Kinh hoàng nhóm sĩ quan Mỹ đứng dưới vụ nổ bom hạt nhân vẫn toàn mạng
5 sĩ quan không quân Mỹ tình nguyện đứng ngay bên dưới một quả rocket hạt nhân phát nổ trên bầu trời năm 1957 để chứng minh rằng nó an toàn.
Nhóm sĩ quan Mỹ che mắt khi vụ nổ xảy ra. Ảnh: CTBTO
Trong thời Chiến tranh Lạnh, nỗi lo về các cuộc tập kích đường không quy mô lớn của Liên Xô khiến Mỹ đưa vào trang bị rocket đối không mang đầu đạn hạt nhân AIR-2 “Genie”. Quả rocket không điều khiển sẽ được bắn vào các máy bay ném bom của đối phương và tự kích nổ. Vụ nổ với sức công phá tương đương 2.000 tấn TNT sẽ quét sạch toàn bộ các máy bay trong phạm vi hàng trăm mét, theo CTBTO.
Việc sử dụng vũ khí hạt nhân để tiêu diệt máy bay đối phương đã gây ra lo ngại trong dân chúng, đặc biệt là hậu quả lâu dài của chất phóng xạ. Chính vì thế, không quân Mỹ đưa ra chiến dịch tuyên truyền, cho thấy việc kích nổ vũ khí hạt nhân trên không sẽ gây ít ảnh hưởng tới mặt đất.
Để hiện thực hóa nỗ lực này, 5 sĩ quan của không quân Mỹ đã tình nguyện tham gia thử nghiệm mang tên Plumbbob, được thực hiện tại sa mạc Nevada, Mỹ vào ngày 19/7/1957. Trong đó, một tiêm kích F-89 sẽ phóng quả rocket hạt nhân về phía mục tiêu mô phỏng phi đội máy bay địch. Vụ nổ hạt nhân sẽ xảy ra chỉ cách mặt đất khoảng 5 km.
Nhóm 5 sĩ quan bao gồm đại tá Sidney Bruce, trung tá Frank P. Ball, thiếu tá Norman “Bodie” Bodinger, thiếu tá John Hughes và Don Luttrell. Đồng hành với họ là nhiếp ảnh gia Akira “George” Yoshitake, người được giao nhiệm vụ quay phim. Cả nhóm sẽ đứng ngay bên dưới vụ nổ để chứng tỏ họ không bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ.
Yoshitake cho biết khi vụ nổ xảy ra, họ cảm thấy luồng nhiệt rất nóng, sau đó là ánh sáng chói và quả cầu lửa màu đỏ khiến bầu trời như tối đen đi. Vài giây sau, sóng âm lan từ vụ nổ tới nhóm tình nguyện. Tất cả đều ăn mừng khi thấy mình vẫn còn sống, một người trong số đó còn chia thuốc lá cho các đồng đội xung quanh.
Cuộc thử nghiệm được xem là thành công khi những người tham gia đều sống sót và không bị bệnh liên quan đến phóng xạ. Tất cả đều sống khỏe mạnh và qua đời vì lý do thông thường. Người cuối cùng trong nhóm qua đời vào năm 2014.
Video đang HOT
Theo Lã Linh (VnEpress)
Tu-95MS đánh Raqqa: Đi trước Mỹ một bước?
Không phải ngẫu nhiên Nga điều oanh tạc cơ Tu-95MS đến Raqqa trong khi các cường kích khác vẫn đủ sức thực hiện nhiệm vụ tại chiến trường này.
Theo Sputnik, mới đây không quân Nga đã đưa nhiều máy bay ném bom chiến lược từng qua thử nghiệm Tupolev Tu-95, được trang bị Raduga Kh-101 - một trong những loại tên lửa hành trình tối tân nhất của Nga, tới phá hủy các mục tiêu thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gần thành phố Raqqa, nơi được coi là thủ phủ của IS tại Syria.
Phi đội máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS, xuất kích từ sân bay quân sự trên lãnh thổ Liên bang Nga, bay qua không phận Iran và Iraq, tiến hành cuộc không kích bằng tên lửa hành trình tầm xa Kh-101 đánh vào các mục tiêu quan trọng của lực lượng khủng bố IS trong địa phận thành phố Raqqa Syria, IS tự tuyên bố là "thủ đô" của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS không kích ở Syria
Máy bay chiến lược Tu-95MS không được sử dụng thường xuyên trên chiến trường Syria do đặc tính kỹ chiến thuật hiện nay. Tu-95MS chủ yếu mang theo tên lửa hành trình tầm xa và có khả năng tiến hành các cuộc tấn công bằng vũ khí có độ chính xác cao.
Các mục tiêu bị tấn công bằng tên lửa hành trình Kh-101 là một trung tâm chỉ huy điều hành tác chiến. Theo thông tin trinh sát đường không của máy bay không người lái Nga, các mục tiêu đã bị phá hủy hoàn toàn.
Đây là lần đầu tiên Nga xác nhận việc sử dụng tên lửa hành trình Kh-101 tại Syria. Loại tên lửa mới được Nga phát triển để sử dụng trên máy bay ném bom thay thế cho mẫu Kh-55 cũ. Nó có chiều dài 7,6m, sải cánh 4,4m, đường kính 0,75m, trọng lượng khoảng 2.400kg, trong đó đầu đạn của tên lửa nặng 400kg.
Tên lửa Kh-101 sai số chỉ 10m và có khả năng bắn trúng các loại mục tiêu kích thước chỉ 2-3m, bao gồm cả mục tiêu di động. Nó có cấu trúc hệ thống dẫn đường quán tính tích hợp hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga.
Hiện có nhiều thông tin khác nhau về tầm bắn của 2 loại tên lửa này. Truyền thông Nga cho biết, tên lửa có tầm phóng tối đa lên đến 9.600 km. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự trên thế giới cho rằng, tầm phóng thực tế của nó chỉ vào khoảng 5.500km, lớn hơn một chút so với "người tiền nhiệm" Kh-55.
Đi trước Mỹ một bước?
Quân đội Syria đang thực hiện chiến dịch tấn công quy mô lớn trên hướng đông Aleppo về phía tỉnh Raqqa, sứ mệnh yểm trợ đường không của không quân Nga trở thành yếu tổ cơ bản đảm bảo cho IS không thể tăng cường binh lực chống trả trên khu vực này.
Cuộc tấn công của Tu-95MS đã khiến IS gặp khó khăn trong việc điều động lực lượng tiếp viện mới đến Aleppo và tiêu hao binh lực với số lượng lớn của IS.
Cũng có thể nhận xét rằng, trận không tập bằng tên lửa Kh-101 của Tu-95MS cũng là một cuộc diễn tập thực binh với mục tiêu là lực lượng khủng bố IS.
Giới phân tích nhận định, không phải ngẫu nhiên Nga điều Tu-95MS đến Syria trong khi các cường kích khác vẫn đủ sức thực hiện nhiệm vụ tại chiến trường này. Mục tiêu mà Moscow muốn hướng đến chính là cố gắng giải phóng Raqqa càng nhanh càng tốt.
Thứ nhất, sau khi ký một thỏa thuận với Thổ tại Al-Bab, quân đội Syria đã nhốt IS và liên minh quân sự Thổ Nhĩ Kỳ vào một nồi hầm không có lối thoát khi mà lực lượng này giữ vững thế trận bên ngoài. Việc này tạo điều kiện cho quân chính phủ phân bố lực lượng cho các mặt trận quan trọng khác, đặc biệt là mũi tấn công về phía Đông Aleppo. Do đó, Nga muốn tranh thủ thời gian này để tạo sức ép lên thủ phủ của IS.
Thứ hai, mới đây Bộ Quốc phòng Mỹ đang đề xuất điều động lực lượng chiến đấu mặt đất vào miền Bắc Syria lần đầu tiên để tăng tốc cuộc chiến chống khủng bố. "Có thể các bạn sẽ thấy lực lượng bộ binh chiến đấu trên chiến trường Syria trong một thời gian", một quan chức quốc phòng Mỹ nói với CNN.
Cũng theo CNN, một trong các tùy chọn trong kế hoạch của Lầu Năm Góc là Mỹ có thể gửi hàng ngàn binh sĩ tới Syria để hỗ trợ người Kurd chiếm thành phố Raqqa. Một khi Mỹ nhảy vào Raqqa thì tình hình sẽ trở nên vô cùng phức tạp. Moscow có thể đã lường trước được việc này nên điều Tu-95MS hành động nhằm đi trước Mỹ một bước, giành ưu thế tại Raqqa.
Thứ ba, Nga muốn chứng minh cho thế giới thấy được rằng, sức mạnh của tên lửa hành trình Kh-101 không chỉ nằm trên giấy, hay phải ngốn cả tỷ USD để khắc phục lỗi.
Tu-95MS đánh trúng mục tiêu trên địa phận tỉnh Raqqa:
Phản công toàn mặt trận
Trên các mặt trận khác, tại Dara'a, do không thể tấn công được với thương vong ngày càng gia tăng, lực lượng chiến binh thánh chiến đang rơi vào bế tắc. Quân đội Syria có thể sẽ tiến hành cuộc phản công quy mô lớn trong thời gian sắp tới.
Tại Palmyra, quân đội Syria cũng bẻ gãy được các đợt tấn công của IS, duy trì được quyền kiểm soát phía bắc địa bàn khu vực công ty Gas Hayyan trên hướng tiến về phía thành phố Palmyra.
Không còn duy trì được khả năng giành thắng lợi liên tiếp và có nguồn dầu mỏ cướp đoạt giá rẻ, IS rơi vào tình trạng thiếu hụt chiến binh và không có được nguồn vũ khí trang bị cần thiết. Những khó khăn này đang làm suy kiệt sức chiến đấu của các nhóm chiến binh khủng bố trên vùng sa mạc miền tây Palmyra.
Tại chảo lửa Deir Ezzor, không quân Nga - Syria dồn dập không kích IS trên chiến trường, đánh phá vào các vị trí tập trung quân của IS và các hoạt động cơ động chiến đấu của IS, diệt và làm bị thương hàng chục tay súng khủng bố trong đợt không kích ác liệt này.
Các cuộc tập kích đường không tập trung nhằm vào các trận địa của IS trên ngọn đồi 17 phía nam làng al-Muhandiseen gần ngọn núi Thardah. Cuộc không kích phá hủy nhiều trang thiết bị, công sự trận địa của IS, hàng chục tay súng thánh chiến bị tiêu diệt.
Theo Huy Hùng
Đất Việt
"Ác mộng" của Trung Quốc: Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân Ác mộng tồi tệ nhất với Trung Quốc có lẽ là việc Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều này có thể khiến vấn đề an ninh của Trung Quốc trở nên phức tạp hơn hiện nay rất nhiều và buộc nước này phải xem xét lại học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân cũng như tăng số đầu đạn...