Kinh hoàng khi giải mã “hoạt động săn bắt lớn nhất của loài người”
- Theo hãng tin Daily Mail (Anh), con người đã giết hơn 2,9 triệu con cá voi trong vỏn vẹn một thế kỷ qua vừa qua.
Đây là ước tính quy mô toàn cầu đầu tiên về số lượng cá voi bị giết bởi nền “công nghiệp” săn bắt cá voi của thế kỷ 20.
Các nhà khoa học ước tính rằng, từ năm 1900 đến 1999, có 276.442 con cá voi bị giết ở Bắc Đại Tây Dương, 563.696 con bị giết ở Bắc Thái Bình Dương, và 2.053.956 con ở phía Nam bán cầu.
Theo Robert Rocha, giám đốc khoa học ở Viện bảo tàng Cá voi New Bedford, người đứng đầu nghiên cứu, dựa trên sinh khối (tổng khối lượng sinh vật), săn cá voi là hoạt động săn bắt lớn nhất của loài người.
Ông đã thống kê con số này cùng những nhà nghiên cứu đồng nghiệp là Phillip Clapham và Yulia Ivashchenko của Cục Nghề cá biển Quốc gia ở Seattle, Washington (Mỹ).
Video đang HOT
Loài người đã giết 2,9 triệu con cá voi trong thập kỷ trước trong “cuộc săn lớn nhất của lịch sử loài người”
Cuối thế kỷ 19, tàu hơi nước thay thế cho thuyền buồm, đi vòng quanh khắp thế giới và giết lượng cá voi khổng lồ với lao móc phát nổ. “Từ năm 1900 đến khoảng giữa 1962, số lượng cá nhà táng bị giết bởi các phương pháp đánh bắt cá công nghiệp tương đương với con số của cả hai thế kỷ 18 và 19″, nghiên cứu cho biết.
“Đáng ngạc nhiên là kỳ tích này tiếp tục lặp lại từ 1962 và 1972. Tổng số cá voi bị giết thật sự là con số khổng lồ”, Stephen Palumbi, nhà sinh thái học biển ở Đại học California (Mỹ) nhận xét. Những nhà nghiên cứu đã tìm ra con số này sau khi tiến hành các cuộc phỏng vấn với những người săn cá voi trước đây của Liên Xô và một số nhà nghiên cứu khác. Họ tổng hợp thông tin ấy với báo cáo của nền công nghiệp cá voi. Trong hàng trăm năm, con người đã săn cá voi để lấy dầu thắp đèn và nến, hoặc dùng để bôi trơn máy móc. Ngày nay, vài nơi giết cá voi để bán thịt chúng lấy tiền. Theo tiến sĩ Howard Rosenbaum, giám đốc của Chương trình Bảo tồn quần thể cá biển khổng lồ hoang dã, con số này có thể vẫn là “còn thấp hơn thực tế”. “Câu hỏi đặt ra là, với tình trạng của đại dương và trạng thái của cá voi ngày nay, số lượng cạn kiệt (nguồn thực phẩm – NV) thì chúng có thể hồi phục như trong lịch sử hay không?”
Một lệnh cấm săn cá voi toàn cầu vào năm 1986 đã làm giảm số lượng cá voi bị giết. Nhưng con số cá voi hiện tại đang bị đe dọa vì những thách thức hiện đại hơn, như thiết bị định vị tàu ngầm quân sự, tàu lớn hơn, và biến đổi khí hậu.
Báo cáo cho biết số cá nhà táng đã giảm xuống còn 1/3 so với tổng số cá voi trước đây. Và cá voi xanh đã cạn kiệt đến 90%. Một số loài đã bắt đầu hồi phục, nhưng những loài khác, như cá voi đầu bò ở Bắc Đại Tây Dương thì hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Bích Thảo
Theo_PLO
Biểu tình lan rộng tại nhiều thành phố lớn ở Mỹ trong ngày thứ 2
- Hàng trăm người dân Mỹ ở các thành phố lớn đã tràn xuống đường phản đối việc tha bổng một cảnh sát da trắng bắn chết thiếu niên da màu ở Ferguson, bang Missouri cách đây 3 tháng.
Theo tin tức từ AP, Thống đốc bang Missouri đã huy động 2.200 binh sĩ thuộc lực lượng Vệ binh quốc gia đến thị trấn Ferguson để đối phó với làn sóng biểu tình đang lan rộng. Trước đó, 700 lực lượng Vệ binh quốc gia đã có mặt ở thị trấn nhưng không thể đảm bảo tình hình An ninh trật tự.
Đám đông biểu tình đổ xuống Quảng trường Thời đại, New York, để đòi công lý cho nạn nhân bị cảnh sát bắn chết.
Biểu tình đã biến thành bạo động ở thị trấn Ferguson do người dân phẫn nộ trước việc tòa tuyên trắng án với cảnh sát bắn chết thanh niên da màu không mang vũ khí.
Các cuộc biểu tình diễn ra hòa bình tại thành phố New York, Seattle, Oakland, California, và đặc biệt là tại thị trấn Ferguson, bạo động đã nổ ra giữa cảnh sát và người biểu tình.
Tại Oakland, những người biểu tình đã đốt xe cảnh sát. Tình trạng cướp bóc cũng diễn ra ở nhiều nơi. Cảnh sát đã phải bắt giữ 43 người.
Theo thống kê, có khoảng 20 tòa nhà, trong đó có một tiệm bánh Piza đã bị đốt phá. Cảnh sát đã phải bắn hơi cay để giải tán người biểu tình quá khích. Khoảng 61 người đã bị bắt giữ tại thị trấn Ferguson.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon yêu cầu người biểu tình ở Ferguson và các nơi khác kiềm chế để tránh xảy bạo lực, yêu cầu giới chức tạo thuận lợi cho biểu tình ôn hòa. Tổng thống Mỹ Barack Obama bày tỏ lo ngại sâu sắc và thất vọng trước tình trạng bạo lực. Ông đề nghị các bên liên quan thiện chí hợp tác để cải thiện tình hình.
Đám đông biểu tình đổ xuống Quảng trường Thời đại, New York, để đòi công lý cho nạn nhân bị cảnh sát bắn chết.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Biểu tình lan rộng tại nhiều thành phố của nước Mỹ Hơn 2.200 lực lượng vệ binh quốc gia địa phương đã được điều động tại Missouri để đối phó với người biểu tình. Các cuộc biểu tình phản đối phản đối việc tòa tuyên trắng án một cảnh sát bắn chết thanh niên da màu không có vũ trang hồi tháng 8 tại Mỹ đang lan rộng tại nhiều thành phố của nước...