệt hơn nữa, căn cứ theo những nghiên cứu có được, các nhà khảo cổ khẳng định loài săn mồi này không chỉ to lớn mà còn có kỹ năng chạy nước rút ấn tượng, đạt tốc độ lên tới 35 km/h.
Hiện tại, tiến sĩ Romilio hy vọng rằng những nghiên cứu sâu hơn trong thời gian tới sẽ giúp khám phá thêm về bộ xương của sinh vật.
Phát hiện hóa thạch loài khủng long biết bơi đầu tiên trên Trái đất Công bố trên tạp chí Nature, các nhà khoa học đã mô tả cấu trúc độc đáo của đuôi và phần phụ giống như mái chèo của loài Spinosaurus aegyptiacus là công cụ hoàn hảo cho săn bắt con mồi dưới nước. Điều này cũng cho thấy Spinosaurus aegyptiacus là loài khủng long biết bơi đầu tiên được biết đến. Cái đuôi hóa...