Kinh hoàng “mốt” đem vũ khí ra đường của giới trẻ
Hầu như đêm nào qua tuần tra, kiểm soát, lực lưỡng cảnh sát cơ động cũng phát hiện từ 3 đến 5 vụ tàng trữ, sử dụng vũ khí thô sơ, vũ khí tự tạo và công cụ hỗ trợ. Rõ ràng, đây là hiện tượng đáng báo động trong giới trẻ hiện nay.
Mỗi năm phát hiện hàng ngàn đối tượng tàng trữ vũ khí thô sơ trái phép
Mang vũ khí ra đường làm gì?
Theo thống kê của Trung đoàn CSCĐ – Công an TP Hà Nội mỗi năm phát hiện hàng ngàn đối tượng tàng trữ vũ khí thô sơ trái phép, thu giữ vài trăm dao, kiếm, mác các loại.
Một câu hỏi đặt ra, đối tượng nào thường sử dụng vũ khí? Trước hết, phải khẳng định đó là những người không hiền lành, lương thiện. Bởi nếu là người lương thiện thì không thể sắm dao, kiếm, hay súng để phòng vệ…
Video đang HOT
Theo cơ quan công an, đối tượng sử dụng vũ khí toàn là đám thanh niên côn đồ, ăn chơi, đua đòi… Các thanh niên này khi mang theo hung khí, gặp những va chạm nhỏ trên đường, hoặc đôi khi chỉ là cái nhìn bị coi là “nhìn đểu”, lập tức dùng vũ khí mang để gây thương tích hoặc cướp đi mạng sống của người khác một cách manh động, không đáng có. Có nhiều đối tượng khi bị phát hiện còn dùng vũ khí liều lĩnh tấn công lực lượng cảnh sát…
Hầu hết các đối tượng khi bị phát hiện mang vũ khí theo người đều đưa ra lý do là để “phòng thân”. Đây là lý do không có cơ sở, vì nếu ai ra đường cũng mang theo hung khí để phòng thân, giải quyết mâu thuẫn bằng dao kiếm… thì xã hội sẽ mang đậm sắc màu bạo lực, không còn kỷ cương pháp luật.
Không những thế, các đối tượng còn hình thành băng nhóm, chúng gom lại rất nhiều dao, kiếm, hung khí tự chế để khi có việc là mang ra phân phát cho nhau đi… chiến. Băng nhóm nào muốn “nổi” thì phải có nhiều vũ khí và càng lạ càng có giá…
Luật còn kẽ hở và chưa đủ tính răn đe
Trước mức độ nguy hiểm của việc đem theo vũ khí như vậy, song khi phát hiện được đối tượng mang vũ khí rất nhiều trường hợp cũng chỉ tạm giữ, tịch thu tang vật rồi… cho về mà không xử lý được cả về mặt xử phạt hành chính, vì không chứng minh được đối tượng mang theo vũ khí với mục đích gì? Đây chính là hạn chế trong việc ngăn chặn tình trạng thanh niên tàng trữ, sử dụng vũ khí.
Để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tàng trữ, sử dụng vũ khí, ngày 12/7/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Tại Nghị định này, mức xử phạt hành chính đối với hành vi tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hằng ngày thì mức phạt đã tăng lên từ 2 đến 5 triệu đồng. Song phải chứng minh đối tượng mang theo các loại vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ nêu trên nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.
Với quy định như vậy, thì những trường hợp thanh niên mang theo vũ khí trong người để “phòng thân” là “không bị xử lý”. Phải chăng quy định như vậy luật chưa đủ tính răn đe đối với những trường hợp tàng trữ, sử dụng vũ khí…
Ngoài ra, Điều 230 Bộ luật Hình sự cũng chỉ quy định phải chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật thì mới bị xử lý hình sự. Song trong thực tế, tội phạm hình sự đang sử dụng rất nhiều súng tự tạo (súng bắn đạn ghém, súng col quay…) và các loại hung khí khác như dao, kiếm, đao, dáo, mác… vào việc gây án giết người, cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, khi bị bắt giữ về việc tàng trữ, mua bán thì chỉ bị xử lý hành chính. Đây là kẽ hở cho tội phạm lợi dụng để tàng trữ và sử dụng các vũ khí, công cụ hỗ trợ …
Có thể nói, muốn phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng thanh niên tàng trữ, sử dụng vũ khí chỉ có thể là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cả xã hội. Gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc trang bị kiến thức pháp luật, từ đó giúp com em mình thấy được điều đáng làm, điều không nên làm. Mặt khác, chính bản thân mỗi chúng ta cũng cần nhận thức rõ những hậu quả khôn lường đi kèm với những hành động nông nổi, thiếu suy nghĩ của mình… và từ đó biết kiềm chế bản thân không gây nên những điều đáng tiếc có hại cho bản thân và cho xã hội.
Theo VNMedia
Mang dao theo người, gây án manh động
Dù đã có nghị định xử phạt của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an về tăng cường quản lý và xử lý nghiêm hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí thô sơ (VKTS), nhưng số vụ tàng trữ, sử dụng VKTS mà Trung đoàn CSCĐ - CATP Hà Nội phát hiện qua mỗi đêm tuần tra ngày một tăng.
Số vũ khí thô sơ thu giữ được. Ảnh minh hoạ
Đi chơi cũng mang đao, kiếm
Thống kê của Trung đoàn CSCĐ-CATP Hà Nội cho thấy, từ tháng 1 đến nay, qua tuần tra kiểm soát đã phát hiện 316 vụ, với 441 đối tượng tàng trữ VKTS trái phép, thu giữ 305 dao, kiếm các loại. Trong đó, nhiều vụ qua phát hiện đã ngăn chặn được những hậu quả xấu xảy ra do mâu thuẫn cá nhân hoặc đối tượng mang theo hung khí đi cướp tài sản. Đơn cử, 23h45 ngày 15-3, tổ tuần tra Đại đội 1, Trung đoàn CSCĐ-CATP làm nhiệm vụ tại phố Đại La, quận Hai Bà Trưng đã phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng Dương Văn Dũng và Nguyễn Văn Điệp cùng trú ở quận Hoàng Mai tàng trữ 1 thanh đao, 2 dao tông, 3 dao chọc tiết lợn, 5 tuýp sắt dài. Tại cơ quan điều tra, 2 đối tượng khai mang VKTS đi giải quyết mâu thuẫn.
Ban chỉ huy Trung đoàn CSCĐ cho biết, hầu như đêm nào tuần tra, các tổ công tác cũng phát hiện được 4-5 vụ tàng trữ, sử dụng VKTS, công cụ hỗ trợ. Rõ ràng đây là một hiện tượng rất đáng báo động trong giới trẻ. Khi có hung khí trong người chỉ cần một mâu thuẫn nhỏ hay chỉ là cái nhìn vô tình được coi là "nhìn đểu", "thấy ngứa mắt" hoặc muốn thể hiện bản lĩnh, lập tức VKTS trở thành hung khí gây thương tích hoặc cướp đi mạng sống của người khác một cách manh động, không đáng có.
Trước đây, việc phát hiện đối tượng tàng trữ, sử dụng VKTS chỉ giới hạn trong khu vực nội thành. Trước tình hình các khu vực ngoại thành có nhiều phức tạp, Trung đoàn CSCĐ đã thành lập Đại đội 16 đóng quân trên địa bàn huyện Mê Linh làm nhiệm vụ phối hợp cùng CAH Mê Linh đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Chỉ trong vòng gần 1 tháng đi vào hoạt động, Đại đội 16-CSCĐ đã liên tiếp bàn giao cho CAH Mê Linh những thanh thiếu niên đi chơi vào thời điểm đêm khuya, có mang theo VKTS, công cụ hỗ trợ. Thực tế trên cho thấy, khu vực ngoại thành địa bàn rộng lại có nhiều khu đất trống, lực lượng CAH thiếu nên việc tuần tra kiểm soát vào đêm khuya còn nhiều hạn chế. Trong khi, hiểu biết về pháp luật của nhân dân chưa cao, cộng thêm ảnh hưởng quá trình đô thị hóa nên một tầng lớp thanh niên bỏ học sớm, thường xuyên tụ tập, ăn chơi và coi mình có nhiệm vụ đặc biệt là "bảo vệ gái làng"...dẫn đến xảy ra những cuộc hỗn chiến mà dao, kiếm mang theo "phòng thân" được sử dụng hiệu quả trong việc truy sát đối phương.
Chế tài chưa đủ mạnh
Ngày 12-7-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội. Tại Nghị định này, mức xử phạt hành chính đối với hành vi tàng trữ, cất giấu trong người, đồ đạc, phương tiện giao thông các loại dao búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày thì mức phạt từ 2 đến 5 triệu đồng. Song cái khó lại là phải chứng minh các đối tượng mang theo VKTS và công cụ hỗ trợ nêu trên nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.
Lực lượng CSCĐ khi làm nhiệm vụ phát hiện đối tượng mang vũ khí thô sơ thì bàn giao cho công an địa phương xử lý nhưng việc tạm giữ đối tượng để xác định mục đích đem theo VKTS là khó thực hiện nên thường chỉ cảnh cáo, thu giữ tang vật rồi cho về. Với những quy định như vậy, việc một số thanh niên mang VKTS trong người để "phòng thân" khó có thể xử lý. Một số đối tượng lưu manh, côn đồ lợi dụng điểm này để tàng trữ và sử dụng VKTS, nếu bị phát hiện cũng chỉ phải nộp phạt. Vì vậy, tình trạng thanh thiếu niên tàng trữ, sử dụng vũ khí thô sơ khi ra đường ngày càng tăng, kéo theo ngày càng nhiều các vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn Hà Nội. Ngay cả những cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ dù được trang bị kỹ về vũ khí và công cụ hỗ trợ nhưng khi yêu cầu các đối tượng cho kiểm tra hành chính, nhiều đối tượng đã dùng VKTS tấn công lại lực lượng làm nhiệm vụ.
Như vậy, việc tàng trữ vũ khí thô sơ đang ở tình trạng báo động như hiện nay, an ninh trật tự xã hội bị đe dọa, nhiều bộ phận thanh thiếu niên chưa đủ nhận thức dễ phạm tội thì việc siết chặt quản lý các loại VKTS sẽ ngăn được những vụ án đau lòng. Nhân dân sẽ không phải sống trong tình trạng bất ổn, lo sợ "tai bay vạ gió" từ những kẻ côn đồ.
Theo ANTD
Vụ ba cái chết bất thường trong vuông tôm: Chủ vuông tôm trả lời quanh co! Bà vuông tôm cho rằi bị nghi cht trong vuông tôm hip dâm con bà, bị bà khố? Sau khi Phạm Miu mất tích và mọi ngưi phát hiện xác một ngưi cht rũ trong tư th treo cổ trong vuông tôm, nhữi trong giau tit lộ nhu chuyện không ng tạiây như: Vợ chồng vuông tômp buộc mấy anh em Hiu hà...