Kinh hoàng mục kích lò mổ trâu
Nguồn gốc không rõ ràng, quy trình giết mổ và sơ chế thành phẩm không đảm bảo vệ sinh. Các sản phẩm thịt bày bừa ra nền ximăng có nhiều phân trâu vương vãi.
Chỉ còn hơn một tháng nữa là Tết nguyên đán. Thời điểm này các lò mổ tăng cường hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường. Do đó, vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở nên cần quan tâm hơn bao giờ hết.
Bên cạnh các lò mổ với quy mô công nghiệp của các thành phố lớn, nhiều lò mổ vừa và nhỏ trên khắp các vùng trong cả nước cũng ra sức hoạt động ngoài sự kiểm soát của các cơ quan chức năng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Toàn cảnh lò mổ trâu của một gia đình trong thôn
Phúc Lâm là làng mổ trâu có từ lâu. Ở đây hầu hết các hộ gia đình đều sống bằng nghề mổ trâu bò. Tuy chỉ là một thôn nhỏ song mạng lưới cung cấp sản phẩm lại phủ rộng khắp các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… và nhiều tỉnh thành lân cận khác.
Hoạt động giết mổ trâu bò của các hộ gia đình ở đây chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Quy mô lò mổ nhỏ do vậy việc đầu tư hạn chế. Thêm vào đó, làng Phúc Lâm vốn ở nông thôn nên việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm dường như không có.
Mỗi ngày một lò mổ hộ gia đình như thế này cho ra thị trường khoảng 20-40 con trâu, bò. Tính ra cả làng đến vài trăm con. Phần lớn số trâu, bò thịt ở đây đều được vận chuyển từ biên giới phía Bắc, trong đó có một phần nhỏ từ các hộ chăn nuôi vùng phụ cận.
Nguồn gốc không rõ ràng, quy trình giết mổ và sơ chế thành phẩm không đảm bảo vệ sinh. Các sản phẩm thịt bày bừa ra nền ximăng có nhiều phân trâu vương vãi. Phần nội tạng được tẩy trắng bằng cách ngâm chung với vôi trong một khoảng thời gian. Tiết trâu và các sản phẩm ít có giá trị khác được sơ chế qua loa. Mỡ đun sôi để nguội thành từng khối lớn và xếp thành chồng cao vút trong những gian bếp chật hẹp… Những sản phẩm này sau đó sẽ được chở đi các nơi có nhu cầu tiêu thụ.
Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại được tại một lò mổ ở thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang:
Video đang HOT
Tết cổ truyền đang đến gần, nhu cầu của thị trường rất lớn. Vì vậy vấn đề kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải mạnh mẽ, gắt gao hơn để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Thiết nghĩ những cơ sở nhỏ, những lò mổ kiểu hộ gia đình như thế này rất cần các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và giám sát quy trình bắt, giết, mổ chặt chẽ hơn.
Đây không chỉ là vấn đề thực phẩm mà nó còn ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sinh thái và môi trường sống của cư dân trong khu vực.
Theo Tuoitre
Kinh hoàng mứt Tết thủ công!
Đến hẹn lại lên, nhiều tuần qua, các khu vực làm mứt Tết thủ công trên địa bàn TP HCM lại hoạt động tấp nập để chuẩn bị nguồn hàng tung ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Và vẫn là "chuyện cũ" nhưng không thể không nói: Tình hình sản xuất không bảo đảm vệ sinh đang tràn lan khắp nơi.
Chuột, ruồi và hóa chất...
Ngày 17/12, chúng tôi có mặt tại khu vực cư xá công nhân đường sắt (phường 1, quận 3 - TP HCM). Tại đây có cả chục hộ làm mứt, chỗ nào cũng trong tình trạng tạm bợ, nhếch nhác, mất vệ sinh. Nguyên liệu đem về liên tục đổ đống choáng cả lối đi chật hẹp; người thì gọt, ngâm; kẻ tìm chỗ phơi, vô bao khá nhộn nhịp.
Một hộ làm mứt me chiếm hết mặt đường hẻm, mọi hoạt động cắt gọt, tách vỏ, ngâm me đều tại mặt đường đầy nước bẩn. Mùi nước cống hôi thối bốc lên nồng nặc; chuột từ trong nhà, dưới cống chui lên chạy qua chạy lại, thậm chí bò cả lên đống mứt. Thấy chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp thì ngay lập tức có năm, bảy thanh niên "bu" lại như sẵn sàng "bạo động"...
Sản xuất mứt trong một ngõ hẻm tại khu cư xá công nhân đường sắt, quận 3 - TP HCM
Tại một hộ làm mứt mãng cầu cũng trong khu vực này, nguyên liệu đã được bóc hết vỏ đổ thành đống mặc cho bụi, ruồi bám. Một vài người thợ đang xúc mãng cầu cho vào xô ngâm chung với nước có màu đục trông rất dơ bẩn và dùng tay trần vò trộn rồi vớt ra đổ lăn lóc dưới lòng đường...
Tại một hộ làm mứt bí, khoai lang trong một con hẻm trên đường Âu Cơ (quận Tân Bình), tình hình cũng tương tự. Các công đoạn sản xuất đều diễn ra ngay một con hẻm nhỏ. Nguyên liệu làm mứt được ngâm trong những thùng phuy lớn bốc mùi nồng nặc. Một số nguyên liệu đã được ngâm tẩy xong được đổ ra phơi la liệt trong con hẻm cũng như trên mái nhà; ruồi, kiến bu đầy...
Quản lý còn... chờ
Các hộ làm mứt trái cây ở khu vực quận 6, Tân Phú, Tân Bình đều có điểm chung là các loại mứt chùm ruột, tắc, sơ ri, cóc... đều được tẩm màu lòe loẹt. Chúng tôi tỏ thái độ e ngại loại mứt có màu sắc sặc sỡ này thì một chủ làm mứt tại quận 6 trấn an: "Yên tâm đi. Có màu nhiều mới dễ bán. Tết năm nào cũng có người đến nhà đặt mua cả tấn. Ngay một số công ty bánh kẹo còn đến yêu cầu "gia công" cho họ nữa là"...
Ông Lê Hữu Tâm, từng là chủ một cơ sở làm mứt lâu năm ở quận 6, tiết lộ: Mấy loại mứt bí, mãng cầu cần có màu trắng để dễ tiêu thụ nên người làm thường sử dụng thuốc tẩy. Còn mứt trái cây, mứt dừa với màu xanh, đỏ, vàng sặc sỡ cũng toàn dùng màu công nghiệp mua ở chợ Kim Biên với giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với hàng được phép sử dụng...
TS Phạm Thành Quân, Trưởng Khoa Kỹ thuật hóa học Trường Đại học Bách khoa TP HCM, cho biết bánh mứt có màu sắc lòe loẹt phần lớn là do sử dụng màu công nghiệp. Màu công nghiệp thường chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng dễ dẫn đến bệnh ung thư cho người sử dụng...
Để tìm hiểu công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tại các lò mứt thủ công, chúng tôi liên hệ với Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM thì được trả lời cơ quan này không kiểm tra các cơ sở sản xuất mà chỉ có nhiệm vụ tập huấn và khảo sát đánh giá các cơ sở để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Tương tự, một số trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện cũng cho biết là không có chức năng kiểm tra, xử lý các cơ sở này...
Nguyên liệu làm mứt để cạnh đường đi trong môi trường mất vệ sinh
Phòng Thanh tra Sở Y tế TP HCM thì cho rằng do trên địa bàn có cả ngàn cơ sở sản xuất, một mình thanh tra sở không thể nào kiểm tra xuể nên phải phân cấp cho các quận, huyện kiểm tra các cơ sở nhỏ trên địa bàn. Còn theo thông tin từ các phòng y tế quận, huyện, hằng năm, họ đều có kế hoạch kiểm tra nhưng thời điểm này chưa sản xuất nhiều nên phải cận Tết mới ra quân...
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, việc sản xuất mứt Tết thủ công đã diễn ra cả tháng nay và hiện đã vào giai đoạn "nước rút" để kịp thời gian giao hàng, bỏ mối đi các nơi. Nếu để đến giai đoạn cuối mới kiểm tra thì dù có phát hiện vi phạm cũng không xử lý được gì nhiều do hàng hóa đã được tung ra thị trường tiêu thụ.
Mứt xá Trung Quốc về nhiều Theo Chi cục QLTT TP HCM, các loại trái cây khô được nhập theo dạng hàng xá với số lượng lớn đang tràn về thị trường TP HCM. Nguồn hàng này có chất lượng rất kém, thậm chí nổi nấm mốc, bốc mùi hôi. Một số cơ sở trong nước nhập về đóng gói để bán ra các chợ cũng như bỏ mối đi các tỉnh. Dạng mứt thành phẩm thuộc hàng xá nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc cũng về khá nhiều. Qua kiểm tra cho thấy nhiều loại không bảo đảm chất lượng, thậm chí có bao mứt đã bị chuyển màu mốc xanh.
Theo Người lao động
Ghê rợn chuyện lấy nước cống để... tưới rau Xung quanh cánh đồng rau là hàng chục điểm nắp cống bị bật tung, để lộ ra những hố nước đen sì... Nếu không tận mắt chứng kiến cảnh người dân đặt máy bơm hay gánh nước từ cống ngầm tưới ruộng rau thơm, hành ống... thì ít ai biết rằng rau ở đây đang được trồng bằng nước thải. Không chỉ Bắc...