Kinh hoàng nạn thực phẩm bẩn ở Trung Quốc
Tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) một lần nữa trở thành chủ đề nóng với người tiêu dùng Trung Quốc khi hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra cũng như các vụ sản xuất thực phẩm bẩn bị phát hiện tại nước này trong thời gian qua.
Với hoạt động ngày càng tinh vi, những kẻ hám lời đã coi thường sức khỏe, tính mạng của con người để sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bẩn với quy mô lớn.
Cơ quan chức năng kiểm tra một cửa hàng thực phẩm.
Vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra ngày 4-5 tại huyện Tịnh Ninh, tỉnh Cam Túc khiến 56 người phải nhập viện là ví dụ mới nhất về tình trạng mất ATVSTP ở Trung Quốc. Vụ việc xảy ra tại một khách sạn địa phương, khi số bệnh nhân trên tham dự tiệc cưới bị đau bụng và tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm. Dư luận Trung Quốc cũng chưa thực sự hết bàng hoàng khi cảnh sát tỉnh Chiết Giang ngày 5-5 phá vỡ một đường dây chuyên sản xuất và bán dầu ăn bẩn ở huyện Võ Thành, TP Kim Hoa, do Lý Vệ Kiên và vợ là Từ Tiểu Thanh cầm đầu. Băng nhóm này gồm 20 đối tượng đã dùng mỡ động vật bẩn và rác nhà bếp để sản xuất dầu ăn bán cho các nhà máy sản xuất thực phẩm cũng như cửa hàng bán lẻ ở Thượng Hải, Trùng Khánh, Giang Tô từ năm 2005 đến nay. Điều tra ban đầu cho thấy, trong năm 2011 chúng đã kiếm lời khoảng 1,6 triệu USD nhờ kinh doanh dầu bẩn. Điều đáng nói, loại dầu này có thể chứa rất nhiều chất gây ung thư.
Tòa án Tối cao TP Thượng Hải cũng vừa đưa ra xét xử công khai 8 vụ vi phạm về ATVSTP và thuốc, bao gồm các tội danh như: bán thuốc giả, hàng hóa giả, kinh doanh bất hợp pháp, giả thương hiệu, bán hàng nhái… Có tổng cộng 18 bị cáo lãnh án tù từ 6 tháng đến 6 năm rưỡi, đồng thời nộp phạt từ 1.000 đến 800.000 nhân dân tệ. Cho rằng internet đã tiếp tay cho các tội phạm này bởi một nửa trong số 8 vụ bị phát hiện thực hiện hành vi gian lận qua các kênh bán hàng trực tuyến, Phó Chánh án Tòa án Tối cao TP Thượng Hải Ding Shouxing khẳng định, những vụ bê bối trong kinh doanh thực phẩm bẩn phản ánh tình trạng xuống cấp về đạo đức, thiếu nhận thức về pháp luật của bọn tội phạm. Không những thế, hàng loạt vụ vi phạm ATVSTP gần đây còn cho thấy nhiều lỗ hổng trong khâu giám sát cũng như sự quản lý yếu kém của chính quyền.
Trước tình trạng mất ATVSTP xảy ra liên tiếp trong tháng 4 vừa qua ở hầu khắp các trường học, mới đây Cục Giám sát, kiểm định và kiểm dịch chất lượng Trung Quốc (SFDA) và Bộ Giáo dục Trung Quốc phối hợp phát động đợt thanh tra ATVSTP trên quy mô toàn quốc. Kết quả cuộc điều tra khiến dư luận không khỏi giật mình khi có tới 600 căng tin trường học bị xử phạt hành chính và hơn 20.000 căng tin bị cảnh cáo về mất ATVSTP. Dự kiến trong tháng 5 và tháng 6 tới, hai cơ quan này sẽ tiến hành các đợt thanh tra mới nhằm tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong những tháng thời tiết nóng nực, đồng thời kiểm tra việc thực thi các nghị định của chính phủ về bảo đảm ATVSTP.
Để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng trước tình trạng mất ATVSTP, Chính phủ Trung Quốc đã có những bước đi cụ thể khi thiết lập các trung tâm kiểm soát ATVSTP tại 31 tỉnh, thành, 218 quận, huyện và 312 xã, phường trên quy mô toàn quốc. Theo đó khoảng hơn 100 loại sản phẩm nông nghiệp được kiểm tra với 165 điều khoản quy định về ATVSTP. Trong khi chính phủ chỉ đạo thiết lập một cơ chế kiểm tra ATVSTP dài hạn khi quyết liệt trừng phạt thật nghiêm những kẻ có tội, SFDA cũng đang chỉnh sửa quy chế sử dụng phụ gia, yêu cầu chính quyền các cấp tăng cường kiểm tra việc sử dụng chất phụ gia, kể cả thuốc kháng sinh. Tuy nhiên có một thực tế là có quá nhiều cơ quan chịu trách nhiệm đã tạo nên sự chồng chéo trong quản lý, khiến công tác kiểm tra ATVSTP ở Trung Quốc không đạt hiệu quả.
Hàng chục nhà buôn rau ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) vừa bị lực lượng chức năng bắt quả tang bán bắp cải xịt formaldehyde để giữ rau tươi lâu. Tân Hoa xã cho biết, việc xịt formaldehyde lên bắp cải đã trở nên phổ biến trong 3 năm qua, đặc biệt vào những tháng thời tiết nóng khi rau bị hỏng nhanh trong quá trình vận chuyển. Formaldehyde là loại chất khử trùng được sử dụng để ướp xác, gây kích ứng da, gây bệnh ung thư, máu trắng và có thể làm chết người nếu dùng với liều lượng lớn.
Video đang HOT
Theo Hà Nội Mới
Vụ gần 14 tấn thịt thối: Vú heo thối trở thành vú dê thơm!
Nếu không bị phát hiện, số vú heo đã hóa dòi này sẽ thành món... vú dê trên bàn nhậu. Hiện hơn ba tấn vú heo này đã được chở về kho kiểm kịch động vật Hóc Môn cất giữ để chờ xử lý vì bốc mùi hôi thối.
Ngày 10-5, ông Trảo An Hà, Trạm trưởng Trạm Thú y quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết đang tạm giữ gần 14 tấn gồm vú heo và chân gà để chờ chủ hàng đến làm việc.
Vú heo đã hóa dòi
Theo quan sát của chúng tôi, một số vú heo trong vụ xe đông lạnh 15C-024.89 do tài xế Trần Văn Chính (quê Nam Định) chở vào TP.HCM bị tổ kiểm soát và CSGT bắt giữ ngày 9-5 đã có dòi.
Hiện hơn ba tấn vú heo này đã được chở về kho kiểm kịch động vật Hóc Môn cất giữ để chờ xử lý vì bốc mùi hôi thối. Riêng số chân gà đang được lưu giữ tại kho lạnh Hoàng Phi Quân (Thủ Đức) để chờ xử lý.
Theo một thành viên trong tổ kiểm tra bắt giữ số hàng trên, khi xe đông lạnh qua cầu Đồng Nai liền rẽ vào ngã ba Tân Vạn hướng về tỉnh Bình Dương. Phát hiện biểu hiện lạ vì xe này thường ghé phúc kiểm tại chốt kiểm dịch động vật Thủ Đức nên tổ công tác bám theo và đề nghị Đôi CSGT Rạch Chiếc dừng xe để kiểm tra. Khi thùng xe được mở ra, tổ công tác phát hiện trên xe có 3,2 tấn vú heo hôi thối và hơn 10 tấn chân gà. Qua kiểm tra, trên thùng hàng thể hiện số chân gà này có xuất xứ từ Iran. Tài xế Chính cho biết ông nhân vân chuyên thuê lô hang tư Ha Nôi vao Bên xe An Sương (TP.HCM).
Ba Đăng Thi Tuyêt, Trương tram Kiêm dich đông vât Thu Đưc, cho biêt đây la vu vi pham vân chuyên san phâm đông vât trai phep co sô lương lơn, tô công tac đa lâp hô sơ đê phục vụ công tác điêu tra.
Sẽ xử lý tài xế
Theo ba Tuyêt, trong qua trinh lam viêc, ông Cao Chi Đông (Tân Binh, TP.HCM) đến và nhân mình la chu của môt tân vu heo. "Tuy nhiên, do không co giây tơ chưng minh nên cơ quan chưc năng không thưa nhân. Cơ quan chưc năng tiêp tuc lam ro chu sơ hưu lô hang" - ba Tuyêt cho biêt.
Vú heo bốc mùi hôi, đã có dòi bò. Ảnh: D.ĐÔNG
Tang vật thu được từ xe đông lạnh ngày 9-5. Ảnh: T.NHÂN
Bà còn cho biết trương hơp không tim đươc chủ hàng, ông Chinh se bi xư ly hanh chinh, đông thơi chiu moi chi phi tiêu huy. Do vây ông Chinh cân hơp tac tich cưc vơi cơ quan chưc năng.
Thiêu ta Nguyên Văn Cương, Pho Đôi trương Đôi CSGT Rach Chiêc (TP.HCM), cho biêt đa tam giư băng lai cua ông Chinh đê phuc vu công tac điêu tra gân 14 tân thit thôi.
Theo lời lái xe, chu xe 15C-024.89 (tên la Hoang) thuê ông chơ sô hang trên đên môt sô bên xe ơ TP.HCM như An Sương (Hoc Môn), Thu Đưc... Đên cac đia điêm trên, ông Chinh sẽ gọi điên thoai cho ông Hoang (09367272...) va se co ngươi liên lac lai vơi ông Chinh đê nhân hang. Trươc khi xe lăn banh, ông Hoang bao lô hang trên xe la chân ga va... ca biên.
Chúng tôi thử liên lạc theo số điện thoại mà lái xe khai. Đầu dây bên kia xác nhận mình tên Hoàng và nói chuyện rất dè dặt, canh giac đông thơi không thưa nhân la chu cua lô thit thối noi trên.
Vú heo thối sẽ lên bàn nhậu
Chi cuc trương Chi cuc Thu y TP.HCM Phan Xuân Thao cho biêt: Sau khi có kết quả kiểm tra sẽ cho tiêu hủy ba tấn vú heo theo cách đốt hoặc chôn co sư phôi hơp, giam sat cua cơ quan chưc năng đê không gây anh hương môi trương va phong lây lan dich bênh...
Với hơn ba tấn vú heo thối, một thành viên trong tổ kiểm tra khẳng định: Nếu số vú heo thối này mà lọt qua các "cửa ải", nó sẽ hiện diện trên bàn nhậu với tên gọi mới là... vú dê mà dân nhậu hay gọi là nậm sữa dê.
Xác tín điều này, một chủ quán chuyên thịt dê ở Đồng Nai cho hay: Vú dê rất hiếm nhưng nhiều quán nhậu sẽ đáp ứng hết nhu cầu của thực khách khi họ gọi món vú dê nướng, thực chất nó là... vú heo. Chủ quán cho biết thêm: "Vú heo già tương đối giống vú dê, người ta xắt ra thành lát, cho thêm dầu mè, màu, mùi lên nữa thì có trời mới phát hiện đó là vú heo!".
Chúng tôi liên lạc với anh Trương Văn Lý ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), nơi nuôi dê lớn trong nước, anh Lý cười, nói: Dân nhậu hiếm khi được thưởng thức món vú dê "xịn" mà thường là vú heo bị các quán nhậu "bùa chú" thành món vú dê. Theo anh Lý, muốn có món vú dê, phải thịt dê nái (dê dùng để đẻ con). Trước đây, giá một con dê nái dao động từ 12 đến 17 triệu đồng, giờ rẻ hơn nhưng cũng tầm trên 4 triệu đồng nên hiếm khi người ta thịt dê nái. Thường một con dê nái cho khoảng 1 kg thịt vú dê, dân nhậu bình dân ăn sao nổi. Chưa hết, Ninh Thuận đang gầy dựng lại đàn dê nên hiếm khi dê nái bị bán thịt. Còn dê cái tơ thì vú dê nhỏ xíu, có đâu tới bàn ăn của dân nhậu.
Một tay chuyên mua bán vú heo tiết lộ: Nếu vú heo bốc mùi, nó sẽ được tẩm phụ gia tạo mùi (mua ở chợ Kim Biên). Trước đó, vú heo thối sẽ được các "thầy bùa" dùng bột tẩy trắng (sodium hyposulfite) ngâm qua nước và tiếp tục xử lý bằng một loại thuốc khác để giữ cho thịt giòn, dai như... vú dê mới! "Đa phần vú dê trên bàn nhậu là vú heo" - tay này nói.
Liên quan gì với gần tám tấn thịt thối ở Bình Dương?
Mặc dù xe đông lạnh chở gần 14 tấn vú heo thối và chân gà bị bắt giữ ngày 9-5, không phải là xe 15C-031.26 cướp lại 2,2 tấn chân trâu bò thối ở hố tiêu hủy ở phường Long Bình (TP Biên Hòa, Đồng Nai) ngày 18-4 nhưng đường đi và cách thức không khác gì nhau: Xe qua cầu Đồng Nai liền rẽ vào ngã ba Tân Vạn. Khi bị bắt giữ, chỉ có tài xế, ngoài ra chủ hàng, chủ xe không có mặt. Tài xế chỉ biết đến Sài Gòn, điện thoại cho chủ xe tên Hoàng là có người nhận hàng. Đặc biệt biển số xe cùng đăng ký ở một địa phương là TP Hải Phòng nên dư luận nghi vấn có đường dây lớn vận chuyển thịt thối vào TP.HCM tiêu thụ.
Liên quan đến tám tấn thịt thối ở cơ sở chế biến lòng heo tại 21G/3E, KP Bình Đáng, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An (Bình Dương), Trạm Thú y thị xã Thuận An đã xử phạt cơ sở này 7 triệu đồng.
Theo PLTP
Hiểm họa khôn lường từ gạo không rõ nguồn gốc. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển cùng với đó là một số hệ lụy của sự phát triển. Môi trường ngày càng ô nhiễm, sức khỏe của con người bị ảnh hưởng. Các loại bệnh bắt nguồn từ việc ăn phải thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh ngày càng nhiều và phổ biến. Con người đang dần cảm...