Kinh hãi với “đẳng cấp chơi” của thiếu gia
Gần đây, xung quanh chuyện ăn, ở, học, chơi và hưởng thụ của các thiếu gia, có bao chuyện để bàn. Họ “xài” đồ “xịn”, “độc” nhất và phần lớn là hàng hiệu để khẳng định cho style – phong cách chơi của mình, một phần hàm ý sự quảng cáo cho bố mẹ đại gia của họ
Một bộ quần áo họ mặc trên người, bằng thu nhập cả năm của cả chục hộ nghèo ở miền núi. Hoặc, mỗi lần đi làm đẹp ở châu Âu bằng tổng thu nhập của… một huyện vùng cao…
Một cuộc “chơi” mang màu sắc thác loạn của các thiếu gia VIP. Ảnh minh hoạ
Bất ngờ với câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh… có hẳn những câu lạc bộ thiếu gia. Nói là câu lạc bộ cho oách, chứ thực tế, đó là một nhóm thiếu gia “hợp cạ” chơi với nhau. Theo giới thiệu của Hoàng Oanh thì Oanh là thành viên của câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP. Tức là không còn câu lạc bộ thiếu gia nào Pro (đẳng cấp – PV), “xịn” hơn thế nữa.
Tiết lộ bi hài và gây… sốc Là thành viên câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP phải có đủ các yếu tố: Đã từng đi du học trời Âu biết “đập đá” có xe ô tô “triệu đô” dùng toàn hàng hiệu và cha mẹ phải là đại gia có tiếng. Đại gia ở đây không giới hạn là thương nhân, quan chức, hay nhà khoa học. Miễn là một gia đình giàu có, có vị trí trong xã hội. “Nếu cha mẹ là đại gia nổi tiếng, không có thực lực thật, bị vỡ nợ, phá sản, mất chức sẽ bị “khai trừ” khỏi câu lạc bộ, hết tư cách thành viên để còn xem xét kết nạp người khác”, một thành viên câu lạc bộ VIP&VIP tiết lộ.
Oanh cho biết: Là thành viên của VIP & VIP cực khó, phải hội tụ nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là danh tiếng của “ông bô, bà mế” tới đâu trong thương trường và xã hội. Thực lực của “ông bô, bà mế” ra sao? Phải có xe ô tô “triệu đô” trở lên. Trong túi không được có tiền Việt, chỉ tiêu bằng ngoại tệ. Đồ mặc trên người phải là hàng hiệu nổi tiếng thế giới. Nếu là nữ thì giày, dép, túi xách, nhẫn, dây chuyền… phải hàng châu Âu, Mỹ, Nhật hoặc những thương hiệu “đã được khẳng định” ở Trung Đông chứ hàng châu á thường thì không được duyệt. Các thiếu gia phải dùng điện thoại Vetus, nếu không có Vertu thì cũng là iPad “xịn”, Nokia gắn kim cương… Tóm lại, rất nhiều “điều kiện”.
Vì thế, câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP chỉ có chưa đến 20 thành viên, “phủ sóng” rộng cả nước. Một cuộc điện thoại, 2 tiếng sau, thiếu gia có thể từ TP. Hồ Chí Minh sẽ có mặt ngay ở Nội Bài (Hà Nội) hoặc ngược lại – một điều kiện Pro gần như là luật bất thành văn trong câu lạc bộ.
Oanh cho biết: “Phương châm hoạt động” của nhóm là phải “độc”, “lạ” và đẳng cấp từ ăn, ở, chơi cho đến học. Trong số 19 thành viên câu lạc bộ VIP & VIP có đến 18 thành viên từng theo học các trường đại học danh tiếng ở Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Canada…”.
Tôi tò mò: “Thế thì giỏi lắm nhỉ, gọi là siêu thiếu gia được đấy!”. Oanh cười lớn: “Cô đùa cháu đấy à, hay định nhạo báng bọn cháu đấy? Đăng ký đi du học cho oai, chứ có nạp được tý gì vào đầu đâu. Sang đó, cả bọn toàn chơi. Đặc thù của đa số đại học nước ngoài là đăng ký học thoải mái, đóng tiền vào là được đi học. Nhưng học để thi, để kiếm bằng thì với bạn cháu gần như đánh đố. Một số môn, họ cấp chứng chỉ là đã học xong chương trình học. Thế là tốt lắm rồi. Có đứa nào chịu học từ đầu đến cuối đâu. Cầm chứng chỉ viết bằng tiếng Anh về, lừa được khối người, trong đó có cả “ông bô, bà mế”.
Kinh hãi với những ngón chơi
Đức Bình thuộc nhóm thiếu gia đẳng cấp thường thường bậc trung ở Hà thành kể: “Thiếu gia nào cũng biết dùng ma tuý tổng hợp. Đó là cách hưởng thụ mà giới thiếu gia trẻ cho là đẳng cấp nhất hiện nay. Bây giờ chuyển sang ma tuý đá. Vì, một số thiếu gia tìm hiểu hay nghe ở đâu đấy, nói rằng: Dùng ma tuý đá “đỡ hại người hơn” và khó bị phát hiện ra là kẻ nghiện ma tuý. Thiếu gia “sính” ma tuý đá cũng vì lý do khác nữa là “sống bầy đàn” dễ hơn. Mỗi năm, thiếu gia phải xuất ngoại ít nhất 5 – 7 lần đi du lịch, đi chơi ở trời âu, Mỹ mới là đẳng cấp. Có thiếu gia, khi đi còn được phụ huynh cho mang theo người giúp việc để chăm sóc nhằm đảm bảo “điều độ” trong ăn, ngủ, chơi cho thiếu gia”.
Video đang HOT
Đây là thứ “thần dược”… ma tuý đá, được mệnh danh “chữa bách bệnh cho thiếu gia”.
Cá độ bóng đá, lô đề cũng là “nghề” mà thiếu gia yêu thích. Mấy “môn thể thao” tiêu tiền này giúp thiếu gia có thêm “mối quan hệ xã hội” rộng rãi. Thiếu gia An Đức ở Sài thành, vứt hẳn 1 con Camry nhập nguyên chiếc 3.0, đời chót cho một trận độ là chuyện thường. Một ngày nếu không vứt vài nghìn điểm lô thì không phải là thiếu gia. Một điểm lô là 23.000 đồng, vài nghìn điểm sẽ là bao nhiêu? Nếu thiếu gia “kết” con đề nào thì “bạch thủ” từ 10.000 USD trở lên chứ không bao giờ thèm chơi cò con. Bình hưởng ứng: “Đã chơi là không được tiếc. Mà đã thắng, đã trúng thì phải “đậm” chứ vài chục triệu thì nhằm nhò gì so với số tiền đã bỏ ra”.
Hoàng Oanh “tố” một số thiếu gia trong câu lạc bộ “cố ý chơi trội” bằng việc đi nước ngoài, toàn tách đoàn ra để “đánh quả lẻ”. Tôi hỏi: “Đánh quả lẻ như thế nào?”. Oanh bảo: “Cô không biết thật à? Bọn nó tách ra rồi đi vào “nhà đèn”, “nhà thổ” chơi gái đấy. Vào đấy, tốn vài chục nghìn USD/lần chứ chẳng chơi. Về nhà, cặp với một em, xinh như mộng, chơi đến chán cũng chỉ đến từng đó thôi”.
Giọng Oanh có vẻ trách móc và tiếc rẻ. Nghe đến đó, Trọng Tiến (một thiếu gia “xịn” ở Hải Phòng, mới 20 tuổi) bày tỏ quan điểm theo kiểu từng trải tình trường, rằng: “Đi châu Âu, châu Mỹ, châu Úc mà không nếm mùi vị “chị em” bên đó thì phí lắm. Mang tiếng là “nhà thổ” nhưng họ chuyên nghiệp vô cùng. Gái ở đó rất “dạn” nên “yêu” cũng khoái và sung hơn…”. Tôi nghe xong, chuyển từ choáng sang thất kinh và không thể tin đó là lời của tụi trẻ chỉ mười mấy đôi mươi tuổi.
Oanh thừa nhận: “Tại nhà hàng sang trọng nào ở Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, câu lạc bộ thiếu gia VIP & VIP cũng có thẻ gửi rượu. Chỉ cần một cuộc điện thoại là được phục vụ như ý, thậm chí là trên cả tuyệt vời. Có người gắp thức ăn cho vào bát và nếu thích, nhân viên còn bón vào miệng cho luôn. Đồ ăn toàn là đặc sản. Bát riêu cua đồng mà thực đơn tính tiền ghi 1,5 triệu đồng. Nhà hàng bảo, cua đồng ở vùng nổi tiếng, lại trái mùa… Họ nói thì biết thế chứ chúng cháu có đi chợ bao giờ đâu mà biết đúng hay sai…”.
Rất nhiều chuyện nhỏ to, ngoài lề chán chê, tôi mới hỏi Tiến, Bình, Oanh…: “Tiêu tiền như thế không thấy xót à?”. Cả ba cùng đồng thanh: “Có ai lấy trộm của mình đâu mà tiếc, mà xót. Mình tiêu cho mình mà cô? Tiêu tiền, được phục vụ, được ăn, được chơi thì sướng chứ xót gì?”. “Thế cha mẹ không cho nữa thì lấy đâu ra để tiêu?”. Oanh khẳng định: “Cháu có nhiều cổ phần ở công ty lắm, hàng tháng, họ chuyển cổ tức vào thẻ, tha hồ tiêu. Cháu có phải xin bố mẹ đâu? Bố mẹ cháu không thể “đổ” (phá sản-PV) được. Nếu thế, bố mẹ cháu chết trước à?”. Bình và Tiến thì bình thản hơn: “Biết đến đâu, hay đến đó cô ạ. Bây giờ có tiền thì cứ chơi đi, khi nào không có tính sau”. Kể ra, Oanh nói cũng có lý, “nếu bố mẹ chúng cháu mà “sụp” thì nhiều người khốn khổ theo chứ không riêng gì gia đình bọn cháu”.
Chia tay với những “thiếu gia đẳng cấp”, tôi thấy đầu quay cuồng bởi lối suy nghĩ sống thực dụng, sống chỉ để đòi hỏi và hưởng thụ của một bộ phận thanh niên con nhà giàu. Giá như những số tiền dùng chỉ để chơi bời đó, họ dùng vào những việc nghĩa thì tốt biết mấy?
Những bữa tiệc trăm triệu Trọng Tiến, một thiếu gia Hà thành cho biết: “ăn một bữa của 10 thiếu gia thôi, hết vài chục đến trăm triệu đồng là chuyện bình thường. Cứ ra quẹt thẻ là xong. Mà thiếu gia nào chẳng có vài thẻ ATM VIP, rút tiền quốc tế?”. “Ăn vàng hay sao mà nhiều tiền thế?”, tôi ngỡ ngàng. Tiến nói: “Ngoài đồ ăn, đồ uống thì còn tiền “bo” cho các em rót rượu và nhân viên phục vụ bàn nữa chứ. Riêng tiền phòng VIP cũng đã 2-3 triệu đồng rồi. Rượu Tây, toàn trộm của “ông bô, bà mế” ở nhà mang đi, mỗi chai cũng trên dưới chục triệu đồng. Đã nhậu thì phải 5-7 chai, thế thì chẳng đến cả trăm triệu hay sao?”.
Theo NDT
Máy bay mô hình - thú chơi 'tiền rơi vẫn sướng'
Hàng chục chiếc máy bay lơ lửng trên không trung, xoay lượn những vòng điệu nghệ. Tiếng động cơ nổ chói tai, lẫn vào đó là tiếng hò hét cổ vũ đầy phấn khích...
Đang biểu diễn "sung" trong tiếng hò reo phấn khích của mấy chục "người hâm mộ", bỗng chiếc máy bay mô hình của Dũng mất lái, chúi đầu, cắm thẳng xuống đất... hạ cánh. Một tiếng "xoảng" vang lên khô khốc, đám đông ồ lên tiếc nuối còn khổ chủ vội chạy lại kiểm tra "vết thương" của con cưng.
"Vứt đi rồi!", Dũng thở dài nhấc máy bay lên ngắm nghía, phần máy nứt toác, đầu máy bay bị dập nát còn hai hai cánh gãy làm đôi.
Muốn biết chơi là phải... đập
Mặc dù vẫn còn vẻ tiếc nuối nhưng khi được hỏi Dũng vẫn cười xòa, vẩy tay: "Mọi người vẫn nói vui muốn chơi trò này là phải... đập. Từ lúc học chơi, tập điều kiện, thậm chí chơi thạo, chuyện "đập" máy bay là thường. Mình chơi trò này hơn một năm thì... "vứt đi" cả chục cái rồi".
Cảnh khổ chủ đi nhặt "xác" máy bay như thế này không hiếm. Chính vì thế, thông thường người chơi thạo, sở hữu 4-5 mô hình khác nhau.
Dũng lý giải, sở dĩ như vậy bởi học chơi máy bay mô hình không hề dễ. Phải thường xuyên luyện tập từng bước một. Từ những kỹ thuật bay cơ bản nhất là lượn sau đó nâng lên từng cấp độ khó dần như xoay, bay nghiêng, bay vòng, bay ngửa, đứng yên hay kết hợp vừa nghiêng, vừa ngửa vừa xoay trên một đường thẳng...
"Tuy nhiên, để tập xong kỹ thuật bay cơ bản người "lập kỷ lục" học nhanh nhất cũng mất tháng rưỡi, còn thông thường là 2-3 tháng. Hơn nữa, đây cũng là thú chơi mang tính rủi ro cao. Nếu gió quá mạnh, hoặc bộ điều khiển bị nhiễu sóng là máy bay "rụng" như chơi. Mà cái "giống" này cứ đập xuống đất là mất tiền. Nhẹ thì chỉ phải thay vỏ, nặng thì đi đứt cả bộ máy luôn", Long nói.
Theo lời Long, với những máy bay tự chế, bộ vỏ "nhẹ tiền" nhất mất 200-300.000 nghìn đồng, máy 2-3 triệu đồng. Với những chiếc máy dạng lớn, nhập ngoại thì nặng tiền hơn, dao động từ 10-30 triệu đồng. Như vậy, nếu quy ra tiền, mỗi người từ lúc học cho đến khi có thể bay thạo đi tong khoảng 40 triệu đồng".
Máy bay mô hình có 2 dòng: xăng và điện...
... Tùy sở thích và trình độ, mỗi người chơi "sắm" cho mình mô hình có giá khác nhau.
Dòng ngoại nhập thường có giá "khoai" hơn dòng tự chế.
Long kể, chủ nhật tuần nào cũng vậy, anh cùng khoảng 50 thành viên của CLB Hàng Không miền Bắc, hàng tuần đều có mặt tại Sân bay Xuân Đỉnh để chơi. "CLB của chúng tôi có đủ các lứa tuổi. Bác già nhất đã sang tuổi 70, cháu nhỏ nhất mới lên 6. Mỗi người mỗi nghề, có người làm giám đốc, có người làm kinh doanh, có người làm giảng viên ĐH, có SV... Vì thế, nếu đánh giá đây là thú chơi "đốt tiền", hay thú chơi dành cho các đại gia thì không hẳn chính xác. Người chơi máy bay tự chế thì không tốn nhiều, người chơi "sang" thì sắm máy bay "khủng" nhập từ Mỹ, Hong Kong...".
Tuy nhiên, Long cũng khẳng định đây là thú chơi khá kén người bởi để tham gia người chơi cần rất nhiều yếu tố: có kinh tế, đam mê, kiên nhẫn, có kiến thức sơ lược về khí động học, điện kỹ thuật...
Kết cấu khá đơn giản nên người chơi không mất nhiều thời gian để lắp đặt.
Chiếc máy bay mô hình này có giá khoảng 2000 USD, có thể biểu diễn kỹ thuật bay 3D (bay ngược, xuôi, vòng trên một đường thẳng cũng như nhau).
Các mô hình trước khi cất cánh đều phải thử động cơ kỹ càng để tránh rủi ro.
Điều kiện bay lý tưởng là trời đứng gió.
"Vợ cho mượn được, nhưng máy bay thì... không"
Đó chỉ là câu nói đùa vui của anh Trần Công Tùng, thành viên CLB Hàng không phía Bắc nhưng nó cũng phần nào diễn tả "một cách tượng hình" niềm đam mê của anh với thú chơi máy bay mô hình này. Bởi theo anh, có một lần cầm điều khiển cho "con cưng" của mình bay vút lên trời, nghe tiếng phành phạch của động cơ mới thấm được hết cái thú, cái vui sướng của những dân "nghiện" máy bay mô hình như anh.
Còn Nguyễn Hải Nam, sinh viên năm 2, ĐH Bách Khoa, cũng là dân nghiện máy bay mô hình thì vui vẻ chia sẻ : "Cái cảm giác cả đêm thức hí hoáy cắt rồi lắp ráp máy bay, sáng ra cầm điều khiển nhìn máy bay mình cất cánh vui sướng lắm. Bao nhiêu mệt mỏi tan biến, chỉ thiếu mỗi nước nhảy cẫng lên mà hò reo. Cứ như mấy tháng "cưa cẩm" một cô gái, một ngày đẹp trời cô ấy gật đầu "cái rụp" ấy".
Anh Trần Công Tùng: "Phải cầm điều khiển, thử trải nghiệm mới thấm được hết cái thú chơi này".
Cậu sinh viên Nguyễn Hải Nam với chiếc máy bay mô hình tự chế. "Em chơi máy bay mô hình bằng tiền làm thêm".
Lê Trang
Theo BĐVN
Thú chơi bồ câu đua của người Sài thành Người huấn luyện đã khiến bồ câu đua biết định vị và bay ở một khoảng cách từ hàng ngàn cây số nhưng vẫn tìm đến đúng chủ nhân của nó. Đặc biệt, các chú chim này rất thích tắm. Nuôi bồ câu đua là trào lưu không mới ở Sài Gòn nhưng để có một "vận động viên" đoạt giải cao nhất...