Kinh hoàng hủ tục treo người chết trên đỉnh Tà Si Láng
Vùng đất Tây Bắc, bao đời nay vẫn ẩn chứa những tập tục kỳ lạ, độc đáo, nhưng bước chân đến vùng đất Tà Si Láng (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái).
Nghe về tục treo người chết, cúng ma khô của người Mông nơi đây vẫn khiến không ít người rùng mình, kinh sợ.
Hủ tục mới nghe đã rùng mình
Cái tên Tà Si Láng có lẽ không còn xa lạ đối với nhiều người. Đó là vùng đất một thời xa xưa ngập tràn cây anh túc và người dân hút thuốc phiện như… thuốc lào. Cách thị trấn huyện lỵ Văn Chấn chưa đầy 20km, nhưng con đường độc đạo viền núi đầy trắc trở, nguy hiểm lên Tà Si Láng thật kinh khủng. Chính địa hình như vậy nên “ánh sáng của nền văn minh” cũng đến vùng đất này muộn màng. Tà Si Láng giờ đây không còn bị cô lập nữa nhưng vẫn còn hoang vu và lạc hậu, thậm chí còn đầy rẫy những hủ tục.
Thầy giáo Vũ Ngọc Minh, một trong những người đầu tiên “cắm bản” để mang tri thức lại cho con em trên vùng đất này kể lại: “Thời mới lên, Tà Si Láng tứ bề trống trải, lối đi chỉ là đường mòn, đèo cao, vực sâu, đâu đâu cũng là hoa thuốc phiện. Với thầy Minh lúc đó, ngoài việc học tiếng Mông để “nghe và nói” thì phải biết hỏi đường và cách “xin” ăn. Đường mòn, đèo cao, heo hút đi mà không nhớ đường coi như chết. Biết được đường rồi khi đói phải biết cách “xin” ăn”.
Đường lên Tà Si Láng.
Trong căn nhà sàn bên ven núi, người cựu chiến binh chưa “từng dính đến ma túy” năm xưa là Hờ Súa Páo nhóm cho ngọn lửa thổi bùng rồi rề rà những câu chuyện mà với ông, nó sẽ đi theo cuộc đời này. Già Páo giờ đã già và không biết mình sinh năm bao nhiêu, chỉ biết ngày Pháp bị bộ đội ta đánh cho tơi bời phải chạy lên Tà Si Láng khi đó già mới chớm tuổi thanh niên. Nghe theo lời Bác Hồ, bản Mông đứng lên đánh đuổi Pháp, năm đó chàng thanh niên Hờ Súa Páo cũng tham gia cùng bà con dân bản, chính tự tay Páo và bố mình đã chôn cất 3 chiến sĩ của ta ngay gần nhà mình. Ngày hòa bình, huyện cho Hờ Súa Páo đi học rồi tham gia sản xuất. Năm 1990, Hờ Súa Páo được cử làm cán bộ cựu chiến binh của xã nhưng sau đó vì chữ nghĩa không rõ ràng nên chỉ làm được một khóa rồi… nghỉ.
Già Hờ Súa Páo kể về những hủ tục của người Mông trên đỉnh Tà Si Láng. Ảnh: P.B
Nhắc đến những hủ tục, mê tín dị đoan của người dân bản, già Hờ Súa Páo bảo rằng: “Khi xưa bố mẹ làm như thế rồi, giờ mình cũng làm vậy thôi, không bỏ được, chẳng may hồn ma bố mẹ về quở trách thì sợ lắm”. Già Páo lấy ví dụ, khi gia đình nào có người chết, người ta đặt người đó lên một tấm ván rồi treo trên không ở giữa nhà, độ cao khoảng 1,2m, ban đầu thì treo đầu hướng vào trong tường, chân hướng ra cửa trước, sau một hôm thì treo lại, đầu hướng vào trong buồng chân hướng về cửa phía hiên nhà. Tục lệ từ bao đời nay đã vậy, con cháu nay cũng làm y nguyên như thế, người ta treo hàng tuần mới mang đi chôn.
Video đang HOT
Chết vẫn treo nhưng đã… văn minh hơn
Nhắc đến Tà Si Láng, tôi lại nhớ đến hủ tục mai táng rợn người đã trải qua hàng thế kỷ của người Mông trên bản Lung Tang, thuộc xã Hồng Ngài (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La). Nơi đã sinh ra những nhân vật có thật như Thống lý Pá Tra, hay A Phủ, Mỵ, A Sử… và đã đi vào tác phẩm huyền thoại “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
Cũng như Tà Si Láng, trên vùng đất Lung Tang này có 100% người dân tộc Mông sinh sống. Ở đó sau khi một người trong gia đình chết, người thân của họ vẫn coi như còn sống, nên mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường. Trong bữa ăn, mọi người vẫn đút cơm, bón nước vào miệng cho người chết… Kể cả sau nhiều ngày, thức ăn đã lên men, thậm chí ruồi nhặng bâu đen quanh mặt người chết, họ vẫn tiếp tục đút cơm vào miệng người quá cố.
Bàn thờ nhà già Páo, mỗi khi có việc ông lại thắp hương… hỏi ma.
Không những thế, với suy nghĩ người chết vẫn chẳng khác gì người sống, chỉ có điều không thể tự mình cử động, không thể tự mình ra ngắm mặt trời được nên mỗi khi ánh mặt trời ló rạng ở phía Đông là họ lại khiêng người chết ra ngoài sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, đầu hướng về phía mặt trời mọc. Dù trời mưa to, hay nắng cháy thì cũng phải đến lúc nào mặt trời lặn, người chết mới được khiêng vào trong nhà. Bây giờ, việc mai táng người chết như thế này ở Hồng Ngài vẫn còn, nhưng thời gian “cho người chết ăn và đem phơi nắng” đã rút lại chỉ một vài ngày chứ không để hàng tuần liền như ngày xưa nữa.
Ở Tà Si Láng, người Mông tổ chức nghi thức treo người chết luôn đi cùng lễ giết trâu, giết bò, giết lợn, rồi mời cả làng đến ăn uống để tiễn đưa người chết về với tổ tiên. Theo già Páo, việc ăn uống như vậy rất tốn kém. Đơn giản như giết trâu, mỗi lần giết không bao giờ giết 1 con, mấy năm về trước có nhà giết đến 5 – 6 con. Còn lợn thì không thể thiếu, nếu nhà không nuôi được thì phải đi mua, đắt đỏ đến bao nhiêu cũng phải mua cho đủ kẻo ma về quở trách.
Cũng chẳng khác xa so với người Mông trên Hồng Ngài, theo tục lễ của người Mông ở Tà Si Láng, sau khi treo người chết trong nhà mấy ngày, người ta mang ra ngoài rẫy ngô phơi. Ví dụ như xác định 3 giờ chiều chôn thì sáng hôm đó người ta đã khiêng người chết ra rẫy từ lúc 8 giờ sáng rồi đóng cọc treo lên mà chẳng có quan tài gì cả. Trâu bò thì cột ở dưới và làm thịt ngay ở dưới, dân bản tập trung ăn uống ngay tại chỗ. Mùi người chết, mùi thịt trâu sống, mùi của núi rừng… đủ các thứ mùi, đấy là chưa kể đến trường hợp người chết do tai nạn, vậy mà họ vẫn thản nhiên ăn uống như chưa có chuyện gì xảy ra.
Theo Giàng A Sửu, một người Mông sinh ra và lớn lên ở đây thì sau khi chết con cháu sẽ làm một lễ gọi là lễ cúng ma khô. Trong lễ làm ma khô không thể thiếu thầy mo. Thầy mo được xem là người có phép, có thể nói chuyện với ma, thầy có thể hỏi ma xem ma đã muốn về với tổ tiên hay chưa, nếu ma đi thì có đòi hỏi gì không, nếu không đi thầy sẽ khuyên ma đi về với tổ tiên cho sớm và sớm phù hộ cho con cháu(?!)
Một mai đây, có thể Tà Si Láng không hoang vu, cách trở nữa, nhưng chưa biết bao giờ những hủ tục và sự mê tín dị đoan ngập trong suy nghĩ của họ mới thực sự chấm dứt?
Theo Gia đình và Xã hội
Kinh hoàng với 10 hủ tục sex kì lạ trên thế giới
Lấy vợ còn trinh là điều sỉ nhục. Trong bộ lạc Uganda có một phong tục kỳ lạ: nếu thủ lĩnh bộ lạc nào cưới một cô gái trinh làm vợ thì đều bị mọi người chê cười.
Sau khi lấy chồng mỗi năm được trốn nhà 3 ngày để "quan hệ" với tình cũ. Người dân tộc Bạch ở Trung Quốc có quyền trốn nhà ba ngày mỗi năm để hẹn hò, thậm chí "chung đụng" với tình cũ.
Lấy vợ còn trinh là điều sỉ nhục. Trong bộ lạc Uganda có một phong tục kỳ lạ: nếu thủ lĩnh bộ lạc nào cưới một cô gái trinh làm vợ thì đều bị mọi người chê cười. Màng trinh của phụ nữ còn nguyên vẹn hay không chẳng quan trọng trong mắt bộ lạc này. Điều thú vị hơn là, bộ lạc này còn chọn ra những người "thử cô dâu", nghĩa là họ chuyên làm "chuyện ấy" với cô dâu trước khi cô gái về nhà chồng. Mọi người ở đây cho rằng, cô dâu như thế mới "thuần khiết".
Tình dục đồng tính được thừa nhận công khai.Người Hy Lạp cổ đại không có định hướng về tình dục giống như người phương Tây hiện nay. Xã hội Hy Lạp cổ không phân biệt ham muốn tình dục hay hành vi tình dục liên quan đến giới tính. Vì vậy mà, tình dục đồng tính được thừa nhận công khai. Nếu cả 2 tình nguyện, họ có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn mà không hề bị xã hội kỳ thị, lên án.
Nếu trả tiền, bạn sẽ có cuộc hôn nhân tạm thời.Ở các nước Hồi giáo, quan hệ tình dục bị bó buộc trong nhiều quy chuẩn. Người đàn ông cũng phải quan hệ với vợ theo những chuẩn mực nhất định. Tuy nhiên ở Iran, các cặp đôi trẻ, những người muốn quan hệ tình dục trước khi kết hôn, họ có thể yêu cầu một cuộc hôn nhân tạm thời. Trả tiền và có một hợp đồng hôn nhân, trong đó nêu rõ thời gian kết hôn tạm thời của 2 người. Trong thời gian hợp đồng này có hiệu lực, họ được phép quan hệ với nhau thoải mái mà không bị coi là vi phạm các điều cấm kỵ.
Các vị vua thủ dâm tại nơi công cộng. Ghi chép tại cuốn sách Sex và Xã hội cho biết: Dòng sông Nile được sinh ra từ quá trình xuất tinh của thần Atum (thần sáng tạo). Truyền thuyết này đã dẫn đến nghi lễ thủ dâm tại nơi công cộng của các vị vua Ai Cập. Vua sẽ thực hiện xuất tinh xuống dòng sông Nile trước mặt rất nhiều người. Nghi lễ này nhằm đảm bảo sông Nile luôn có nguồn nước dồi dào.
Tại hòn đảo nhỏ bé Tikopia thuộc quần đảo Solomon, đàn ông thường không xuất tinh trong mỗi lần "lâm trận", trừ khi có sự giúp đỡ đặc biệt hoặc không "kiềm chế" được. Và bọn trẻ vẫn ra đời trong những lần "trót lỡ" đó.
Nam giới có thể đánh cắp vợ của người khác.Tại bộ lạc Wodaabe của Niger ở Tây Phi, đàn ông được phép đánh cắp vợ của người khác. Cuộc hôn nhân đầu tiên của người Wodaabe là sự sắp xếp của cha mẹ. Vợ chồng thường là người trong dòng tộc và kết hôn từ khi còn rất nhỏ. Tuy nhiên, tại lễ hội Gerewol hàng năm, đàn ông trang điểm, mặc trang phục, nhảy để gây ấn tượng với những người phụ nữ khác và hy vọng sẽ đánh cắp được một cô vợ mới. Ngay cả khi người chồng không muốn bị mất vợ thì cuộc đánh cặp vẫn xảy ra và nó được cả cộng đồng thừa nhận. Cuộc hôn nhân thứ 2 này được gọi là hôn nhân tình yêu.
Để trưởng thành phải uống tinh trùng của người lớn tuổi. Các nam thanh niên bắt buộc phải uống tinh trùng của những người lớn tuổi hơn. Thứ được cho là tạo nên sức mạnh và giúp con người trưởng thành.
Anh em trai chung vợ, tục lệ chung vợ có ở nhóm cư dân ít ỏi sống ở Himalayas.Giải pháp của họ là lấy một cô vợ cho tất cả anh em trai trong nhà. Điều này sẽ giúp họ bảo toàn số đất ít ỏi không bị thất thoát. Để không xảy ra bất đồng, họ có kế hoạch chia sẻ cô vợ theo thời gian hợp lý cho tất cả các anh em trai.
Sau khi chồng chết phải cắt "của quý" đeo lên cổ. Tại một số vùng đất xa xôi của đất nước Tasmania vẫn còn giữ tập tục các quả phụ sẽ phải cắt "cậu nhỏ" của người chồng quá cố, đem phơi khô rồi đeo miết trên cổ như một lá bùa hộ mệnh, cho tới khi tìm được người đàn ông mới để kết hôn. Với chiếc vòng cổ đặc biệt này, quả phụ chỉ được phép nhìn ngắm mà thôi. Theo quan điểm của những người phụ nữ này, đó là chiếc bùa hộ mệnh và chỉ tháo ra khi tìm được người đàn ông mới cho đời mình.
Theo Phunutoday.vn
Rợn người những tục lệ "khát máu" trên thế giới Một số nơi trên thế giới vẫn còn tồn tại những hủ tục uống máu khiến bất kì ai nghĩ tới phải kinh hoàng. Họ cho rằng, uống máu tươi là cách tăng cường sinh lực, sức mạnh cho các chiến binh và mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Dù được tiếp xúc thường xuyên với thế giới văn minh, người dân...