Kinh hoàng bộ tộc ăn thịt người ghê rợn nhất Ấn Độ
Là nỗi ám ảnh khắp Ấn Độ, những tăng lữ của bộ tộc Aghori ở Varanasi ăn thịt người và sống tại các khu hỏa táng để tìm kiếm sự khai sáng.
Bộ ảnh chụp những tăng lữ với mặt tô màu và tràng hạt quấn quanh cổ này do nhiếp ảnh gia người Italy, Cristiano Ostinelli, thực hiện. Ông đã dành thời gian sống cùng bộ tộc để tìm hiểu về họ.
Các thành viên bộ tộc bí ẩn sống ở những khu hỏa táng, và ăn thịt người là một nghi lễ của họ.
Ngoài ra, họ còn dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết để được khai sáng.
Ông Ostinelli cho biết: “Bao quanh họ là một tấm màn bí ẩn. Người Ấn Độ sợ họ và cho rằng họ có thể tiên đoán tương lai, đi trên mặt nước cũng như thực hiện những lời tiên tri độc địa”.
Video đang HOT
Các tăng lữ này sử dụng cần sa, rượu và thiền để đạt tới trạng thái thức tỉnh và tới gần thần Shiva của đạo Hindu.
Người Aghori cũng tin rằng bằng việc thực hiện những điều người khác coi là cấm kỵ, họ sẽ đạt được sự khai sáng.
Họ sống trong các khu hỏa táng của Ấn Độ, nơi được cho là có sự hiện diện của thần Shiva và nữ thần Kali Ma, ăn những gì người khác vứt bỏ.
Thi thể thường được hỏa táng và sau đó tro được rắc xuống sông Hằng, nhưng có những thi thể được thả xuống mà không qua hỏa táng.
Người Ấn Độ truyền tai nhau, người Aghori nhặt những thi thể đó và dùng trong các nghi lễ khai sáng tinh thần. Họ ăn thịt và xây ban thờ từ những thi thể này.
Lời truyền tụng đó càng được khẳng định bởi thói quen sinh sống ở nghĩa trang và các khu hỏa táng, nơi mang đậm không khí chết chóc.
Người Aghori xa lánh các tài sản vật chất và thường khỏa thân. Đây là một biện pháp để tách khỏi những ảo giác trần tục và thể hiện cơ thể con người ở dạng thuần khiết nhất.
Những người Aghori ngày nay có nguồn gốc từ thế kỷ 17, với người khởi xướng là Baba Kinaram. Kinaram theo Thanh giáo và được cho là thọ tới 170 tuổi.
Theo_Kiến Thức
Nga đánh tiếng muốn gặp OPEC bàn chuyện giá dầu
Nga sẵn sàng gặp các thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cũng như các nước sản xuất dầu khác ngoài khối này để bàn về tình hình thị trường dầu thế giới hiện nay - Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết cách đây ít hôm.
Một nhà máy lọc dầu ở Nga - Ảnh: Bloomberg/CNBC.
Theo hãng tin CNBC, khi đề cập đến khả năng Nga nhóm họp với 12 thành viên OPEC, ông Novak nói "nếu diễn ra sự tham vấn như vậy, chúng tôi sẵn sàng tham gia". Tuy vậy, ông Novak không nói rõ liệu một cuộc gặp như vậy, nếu có, sẽ diễn ra ở đâu.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga cũng cho biết một cuộc gặp giữa giới chức Nga và Saudi Arabia đã được lên kế hoạch diễn ra vào cuối tháng này để bàn các vấn đề về năng lượng và một số dự án khác.
Thông tin về khả năng Nga gặp OPEC để bàn chuyện giá dầu đã đẩy giá năng lượng này tăng trong phiên giao dịch ngày 5/10. Chốt phiên tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 tăng 1,6%, chốt ở 46,26 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 11 tại London tăng 2,3%, chốt ở 49,25 USD/thùng.
Khi được hỏi liệu cuộc gặp giữa Nga và OPEC có thể diễn ra trong những tháng sắp tới hay không, các quan chức của khối này chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào.
Ngoài ra, cũng theo CNBC, những gì mà ông Novak nói có vẻ trái ngược với phát ngôn của một đồng nghiệp của ông trong Bộ Năng lượng Nga. Một vị quan chức của bộ này hôm thứ Sáu tuần trước nói không nghe thông tin gì về việc Nga có thể họp với OPEC và Moscow vẫn duy trì quan điểm không hợp tác với OPEC.
Giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt quốc tế đã "chung tay" đẩy kinh tế Nga vào suy thoái. Trong khi đó, các thành viên OPEC, từ các "đại gia" Trung Đông cho tới các nước nghèo hơn như Venezuela và Nigeria, cũng đều điêu đứng vì sự mất giá của dầu thô trong vòng hơn 1 năm qua.
Tuy vậy, thay vì giảm sản lượng để cứu giá dầu, OPEC quyết giữ hạn ngạch sản lượng ở mức 30 triệu thùng/ngày để bảo vệ thị phần trước sự cạnh tranh của các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.
Hồi tháng 5, Nga và OPEC đã họp để bàn về sự lao dốc mạnh của dầu thô. Trong cuộc họp đó, Nga từ chối cắt giảm sản lượng dầu để hỗ trợ giá dầu - một quyết định hoàn toàn có thể hiệu được vì bản thân OPEC cũng không chịu giảm sản lượng.
Sau đó, hai bên đã đề xuất tổ chức một cuộc họp tiếp theo, nhưng không có sự ấn định cụ thể nào về thời gian hay địa điểm. Theo giới phân tích, nếu thực sự có một cuộc họp nữa giữa Nga và OPEC thì đó sẽ là một tín hiệu cho thấy OPEC đang sẵn sàng thảo luận về thay đổi chiến lược hoặc hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Mới đây, Bộ Tài chính Nga đề xuất tăng thuế đánh vào các công ty xuất khẩu dầu để tăng thu ngân sách thêm hơn 24 tỷ USD trong thời gian 2016-2018. Tuy vậy, Bộ Năng lượng Nga phản đối kế hoạch này.
Tuy giá dầu giảm nhưng các công ty xuất khẩu dầu của Nga lại được hưởng lợi từ việc đồng nội tệ giảm giá. Đồng Rúp mất giá khiến dầu xuất khẩu của Nga có sức cạnh tranh tốt hơn, đồng thời giúp các công ty dầu lửa của nước này thu về số tiền lớn hơn khi quy đổi doanh thu từ ngoại tệ sang Rúp.
Theo VnEconomy
10 sự thật thú vị về Chiến tranh Thế giới II Quân Nhật chưa hoàn toàn đầu hàng, điệp viên hai mang nhận huân chương từ cả hai phe, chú gấu được phong hàm Hạ sĩ ... là những sự thật về Chiến tranh Thế giới Sau Chiến tranh Thế giới II, quân Nhật đã đầu hàng . Tuy nhiên, còn một lính Nhật tên là Hiroo Onada không ra đầu hàng do người...