Kinh hoàng hình ảnh hơn 1.400 cá heo bị giết trong 1 ngày, nhuộm đỏ cả một vùng biển
Ngư dân trên quần đảo của Faroe – một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch đã giết mổ 1.428 con cá heo hông trắng để lấy thịt gây ra phẫn nộ lớn trong cộng đồng.
Những đoạn clip và hình ảnh đẫm máu của xác cá heo nằm la liệt trên bãi biển với các vết cắt sâu trên cơ thể đang gây phẫn nộ trên mạng xã hội. Hành động này khiến chính quyền quần đảo Faroe ở phía bắc Đại Tây Dương – nơi có dân số khoảng 50.000 người đang nhận về chỉ trích dữ dội bởi dư luận quốc tế cho rằng đây là một cuộc săn lùng động vật biển có vú lớn chưa từng có trên thế giới.
Tổ chức từ thiện vận động chống lại việc săn bắt cá voi và cá heo Sea Shepherd đã mô tả đây là một hành vi bất hợp pháp và man rợ.
Hình ảnh hàng nghìn con cá hông trắng bị giết thịt. Ảnh: Sea Shepherd.
Nguyên nhân gây ra cái chết của hơn 1.400 con cá heo không phải thảm họa do thiên nhiên gây ra mà là do chính bàn tay con người làm ra. Đây là hoạt động săn bắn và giết cá heo lấy thịt theo phong tục truyền thống của người dân địa phương. Người ta dồn đàn cá vào vùng nước nông và giết chúng để lấy thịt.
Theo đó, một đàn cá heo hông trắng với số lượng 1.428 con đã bị lùa vào vùng nước nông của bãi biển Skálabotnur trên đảo Eysturoy và nằm quằn quại trong nhiều giờ trước khi bị giết chết.
Video đang HOT
Những con cá bị giết thịt một cách man rợ. Ảnh: Sea Shepherd.
Một tổ chức chuyên vận động để ngăn chặn những cuộc săn bắt có tên Faroese Grind cho biết, kể từ những năm 1980, vụ giết hại cá heo này là vụ giết cá heo lớn nhất trong lịch sử quần đảo. Số lượng con vật bị giết hại thậm chí còn nhiều hơn cả cả một mùa săn cá heo nổi tiếng và tàn sát nhất ở thị trấn nhỏ ven biển Taiji, phía Tây Nam của Nhật Bản.
Những con cá heo bị giết như một phần của hoạt động giết mổ động vật biển có vú truyền thống đã tồn tại hơn 400 năm ở quần đảo Faroe này. Hoạt động này được cho phép và không mang tính chất thương mại, bởi thịt của chúng sẽ được phân chia cho người dân trong vùng.
Tuy nhiên, tờ Ekstra Bladet của Đan Mạch cho biết nhu cầu tiêu thụ thịt cá heo hông trắng Đại Tây Dương của người dân Faroe trên thực tế không nhiều đến như vậy.
Người Faroe thường bắt cá voi, nhưng cá heo cũng là một phần quan trọng của ngành đánh bắt cá. Theo ước tính của địa phương, có tới 100.000 con cá voi hoa tiêu sinh sống tại vùng biển xung quanh quần đảo Faroe và khoảng 600 con đã bị giết vào năm ngoái. Trong khi đó, cá heo hông trắng Đại Tây Dương cũng phát triển bền vững với số lượng ước tính khoảng 300.000 con.
Quần đảo Faroe là một nhóm đảo nằm trong vùng biển Na Uy, phía Bắc Đại Tây Dương, ở giữa Iceland, Na Uy và Scotland. Đây là lãnh thổ được chính thức tách ra từ Na Uy từ 1814, sau Hòa ước Kiel ký ngày 14.1.1814 và trực thuộc Đan Mạch.
Theo Luật về chế độ tự trị của quần đảo Faroe của Đan Mạch ngày 31/3/1948 thì quần đảo này là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch từ năm 1948.
Quần đảo đẹp siêu thực như bước ra từ bối cảnh phim Hollywood
Quần đảo yên bình như tách biệt với phần còn lại của thế giới, ngỡ như lạc vào bối cảnh của một bộ phim.
Đã từng được National Geographic bình chọn một trong những hòn đảo đẹp nhất thế giới năm 2007, đảo Faroe luôn thu hút du khách ở bất cứ mọi nơi bởi vẻ đẹp tự nhiên tuyệt diệu. Sườn núi dốc, ngọn hải đăng, triền cỏ mượt mà và không gian phẳng lặng của vùng biển nằm giữa Iceland và Nauy... khiến bạn không thể rời mắt.
Nếu bạn chưa nghe nói về quần đảo Faroe, thì đây sẽ là một số thông tin bổ ích. Nằm giữa Iceland và Na Uy ở Bắc Đại Tây Dương và một phần lãnh thổ của Đan Mạch, nhóm 18 ngọn núi lửa độc lập này là một trong những điểm đến đẹp nhất vùng Bắc Âu.
Quần đảo có kiểu khí hậu gần biển nên khá ôn hòa nhưng lại ẩm ướt mưa nhiều với nhiệt độ trung bình tương đối thấp khoảng 3 độ C, và 13 độ C vào mùa hè. Thời tiết thay đổi nhanh nên thời điểm tham quan Faroe đẹp nhất là vào khoảng giữa mùa hè tức từ tháng 4 tới tháng 6 hằng năm.
Nơi đây lúc nào cũng yên bình, không đông đúc ồn ã như những quần đảo khác và thiên nhiên vì thế cũng ít bị bàn tay con người tàn phá hơn. Kiến trúc nơi đây mang phong cách riêng biệt và thu hút lòng người bởi sự dịu dàng, đơn giản.
Nét độc đáo của Faroe chính là những ngôi nhà cổ kính với mái ngói trồng cỏ xanh tươi tốt. Dọc theo các con đường ngoằn ngoèo, du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng và "chụp ảnh đến mỏi tay" trước nhiều ngôi nhà đặc biệt này. Kiểu dáng nhà được người dân xứ Faroe xây dựng cách đây hàng nghìn năm nhằm bảo vệ mọi thứ bên trong khỏi sự ẩm ướt của những cơn mưa. Trải qua bao năm tháng cùng thăng trầm của lịch sử, các ngôi nhà trồng cỏ xanh trên mái ở Faroe vẫn tồn tại và trở thành một trong những biểu tượng của hòn đảo.
Những thắng cảnh đẹp như tranh vẽ hiếm nơi nào có được, màn sương mù lơ lửng trên các hòn đảo mỗi khi sắc trời chuyển đông, những ngôi nhà mái cỏ huyền bí như trong truyện cổ tích... là hình ảnh quá quen thuộc với du khách đến thăm đảo ngọc Faroe.
Đảo Faroe có số lượng cừu đông hơn người sinh sống, vì vậy dân bản địa luôn dùng những dây đai màu bằng vải buộc vào chân cừu thay vì buộc vào cổ chúng để cho chúng có thể tránh được xe cộ trên đường.
Quần đảo Faroe còn thu hút giới trẻ vì nhiều lễ hội âm nhạc diễn ra suốt cả năm. Còn các du khách mê thám hiểm cũng có thể ngồi đón gió trên những vách đá dựng đứng của quần đảo, những con đường mòn đi bộ đường dài, thác nước và bờ biển đá.
Cá voi sát thủ đập đầu vào bể sau 10 năm cô độc Cá voi sát thủ cái 44 tuổi có hành vi tự làm hại sau thời gian dài sống một mình vì các con và đồng loại trong bể đều chết. Nhà hoạt động chống nuôi nhốt Phil Demers ghi lại cảnh tượng cá voi sát thủ Kiska tự đập đầu vào thành bể trong công viên nước MarineLand, thành phố Niagara Falls, bang...