Kinh hoàng nang sán dây chiếm nửa não cô bé Ấn Độ
Các bác sĩ Ấn Độ mới đây đã phẫu thuật bóc tách nang sán khổng lồ chiếm tới hơn một nửa kích thước bộ não trong đầu cô bé 12 tuổi và được cho là nang sán lớn nhất trong lịch sử y học.
Nang sán dây được cho là to nhất trong lịch sử y học.
Theo Mirror, Nita Juggi sống tại Gujarat, miền Trung Ấn Độ, đã phải chịu những cơn đau đầu trong suốt 2 năm. Trong vòng một năm qua, cô bé còn có dấu hiệu bị liệt phần thân bên phải.
Bố của cô bé, Kishor Parbat Jogi (45 tuổi) là một người nông dân, đã đưa con gái đi chữa trị nhiều nơi nhưng tình trạng của cô bé không có dấu hiệu tiến triển.
“Chúng tôi đã đưa con bé đến gặp nhiều bác sĩ nhưng có lẽ không một ai trong số họ hiểu về phẫu thuật thần kinh. Ngày qua ngày, tình trạng của Nita Juggi ngày càng xấu đi và chúng tôi cảm thấy bất lực”.
Hai tháng trước, cô bé được đưa tới gặp bác sỹ Chirag Solanki, một chuyên gia thần kinh và là bác sỹ phẫu thuật cột sống, tại bệnh viện Sterling ở Gujarat. Sau quá trình kiểm tra kỹ lưỡng và chụp cộng hưởng từ, họ phát hiện một nang sán khổng lồ trong não cô bé
Nang sán này nặng 675 g và có kích thước 12,2×11x9,8 cm. “Tôi cho rằng bọc nang này đã phát triển trong đầu cô bé cách đây 8-10 năm. Càng phình to ra, nó càng gây ảnh hưởng nhiều và khiến cơn đau đầu ngày càng dữ dội”, bác sĩ nói.
Video đang HOT
“Nang sán này to bằng một nửa kích thước bộ não, trông như một quả bóng căng phồng và rất nguy hiểm bởi nó có thể vỡ bất cứ lúc nào, khiến cô bé tử vong ngay lập tức”. Bác sĩ Solanki nói gia đình cô bé rất sốc khi biết con gái mình mang một ổ nang sán lớn đến như vậy.
Nang sán dây chiếm tới một nửa bộ não của cô bé 12 tuổi
“Họ thừa nhận môi trường ô nhiễm tại nơi sinh sống có thể là nguyên nhân khiến cô bé nhiễm sán”. Ổ nang sán do nhiễm ký sinh trùng gây ra. Chúng thường tồn tại trong cácđộng vật ăn cỏ như bò, cừu, sau đó truyền sang các loài ăn thịt như chó, mèo.
Con người bị nhiễm sán khi ăn thức ăn bị dính trứng của loài ký sinh trùng này. Cô bé Nita đã nhiễm sán từ rất lâu dẫn đến việc hình thành nang sán khổng lồ.
Quá trình phẫu thuật trong 2 giờ 30 phút, bác sĩ Solanki và các cộng sự đã bóc tách thành công ổ nang mà cô bé không gặp phải bất kỳ biến chứng nào.
Hai tuần sau ca phẫu thuật, Nita được ra viện. Bố mẹ của Nita đã phải bán nhiều của cải trong nhà để chữa trị cho con. Nhưng điều quan trọng là cô con gái đã có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Nita giờ đây cảm thấy hạnh phúc vì cô bé có thể trở lại chơi với bạn bè. Bác sĩ Solanki cho biết, mọi người nên phòng chống sán dây cho vật nuôi trong nhà. “Đó là con đường lây nhiễm gần nhất đến con người. Nếu bạn đã chạm vào một động vật đi lạc, hãy rửa tay ngay sau đó”
Theo Đăng Nguyễn – Mirror (Dân Việt)
New Zealand rơi vào tình trạng "hạn hán" tinh trùng
Từ khi đạo luật mới ra đời, New Zealand rơi vào tình trạng thiếu tinh trùng nghiêm trọng khi cầu vượt quá 4 lần cung.
Hình ảnh kêu gọi hiến tinh trùng ở New Zealand.
Khi Katheryn Heape biết rằng đã tới lúc câu chuyện cổ tích mang tên hôn nhân cần một phép màu của đứa con đầu lòng, cô đã gửi đơn xin tinh trùng.
"Kể từ khi tôi 10 tuổi, tôi luôn hy vọng có con khi tôi trưởng thành", Kathryn nói. "Tôi luôn mong mỏi được làm mẹ". Tuy nhiên, cô không biết rằng để trở thành mẹ, cô sẽ phải đợi thêm ít nhất là hai năm từ khi nộp đơn.
"Tôi không biết rằng lúc đó thiếu tinh trùng tới vậy. Đấy là điều tôi không ngờ tới. Trong thời gian chờ đợi, tôi cố gắng có con theo cách truyền thống nhưng bất thành", Kathryn chia sẻ.
New Zealand đang trải qua một đợt "hạn hán" tinh trùng trầm trọng khi số lượng hiến tinh giảm đặt gánh nặng tâm lý rất lớn lên những cô gái chờ đợi tới lượt.
Số lượng người đăng ký xin tinh trùng ở New Zealand đang gấp 4 lần nguồn cung.
"Chúng tôi biết có trường hợp bay ra nước ngoài với danh nghĩa du lịch sinh sản", bác sĩ Mary Birdsall, một chuyên gia sinh sản, nói. "Đây là tình thế rất khó khăn. Việc tuyển người hiến tinh trùng cũng đầy thách thức và với những cô gái chờ làm mẹ, gánh nặng tâm lý là không hề nhỏ".
Năm 2004, chính phủ New Zealand cấm hiến tinh trùng ẩn danh và chặn việc cấp tiền cho bất kì người nào hiến tinh trùng. Hành động này vô tình đẩy số người tình nguyện giảm "không phanh". Luật mới quy định khi đứa trẻ đủ 18 tuổi, người hiến phải công bố danh tính. Điều này cũng cản trở những nhà thiện nguyện tinh trùng.
Bác sĩ John Peek, giám đốc trung tâm sinh sản Fertility Associates, nơi hỗ trợ sinh nở lớn nhất New Zealand cho biết số lượng tinh trùng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của 80 gia đình, trong khi con số thực gấp 4 lần.
"New Zealand ở trong tình trạng thiếu tinh trùng kéo dài", Peek nói. "Tôi nghĩ rằng đợt hạn hán này sẽ còn kéo dài. Giống biến đổi khí hậu, đây sẽ là một hiện tượng không mới".
Theo Quang Minh - Guardian (Dân Việt)
Bé gái Anh 4 tuổi chiến thắng 7 khối ung thư trong cơ thể Có thời điểm khi em vừa cắt bỏ khối u thì 48 tiếng sau, một khối u mới lại mọc thế chỗ. Cole bị chẩn đoán mắc ung thư khi em được 1 tuổi. Pippa Cole từ thành phố Preston, Anh bị chẩn đoán u não khi em mới 1 tuổi. Trong vòng 3 năm sau đó, các phim chụp cho thấy em...