Kinh hoàng hàng loạt vụ người tâm thần sát hại người thân
Gần đây, liên tiếp những vụ thảm án đau lòng xảy ra do những người tâm thần gây án. Đau lòng hơn, nạn nhân của những vụ thảm án này hầu hết là người thân của hung thủ.
Sáng sớm nay (1.12), tại Hà Giang đã xảy ra một vụ thảm án kinh hoàng. Theo đó, khoảng 4h sáng, tại thôn Tả Ngảo, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) đã xảy ra một vụ án giết người nghiêm trọng khiến 5 người thương vong, trong đó 4 người đã chết, 1 người bị thương đang cấp cứu.
Vụ thảm án do Phù Minh Tuấn (SN 1984, Quang Bình, Hà Giang) gây ra sáng nay đã khiến 5 người thương vong, trong đó 4 người chết, 1 người đang cấp cứu.
Nghi phạm gây án được xác định là Phù Minh Tuấn (SN 1984). Các nạn nhân được xác định lần lượt là Phù Láo Tả (SN 1957, bố đẻ Tuấn), Tải Lở Mở (SN 1965, thím của Tuấn), Phù Văn Thịnh (SN 1993), Phù Thị Tuyết (SN 2014) và Phù Láo Sán (SN 1990).
Ông Triệu Tài Phong – Bí thư Huyện ủy Quang Bình (Hà Giang) cho biết, theo một số nguồn tin của ông, Tuấn có biểu hiện tâm thần trước thời điểm gây án. Trao đổi với VnExpress, ông Triệu Tài Phong cho biết thêm, Tuấn có tiền sử bệnh tâm thần. Năm 2014, anh ta từng chém chết con ruột, do bệnh tình nên được tại ngoại cách đây 6 tháng.
Hiện đối tượng Tuấn đã bị bắt giữ, cơ quan cảnh sát điều tra đang khẩn trương khám nghiệm hiện trường để điều tra vụ án mạng kinh hoàng.
Trước đó, khoảng 16h ngày 7.7 tại làng Pheo, xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa xảy ra vụ án mạng khiến 2 cháu bé tử vong.
Video đang HOT
Hiện trường vụ thảm sát xảy ra tại Ngọc Lặc, Thanh Hóa. (Ảnh VN Tin nhanh)
Nạn nhân là cháu Lê Minh Đăng (7 tuổi) và Lê Ngọc Chi (5 tuổi), đều ở làng Pheo, xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc. Nghi phạm được xác định là Lê Văn Hồng (37 tuổi) – chú họ của các nạn nhân. Sau khi gây án, Hồng dùng chuôi dao tự đâm vào bụng và chém vào đầu để tự sát nhưng bất thành.
Theo một số người thân trong gia đình đối tượng, trước khi xảy ra vụ việc, giữa Hồng và gia đình anh Hải (bố các nạn nhân) không hề có mâu thuẫn, xích mích gì. Hàng ngày, Hồng vẫn thường sang nhà anh Hải để ăn cơm, chơi đùa với các cháu.
Tuy nhiên, trước khi xảy ra sự việc, Hồng có biểu hiện tâm lý không bình thường, tâm trí bấn loạn, hay kêu đau đầu và hoang tưởng có người đang đuổi chém mình và đã mua thuốc sâu về uống để tự tử, nhưng được mọi người phát hiện, khuyên can nên đã từ bỏ ý định.
Một vụ án đau lòng khác xảy ra vào ngày 20.5 tại huyện Nghi Lộc (Nghệ An) khiến một người tử vong. Hung thủ được xác định là con trai ruột của nạn nhân. Khoảng 23h ngày 20.5, Hoàng Văn Nhật (SN 1989, trú tại xóm 11, xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc) bất ngờ dùng dao đâm ông Hoàng Văn Châu (SN 1959, bố đẻ Nhật) khiến nạn nhân tử vong rồi bỏ trốn.
Nghi phạm Hoàng Văn Nhật (SN 1989, Nghệ An) có biểu hiện tâm thần trước khi giết chết bố đẻ. (Ảnh internet)
Nhật đã bị lực lượng công an bắt giữ khoảng 1h sau đó khi đang lẩn trốn tại Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc. Trước khi án mạng đau lòng xảy ra, Hoàng Văn Nhật vốn có tiền sử bị bệnh tâm thần và được gia đình đưa đi điều trị. Thời gian gần đây, do thương con nên gia đình ông Châu đã đưa con về nhà thì xảy ra xự việc đau lòng trên.
Một vụ án xảy ra khiến dư luận cả nước xôn xao nhất, có lẽ phải kể đến vụ con trai tâm thần dùng rựa chém liên tiếp khiến cha tử vong ở Đắk Lắk. Nạn nhân được xác định là ông Nguyễn Phẩm (SN 1921, trú tại thôn Phước Trạch 2, xã Ea Phê, huyện Krông Pắk), còn người gây ra cái chết cho ông Phẩm lại chính là con trai Nguyễn Văn Nhì.
Trước đó, khoảng 21h ngày 21.9, mọi người đang chuẩn bị đi ngủ bỗng nghe một tiếng la thất thanh phát ra từ nhà của Nguyễn Văn Nhì. Mọi người chạy qua xem thì thấy ông Phẩm đang nằm trên vũng máu trước hiện nhà, cháu Nguyễn Thị V. (SN 2011, con gái Nhì) đang ôm ông nội cầu cứu.
Lúc này, Nhì đang lăm rựa trên tay đi lại ngoài sân. Biết Nhì lại nổi cơn động kinh nên mọi người không dám vào mà chỉ đứng ngoài khuyên nhủ Nhì đi vào nhà để đưa ông Phẩm đi cấp cứu, đồng thời gọi điện báo cho công an xã.
Nhì là con út của gia đình, có vợ là Trần Thị Đinh (SN 1972) và có 3 con. Nhì bị bệnh tâm thần mấy năm nay, gia đình đã nhiều lần đưa đi bệnh viện để điều trị, sau đó bệnh tình thuyên giảm nên được cho về. Lần gần đây nhất là đầu tháng 9, gia đình đưa Nhì lên Bệnh viện Tâm Thần tỉnh Đắk Lắk để điều trị, nhưng được hơn nửa tháng thì Nhì trốn về rồi xảy ra vụ việc.
Người bị tâm thần phạm tội không bị xử lý hình sự Theo quy định tại khoản khoan 1, Điêu 13, Bô luât Hinh sư, người bị bệnh tâm thần, là trạng thái không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự 1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Trinh tư va thu tuc băt buôc chưa bênh đươc quy đinh tai điêu 43, 44, Bô luât hinh sư. HN
Theo Danviet
Giám đốc BV Tâm thần T.Ư nói về nghi phạm gây thảm án ở Hà Giang
Vì không có quy định cụ thể về trách nhiệm nên có thể chính quyền địa phương cũng "không dám" ép người tâm thần đi bệnh viện khi họ tái phát bệnh. Ngay chính Bệnh viện Tâm thần T.Ư cũng đã từng bị kiện vì việc này.
Bác sĩ La Đức Cương - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1.
Vụ thảm án xảy ra rạng sáng nay (1.12) tại huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) khiến 4 người chết.
Ông Triêu Tai Phong, Bi thư Huyên uy Quang Binh xác nhận nghi phạm Phù Minh Tuấn, người được cho là đã giết 4 người và gây thương tích cho nạn nhân thứ 5, có tiền sử bệnh tâm thần. Ông Phong cho biết thêm: Năm 2014, anh ta từng chém chết con ruột, sau đó được đưa đi điều trị tại Bênh viên Tâm thần T.Ư. Do bệnh tình đã khá hơn nên Tuấn mới được cho về nhà.
Trao đổi với Dân Việt sáng nay (1.12), trả lời câu hỏi vì sao một người tâm thần từng giết chết con đẻ, được đưa điều trị tâm thần, sau đó vẫn cho về để rồi lại gây ra thảm án, bác sĩ La Đức Cương - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1, Trưởng ban Dự án Bảo vệ Sức khoẻ tâm thần cộng đồng - cho biết: "Bệnh viện tâm thần chỉ có trách nhiệm điều trị chứ không phải là nơi "giam giữ dài ngày". Bệnh nhân khỏi thì phải đưa về cộng đồng. Khi đó, gia đình và cộng đồng cùng có trách nhiệm quản lý".
Theo bác sĩ Cương, việc quản lý người tâm thần ở địa phương hầu như chỉ trông chờ vào ý thức của người trong gia đình. Hiện gần 90% xã phường trên cả nước đang thực hiện Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng với 2 nhóm người tâm thần được quản lý là người bị tâm thần phân liệt và động kinh. Cụ thể có 89% số người tâm thần phân liệt được quản lý tại xã, phường (hơn 200.000 người).
Tuy nhiên, cán bộ y tế chỉ có trách nhiệm tư vấn chăm sóc người tâm thần, cấp thuốc. Khi thấy các đối tượng có dấu hiệu tái phát tâm thần, đe dọa đến tính mạng của chính bệnh nhân và mọi người xung quanh thì cán bộ y tế sẽ báo lên huyện rồi lên tỉnh để cán bộ y tế có chuyên môn tâm thần về kiểm tra, tư vấn cho người nhà có nên đưa họ đi chữa trị tập trung tại các cơ sở y tế hay không.
"Tuy nhiên, người quyết định cuối cùng xem có đưa bệnh nhân đi điều trị hay không vẫn là gia đình. Chưa có quy định nào về trách nhiệm của địa phương trong việc cưỡng ép bệnh nhân tâm thần đi điều trị. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân khiến người tâm thần bị phát bệnh mà không được điều trị, gây nguy hiểm cho cộng đồng" - bác sĩ Cương cho biết.
Bác sĩ Cương kể, vì không có quy định cụ thể về trách nhiệm nên có thể chính quyền địa phương cũng "không dám" ép người tâm thần đi bệnh viện khi họ tái phát bệnh. Ngay chính Bệnh viện Tâm thần T.Ư cũng đã từng bị kiện vì việc này.
"Bệnh viện cũng đã một vài lần giúp gia đình đưa bệnh nhân tâm thần đi điều trị theo yêu cầu. Tuy mẹ đồng ý nhưng người trong gia đình hoặc chính bệnh nhân không đồng ý. Sau đó họ quay sang kiện bệnh viện về việc lấy văn bản nào, quy định nào để cưỡng ép họ đi điều trị... Thực sự là làm ơn nên oán nên không phải ai cũng muốn rắc rối" - bác sĩ Cương cho biết.
Trách nhiệm có đưa bệnh nhân đi điều trị hay không thuộc vào gia đình, theo bác sĩ Cương có rất nhiều hạn chế. "Gia đình thiếu năng lực, thiếu kiến thức chuyên môn để quản lý người tâm thần. Họ cũng còn nhiều e ngại sợ kỳ thị nên giấu bệnh. Ngoài ra, các gia đình có người tâm thần phân liệt có hoàn cảnh kinh tế rất eo hẹp, nên dù biết người thân bệnh nặng cũng không có tiền đi viện. Rất nhiều trường hợp người tâm thần phát bệnh tự sát hoặc gây ra các vụ thảm sát là ở các gia đình có kinh tế khó khăn, người có văn hóa thấp" - bác sĩ Cương phân tích.
Theo bác sĩ Cương, ông và các đồng nghiệp đang xây dựng Dự thảo về quản lý bệnh nhân tâm thần. Dự thảo sẽ quy định cụ thể về các dấu hiệu nguy hiểm bắt buộc phải nhập viện điều trị. Đồng thời cũng quy định trách nhiệm của cơ quan, chính quyền trong việc tham gia đưa người tâm thần đi điều trị bắt buộc.
Bác sĩ Trịnh Tất Thắng - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cũng cho biết, người tâm thần trước khi gây án thường có các biểu hiện không có nhận biết như mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ, kêu chán đời, xa lánh mọi người, ánh mắt hoang dại, bất thường. Nếu lúc này đưa họ đi khám và điều trị kịp thời thì sẽ tránh được rất nhiều chuyện đáng tiếc. Người có tiền sử tâm thần cũng rất "mẫn cảm" với các chuyện buồn, các cú sốc (đau ốm, tai nạn, người thân mất...). Do đó, ở giai đoạn này đều phải chú ý đến các biểu hiện của họ để kịp thời đưa đi viện.
Theo Danviet
Thảm án lúc rạng sáng, 4 người bị chém chết Rạng sáng hôm nay, người đàn ông có tiền sử bệnh tâm thần từng giết con đã cầm dao đâm chết bố cùng 3 nạn nhân, gây thương tích cho một người vào can ngăn. Gân 4h30 ngày 1/12 tại thôn Tả Ngảo, xã Tân Trịnh, Quang Bình, Hà Giang, Phù Minh Tuấn (32 tuổi) đã vung dao đoạt mạng bố và cháu...