Kinh hoàng gia đình 7 người bị cắt cổ chết
Một gia đình gồm 7 thành viên trong đó có 3 trẻ em đã bị cắt cổ dã man đến chết trong một nông trang nằm ở thành phố cảng Gulf thuộc bang Veracruz, Mexico,một quan chức địa phương hôm qua (12/8) cho hay.
Thi thể các nạn nhân được phát hiện sau khi hàng xóm thấy mùi hôi thối bốc ra từ ngôi nhà nằm ở ngoại ô thị trấn Manlio Fabio Altamirano, văn phòng công tố viên bang cho hay.
Sau khi khám nghiệm hiện trường, cảnh sát cho rằng cả gia đình này đã bị sát hại khoảng 3 ngày trước khi được phát hiện.
Trong số các nạn nhân có một trẻ em 9 tuổi, một trẻ 7 tuổi và một trẻ 3 tuổi, một quan chức chính phủ giấu tên cho hay. Hiện cảnh sát và các nhà chức trách đang tiến hành điều tra và truy lùng thủ phạm của vụ giết người hàng loạt dã man này.
Đây là vụ giết hại cả một gia đình thứ hai xảy ra ở Mexico chỉ trong vòng chưa đầy một tuần lễ mà thủ phạm là những băng nhóm tội phạm có tổ chức.
Trước đó, hôm 8/8, các tay súng đã đột nhập và tấn công vào một ngôi nhà nằm trong khu nghỉ dưỡngAcapulco, dọc bờ biển Thái Bình Dương và giết chết cả 5 thành viên gia đình đang sống trong đó.
Kể từ tháng 12/2006 khi Tổng thống Felipe Calderon lên nắm quyền đến nay, đã có hơn 55.000 vụ giết người xảy ra ở Mexico mà thủ phạm chủ yếu là các băng nhóm tội phạm ma túy có tổ chức. Trước tình hình tội phạm phức tạp, Tổng thống Felipe đã phải phát động chiến dịch truy quét tội phạm quy mô lớn trên khắp đất nước Mexico.
Theo VNMedia
Mối đe dọa ngang khủng bố
Tội phạm có tổ chức đã phát triển trên quy mô toàn cầu và đang trở thành mối thách thức, đe dọa ngày càng lớn với sự phát triển bền vững và luật pháp cũng như an ninh thế giới.
Một nhóm tội phạm có tổ chức cùng vũ khí bị lực lượng an ninh Mexico bắt giữ
Đó là lý do khiến Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của LHQ (UNODC) ngày 16-7 phải phát động chiến dịch truyền thông mới nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về mối đe dọa của các nhóm tội phạm có tổ chức. Không chỉ là hoạt động tội phạm đơn thuần, nguồn lợi nhuận khổng lồ cùng bộ máy tổ chức chặt chẽ xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức đã thật sự trở thành những thách thức đối với sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế và an ninh tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo UNODC, các hoạt động buôn bán ma túy và vũ khí, hàng giả, tội phạm internet, buôn người và di cư trái phép... đã mang lại những khoản tiền khổng lồ cho các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trên khắp thế giới. Ước tính số tiền mà các tổ chức tội phạm quốc tế thu được thông qua các hoạt động nói trên mỗi năm lên tới 870 tỷ USD, tương đương 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, hay cao gấp 6 lần tổng chi phí dành cho viện trợ phát triển chính thức trên thế giới.
Trong đó, buôn bán ma túy là hoạt động sinh lợi nhất cho hoạt động tội phạm có tổ chức trên thế giới với lợi nhuận tới 320 tỷ USD mỗi năm. Buôn bán và kinh doanh hàng giả đứng hàng thứ hai với lợi nhuận 250 tỷ USD/năm, trong đó theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có khoảng 1% số tân dược trên thế giới là giả và tỷ lệ này tăng lên tới 30% ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
Tệ nạn buôn người và di cư trái phép với khoảng 2,4 triệu người trên thế giới bị buôn bán mỗi năm đã mang lại nguồn lợi 39 tỷ USD mỗi năm. Chỉ riêng nạn buôn người để bóc lột tình dục ở châu Âu đã có đến 140.000 nạn nhân và đã đem lại cho bọn tội phạm nguồn lợi bất chính 3 tỷ USD/năm.
Tại lễ phát động chiến dịch ngày 16-7, Giám đốc điều hành UNODC Yury Fedotov cho rằng, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đã vươn tới mọi nơi trên thế giới. Hoạt động của các nhóm này có thể gây bất ổn định cho nhiều nước, thậm chí nhiều khu vực; phá hoại các chương trình hỗ trợ phát triển và làm gia tăng tình trạng tham nhũng, cướp bóc và bạo lực.
Đáng lo ngại, theo cảnh báo của ông Fedotov, nguy cơ cấu kết ngày càng tăng giữa tội phạm hình sự, như buôn bán ma tuý, rửa tiền... với chủ nghĩa khủng bố thông qua hình thức tài trợ cho hoạt động khủng bố. Người đứng đầu UNODC đánh giá, buôn bán ma tuý và vũ khí bất hợp pháp, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, rửa tiền đã trở thành bộ phận không thể tách rời của tội phạm khủng bố, đơn cử như Afghanistan, nơi sản xuất thuốc phiện từ lâu đã trở thành nguồn tài trợ cho hoạt động khủng bố của Taliban.
Trước mối đe doạ của tội phạm có tổ chức, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã yêu cầu các nước đoàn kết và quyết tâm đấu tranh với mối đe doạ này như đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố. Nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả chống tội phạm có tổ chức, chiến dịch của LHQ đã được khởi động trên các mạng xã hội như Twitter, Facebook và Google , cũng như trên trang Web riêng www.unodc.org/toc của UNODC.
Theo ANTD
Những con số đáng sợ Không chỉ đe dọa cuộc sống thường ngày của người dân, ngày nay, tội phạm có tổ chức trở thành chướng ngại vật thách thức sự phát triển bền vững của thế giới. Một băng nhóm tội phạm ở Mexico bị bắt giữ Khai mạc Hội nghị LHQ về ngăn chặn tội phạm ở Thủ đô Vienna của Áo, Phó Tổng thư ký...