Kinh hoàng công nghệ bơm thạch vào tôm tại Việt Nam
Từng con tôm sau khi được bơm thạch rau câu vào, mình phì ra, tròn vo múp míp. Sau khi được chế, 1 kg tôm sẽ thành 1,2 – 1,3kg mà cỡ tôm cũng được nâng lên, ví dụ từ loại 30 con/kg, sau khi bơm sẽ chỉ còn 23 – 24 con/kg.
Ngày 23/8, Phòng Cảnh sát Môi trường – CA tỉnh Nam Định cho biết, sau nhiều ngày trinh sát, bám địa bàn, đơn vị này đã phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT, CA huyện Nghĩa Hưng và CA xã Nghĩa Thắng tiến hành kiểm tra, bắt quả tang hành vi thuê người bơm tạp chất vào tôm thương phẩm để tăng lợi nhuận của cơ sở kinh doanh thủy sản Sơn Huệ.
Các nhân công đang ngồi “chế” tôm thương phẩm bằng cách bơm thạch rau câu vào.
Tổ công tác thu giữ tại chỗ 10 xi lanh nhựa (dụng cụ bơm tạp chất) và 140 kg tôm đã bơm thạch rau câu. Chủ cơ sở này là Nguyễn Thị Huệ, sinh năm 1970, trú tại Đội 10, Nghĩa Thắng, Nghĩa Hưng, Nam Định.
Vào thời điểm tiến hành kiểm tra, tại cơ sở này đang có 5, 6 nhân công ngồi bơm thạch rau câu vào tôm. Giống như nhiều cơ sở bị phát hiện trước đó, việc chế biến thạch để bơm vào tôm ở cơ sở Sơn Huệ cũng rất bẩn. Điều này không chỉ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm mà tệ hơn, nó còn khiến thịt tôm dập nát, giảm chất lượng.
Có mặt ở đây, tổ công tác chứng kiến từng con tôm sau khi được bơm thạch rau câu phì ra, tròn vo múp míp. Thậm chí nhiều con tôm còn sống cũng vẫn bị bơm đầy rau câu như thường.
Theo lời khai của Huệ, chị ta mua tôm của nông dân với giá 135.000 đồng/kg, về “chế” rồi bán ra 115.000 đồng/kg mà vẫn có lãi. Bởi khi bơm tạp chất vào, chẳng những 1 kg sẽ thành 1,2 – 1,3kg mà cỡ tôm cũng được nâng lên, ví dụ từ loại 30 con/kg, sau khi bơm sẽ chỉ còn 23 – 24 con/kg. Giá của hai loại này chênh lệch khá nhiều. Lãi của cơ sở là ở chỗ đó.
Huệ thực hiện đơn hàng theo số lượng yêu cầu từ phía người mua. Lô hàng này, nếu các cơ quan chức năng không kịp thời phát hiện sẽ được bán cho bạn hàng người Trung Quốc.
Video đang HOT
Phòng Cảnh sát Môi trường đã lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực thủy sản và bàn giao vụ việc cho thanh tra Sở NN&PTNT xử lý theo thẩm quyền. Ngay sau đó, thanh tra Sở NN&PTNT đã ra quyết định xử phạt với số tiền 20 triệu đồng, tịch thu và chuyển Sở Tài chính tổ chức bán đấu giá số tôm trên, thu 10 triệu đồng sung công quỹ Nhà nước.
Được biết, đây là cơ sở bơm tạp chất vào tôm thứ 2 bị Phòng Cảnh sát Môi trường – CA Nam Định phát hiện. Trước đó, tổ công tác đã bắt quả tang 1 cơ sở khác cũng trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng đang tiến hành bơm tạp chất vào tôm, thu giữ gần 170 kg tôm và xử lý vi phạm.
Theo VTC
Nhà vệ sinh 'siêu bẩn', con nghiện 'trưng dụng' làm bãi đáp
Nhà vệ sinh công cộng (VSCC) bị chiếm dụng làm chỗ bán hàng, để xe. Bồn rửa mặt trở thành bể chứa rác, kim tiêm cho con nghiện.
Mở cửa 24/24 giờ hằng ngày nhưng do mất vệ sinh, ít người lui tới, các khu nhà vệ sinh công cộng ở một số bến xe trở thành nơi phát sinh tệ nạn xã hội.
Tốn tiền để... khiếp
Bến xe Chợ Lớn (BXCL) có bốn cổng chính. Kèm theo bốn cổng đó là bốn khu nhà VSCC. Không khó để tìm thấy các khu vực phục vụ việc "giải quyết nỗi buồn" ở đây. Nhưng nhiều người mới bước vào đã vội trở ra ngoài vì không chịu nổi mùi hôi thối.
Nhà VSCC bị chiếm dụng làm chỗ để xe đạp.
Dương Thị Chung, (20 tuổi, SV trường ĐH Mở, TP HCM), bước ra từ một khu nhà vệ sinh ở cổng 4 với vẻ mặt còn nguyên "bầu tâm sự" dù tốn 3.000 đồng phí. "Lần đầu vào đây nhưng cũng là lần cuối cùng" - Chung lắc đầu ngao ngán.
Khoảng không gian chật hẹp trước nhà VSCC bị một số tiểu thương chiếm dụng để mở hàng quán kinh doanh. Ngoài những mặt hàng "khô" như sim, thẻ cào điện thoại, thuốc lá... những quán nước, quán ăn cũng mọc lên chen chúc ngay cạnh nhà vệ sinh.
Một trong những khu vực có nhà vệ sinh khá sạch sẽ ở trung tâm thành phố.
Nhếch nhác, mất vệ sinh, những nhà VSCC ở các bến xe này hầu hết phục vụ các khách quen thuộc là những những tài xế xe ôm, taxi, những người bán vé số dạo hoặc bán hàng rong quanh bến xe.
Ông Nguyễn Văn Cường (58 tuổi) làm nghề xe ôm trước cổng BXCL cho biết: "Những chuyện này bọn tôi thấy hoài. Nhiều khi tụi nó giả vờ đi vệ sinh rồi hút chích, không ai biết được". Ông Cường cũng cho biết thêm, ông đã nhiều lần báo công an bắt các đối tượng hút chích tại những nhà VSCC này. Thế nhưng, những ống kim, ống thuốc vẫn xuất hiện đều đặn nơi đây.
Trên cửa của các phòng VSCC tại BXCL đều có treo bảng "Cấm sử dụng ma túy dưới mọi hình thức". Những tấm biển này đã rách dần, rách mòn theo thời gian...
Nhà vệ sinh- "bãi đáp" của con nghiện
Bà Nguyễn Thị Lệ, 46 tuổi, bán hàng rong ở cổng BXCL, một "khách hàng" quen thuộc của nhà VSCC ở BXCL phàn nàn: "Nhà vệ sinh dơ sẵn rồi, mình có dội rửa sạch thì người khác lại làm bẩn cũng như không. Mà tôi đã để ý có thấy nhân viên nào của bến xe dọn rửa nhà vệ sinh sạch sẽ trước khi khách vào đâu".
Kim tiêm và nước cất vứt đầy trên bồn rửa tay trong nhà vệ sinh trước BXMĐ.
Người quản lý chỉ làm một việc là thu tiền, phần còn lại, khách hàng tự xử lý. Nhiều quý ông vì thế cứ thản nhiên chung phòng với các bà, các cô. Chính vì thế, đôi lúc người ta lại nghe thấy tiếng kêu thất thanh vang ra từ nhà vệ sinh nữ khi một quý ông nào đó xộc vào.
Tại một nhà VSCC trước cổng bến xe Miền Đông (BXMĐ), bồn nước rửa mặt đã trở thành bể chứa...rác. Bên cạnh là những ống kim tiêm, nước cất dùng để chích ma túy còn mới nguyên.
Khách hàng chủ yếu của nhà VSCC ở bến xe là lái xe ôm và bán hàng rong.
Về tình trạng kim tiêm, ống chích vứt bừa bãi trong khu nhà VSCC, ông Thượng Thanh Hải, Phó Giám đốc BXMĐ cho biết: "Hiện nay bến xe chúng tôi có khoảng 100 bảo vệ luôn túc trực, kiểm soát tình hình an ninh trong bến xe. Tuy nhiên tình trạng có kim tiêm, ống chích trong khu vực nhà vệ sinh nếu xảy ra cũng khó phát hiện sớm vì đó là nơi tế nhị".
Theo ông Hải, hiện các khu nhà vệ sinh tại bến xe miền Đông đã được thầu cho tư nhân bên ngoài sử dụng kinh doanh. BXMĐ sẽ rà soát ngay tình trạng này để đảm bảo an toàn cho người dân và hành khách. Nếu trường hợp thấy nghiêm trọng, BXMĐ sẽ cắt hợp đồng với tư nhân đang thầu kinh doanh các khu vực nhà vệ sinh công cộng.
Theo VietNamNet
Uống sinh tố hay uống hóa chất? Một thứ bột sền sệt được lấy trong một chiếc túi vàng rồi trộn cùng đường và đá tạo thành một cốc sinh tố hoa quả đẹp mắt. Có lần, anh bạn cảnh báo: "Ra quán đừng có gọi sinh tố. Hoa quả để vô thời hạn, mất vệ sinh lại toàn hoá chất độc hại, tôi chỉ nghĩ có thể anh bạn...