Kinh hãi vì vợ mặc quần thủng, gãi mông sồn sột
Là vợ chồng, tuy vẫn còn tình cảm nhưng những người chồng ngày càng thấy ớn và hãi hùng với những cô vợ vô duyên “vô đối”. Với họ, có vợ như vậy đúng là “vợ dại hại 3 đời”.
Mới lấy vợ được 4 năm nay, nhưng nhiều lần anh Hùng phát hoảng vì ngày càng nhận ra vợ của anh “có duyên” dễ sợ. Mấy năm nay, anh luôn cố gắng nhẫn nhục, chịu đựng vì con mà sống. Nhưng thật sự, anh đã ngấy tận cổ với người vợ như vậy.
Anh Hùng tâm sự: “Cái duyên rất quan trọng đối với phụ nữ. Phụ nữ xấu vẫn có thể chấp nhận được nhưng vô duyên thì không thể. Mình đã bao lần nhắc nhở và cả dạy bảo vợ, nhưng rồi hình như đã ăn vào nếp sống, nếp nghĩ nên vợ không bỏ được. Ngán nhất là vợ còn cãi cùn rằng nảy sinh ra thói xấu đó của vợ, là chồng mình phải chịu trách nhiệm với nó. Trong khi nhìn lại mình bao lần, mình có đâu biến đổi và vô duyên như vợ đâu”.
Ảnh minh họa
Nhớ lại hình ảnh người vợ ý nhị trước đây của mình, anh Hùng kể: “Trước đây yêu nhau, vợ mình lúc ấy đẹp, ngây thơ, tinh tế và dịu dàng đến bất thình lình ấy. Vậy mà lấy nhau rồi, em cứ ngày một trở nên cục cằn và đặc biệt vô duyên không thể tả. Nhiều khi nhìn thấy những hành động của vợ mà mình chẳng còn thấy vợ xinh đẹp như thiên thần nữa. Ngược lại giờ nhìn em nhiều lúc ứng xử như người điên, dở hơi, hâm hâm vô duyên đến hãi hùng”.
Như sợ những lời nói của mình chưa thuyết phục được người khác tin, người chồng 32 tuổi này lôi ra một mớ những hành động vô duyên không thể chấp nhận được của vợ mình: “Mỗi khi ở nhà với chồng, vợ mình không cần giữ kẽ hay ý tứ. Nhiều lần cô ấy có những hành động trung tiện với tiếng rất to. Đã thế, vợ chẳng hề ngượng mà còn tỏ thái độ rất sảng khoái. Rồi khi vợ cười, giọng cười nghe phát khiếp luôn. Chưa kể khi đang ăn uống với chồng con, vợ còn vô ý nói những chuyện mất vệ sinh hoặc không thì có những hành động mất vệ sinh kinh khủng đến con nhỏ cũng phải kêu lên: “Mẹ vừa ăn vừa ngoáy mũi kìa. Mẹ ở bẩn nhé’”.
Đáng lo ngại hơn, với anh Hùng còn là những hành động vô duyên đến “vô văn hóa” mà chính vợ anh cũng không nhận ra được. Vợ của anh lại còn khoe với vẻ rất tự hào với chồng: “Vợ kể rằng, mỗi lúc vợ đi siêu thị, cứ đến quầy hoa quả là vợ lén ăn một vòng cật lực. Khi đi ra không phải trả tiền. Rồi khi vợ nhận xét về cơ thể phụ nữ của những người bạn, đồng nghiệp của mình thì rất thô thiển. Mình mắng cho bao bận mà chẳng chừa”.
Nói về người vợ vô duyên của mình, người chồng này chán ngán bảo: “Người ta nói, giàu vì bạn, sang vì vợ. Vợ kiểu này thì chắc chắn mình chẳng sang mà cũng không thể giàu nổi. Có lẽ mình phải giáo dục con trai mình cẩn thận về vụ này. Chứ có vợ dại hại 3 đời”.
Một trường hợp khác là vợ anh Thuần 35 tuổi trú tại Lạc Trung – Hà Nội. Dù cũng là một người chồng suốt 6 năm nay, nhưng anh Thuần, cũng phải công nhận, ở với người vợ vô duyên thật khổ sở và muối mặt. Đã có nhiều lúc anh Thuần xấu hổ không thể tả, không dám mời bạn bè tới nhà chơi. Nhưng xác định là cái tính vốn có, anh Thuần đã cố phiên phiến đi, nhìn vào mặt tốt của vợ mà sống.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Nhưng nhiều lúc anh vẫn không thể chịu nổi. 6 năm qua, sống với người vợ vô duyên nên anh nhiều lần giả câm, mù, điếc. Song có lúc anh vẫn bực bội.
Trước đây, vợ anh là bạn học cùng lớp với anh. Mỗi khi đi đâu, vợ anh đều chải chuốt là lượt và ăn nói nhỏ nhẹ, duyên dáng khiến anh rất hãnh diện. Nhưng sau 6 năm, người vợ khéo léo của anh ngày nào đã thay đổi chóng mặt.
Nhiều tối, dù sắp đi ngủ, anh Thuần vẫn thấy vợ chẳng đánh răng, lại còn cứ nằm cười hềnh hệch trên giường. Kinh dị hơn, trên hàm răng của vợ, anh Thuần còn thấy mắc luôn chút rau xanh vừa ăn trong bữa tối. Nhìn vợ khi ấy, thật sự anh thấy chẳng khác gì thị Nở ngày xưa.
Anh than vãn: “Đã vậy, thỉnh thoảng ở nhà, vợ còn mặc quần áo thủng đít, cạp đã bai xệ dưới rốn trông vô duyên kinh. Mình đã bảo vứt bộ quần áo ấy đi mấy lần nhưng em cứ bảo ở nhà có ai nhìn đâu. Có khách đến thì sẽ đi thay. Rồi khi có khách đột suất đến nhà, vợ cũng cuống lên chẳng nhớ thay. Em vẫn cứ hiên ngang đi lại trước mặt khách dù chồng đã nhấm nháy mấy lần cũng không thèm để ý. Có khi em vừa đi vừa vô ý gãi mông sồn sột khiến mình là chồng muốn xấu hổ đến độn thổ”.
“Ngán ngẩm nhất là những ngày mưa, vợ chồng mình vì đi làm cùng đường nên mình thường phải chở vợ. Những ngày ấy, hai vợ chồng mình lai nhau xe máy. Mưa to nên đường hay có những vũng nước đọng. Vợ mình ngồi sau nhấc cả người, cả chân đu lên người chồng rồi cười khúc khích. Lúc ấy mình ngượng với người đi đường kinh lên. Đã làm bẩn quần của chồng, em lại còn càu nhàu: &’Anh đi đứng thế hả?’” – Anh Thuần kể lại.
Như rút kinh nghiệm từ chính hoàn cảnh của mình, anh Hùng đang muốn ra hạ sách cuối cùng để cải tạo vợ vô duyên: “Ở với vợ vô duyên, dù đã góp ý các kiểu nhưng xem ra bệnh này của vợ đã hết thuốc chữa rồi. Chẳng lẽ vợ làm gì, nói gì vô duyên, mình là chồng lại đối lại y xì với vợ như vậy. Song càng nói, vợ càng ì ra, rồi còn biện bạch kiểu chổi cùn nữa. Chẳng lẽ lại cho vợ ăn mấy bạt tai mới chừa tính vô duyên mọi nơi, mọi lúc này?”.
Theo VNE
Cám cảnh như vợ chồng nghèo bám trụ lại thành phố
Mưu sinh nơi thành phố thật chẳng dễ dàng. Dù biết vậy nhưng những cặp vợ chồng nghèo xuất thân từ thôn quê này vẫn hy vọng cuộc sống của mình sẽ khấm khá hơn để đời con cháu bớt khổ.
Vợ chồng anh Tiến - chị Thanh (Từ Liêm, Hà Nội) cùng quê ở Tiên Lữ - Hưng Yên. Anh chị lên Hà Nội lập nghiệp đến nay đã được gần chục năm. Ngày ấy, vừa cưới nhau xong thì bố anh Tiến đột ngột qua đời, để lại căn nhà tập thể hơn 20m2 trên Hà Nội. Mẹ anh mất trước đó 3 năm, trong khi anh là con một. Vì thế hai vợ chồng bàn nhau lên Hà Nội kiếm sống.
Những ngày mới lên Hà Nội, cả hai nhờ vả người quen, bạn bè khắp nơi những mong sớm tìm được chỗ đi làm. Nhưng một tháng trôi qua vẫn chưa có kết quả, trong khi tiền ăn uống thì vẫn phải chi tiêu đều đặn.
Do đó, anh quyết định đi làm xe ôm. Sau đó, anh được người anh họ giới thiệu đến học việc sửa điện thoại. Có chút tay nghề, anh quyết định về bán căn nhà ở quê lấy vốn mở cửa hàng buôn bán điện thoại cũ và sim thẻ.
Cửa hàng mới mở, khách chưa có nhiều nói gì đến chuyện lãi lời. Trong khi đó tiền thuê nhà thì vẫn phải trả đầy đủ, anh gầy rộc người đi, chị Thanh thì như ngồi trên đống lửa. Đến khi hàng bắt đầu đông khách hơn thì chủ nhà lại đòi nhà để xây lại. Anh chị lại tìm một chỗ mới, xa nhà hơn và tiếp tục khởi đầu một hành trình gian nan.
Cũng phải mất 2 năm đầu kinh doanh chật vật, vợ chồng anh Tiến mới tạm có lãi. Lúc này, anh chị sinh đứa con đầu lòng. Chị nhờ bà ngoại lên chăm cháu. Còn chị, ngay khi vẫn còn ở cữ, chị Thanh vẫn phải qua lại cửa hàng trông coi những lúc anh đi lấy hàng hoặc có việc bận.
Khi con gái lên 4 tuổi cũng là thời điểm khá giả nhất của gia đình anh Tiến. Anh chị tích góp mua được chiếc xe máy mới. Thế là mỗi người một chiếc xe riêng tiện cho việc đưa đón con và công việc.
Anh tính nếu buôn bán thuận lợi thì sẽ dành dụm sửa sang lại căn nhà tập thể đang ở. Căn nhà đã quá cũ nát, lần nào mưa cũng dột tứ tung, sửa được chỗ này thì dột chỗ khác. Không những thế, vì các nhà xung quanh đã xây cao hết nên một mình nhà anh lọt thỏm, trũng hẳn xuống nên còn bị ngập liên tục. Anh kể: "Những trận mưa to, vợ chồng mình toàn phải huy động hết xô chậu để hứng chỗ giột. Nghĩ lại mà vẫn thấy ớn".
Công việc đang khởi sắc một chút thì chủ nhà lại đòi tăng giá thuê cao gấp rưỡi giá cũ. Không chịu được giá mới, anh chị lại tìm một điểm thuê khác. Nhưng lần này cửa hàng lại nằm sâu trong ngõ nên suốt mấy tháng trời, hầu như anh Tiến chỉ bán được sim và thẻ. Hơn nữa, thời gian này giá điện thoại giảm mạnh lại nhiều chủng loại, nhiều dòng máy hiện đại ra đời, khách mua và sửa máy cũ cứ thưa vắng dần.
Đúng lúc làm ăn khó khăn hơn thì chiếc xe máy mới mua của vợ chồng anh chị cũng không cánh mà bay trong một lần anh đi lấy hàng. Khó khăn này tiếp nối rủi ro khác.
Rồi lúc này, chị Thanh lại mang thai ngoài ý muốn. Biết là sinh thêm con trong giai đoạn này sẽ vô cùng vất vả nhưng anh chị không nỡ bỏ đi giọt máu của mình. Lúc con thứ 2 chào đời, anh đành phải thanh lý toàn bộ cửa hàng nhưng số vốn thu về chẳng bao nhiêu.
Vợ vừa mới sinh, trong khi tiền ăn, tiền học của con... chất chồng, anh Tiến lại phải tự xoay xở tìm việc mới. Cuối năm ngoái anh đã xin được một chân đi giao hàng. Hiện tại, bé thứ 2 đã cứng cáp nên chị Thanh đang tính tìm việc đỡ đần chồng.
Chị tâm sự: "Ngày nào anh cũng đi tối ngày, tiết kiệm từng đồng mang về cho vợ con 5 - 7 triệu/tháng. Nhưng 4 con người chỉ trông chờ vào từng ấy tiền, tháng nào cũng phải co kéo lên xuống. Mình thì không có bằng cấp, tình hình kinh tế lại khó khăn thế này, tìm việc đâu phải dễ. Nhiều lúc nghĩ cảnh vợ chồng nghèo cũng nản lắm, chỉ muốn về quê cho đỡ tốn kém. Khổ nỗi về thì làm gì nếu không định làm ruộng?".
"Nhiều lúc nghĩ cảnh vợ chồng nghèo cũng nản lắm, chỉ muốn về quê cho đỡ tốn kém" (Ảnh minh họa).
Khác với gia đình anh Tiến - chị Thanh, vợ chồng Vĩnh - Nhung (Hà Đông, Hà Nội) đều tốt nghiệp đại học nên công việc có phần bớt khó khăn hơn. Song ở vào cái thời buổi "nhất thân, nhì tiền, tam quyền, tứ chế", 2 vợ chồng họ cũng chỉ đi làm ở những công ty tư nhân nhỏ với đồng lương lẹt đẹt.
Nhung cho biết: "Vợ chồng mình đã chuyển chỗ làm vài lần nhưng nhìn chung thu nhập không khá hơn mấy. Tháng nào cả hai vợ chồng cũng chỉ kiếm được chưa nổi chục triệu. Trong khi đó tiền thuê nhà, tiền ăn tiêu, sinh hoạt, tiền mua sữa cho con... cứ dồn dập. Không ít lần đến hạn nộp tiền nhà mà không còn đồng nào, mình đành muối mặt lên khất bác chủ nhà. Cũng may bác thông cảm vẫn cho ở lại".
Cái khó của vợ chồng Vĩnh - Nhung là một người quê Bắc Ninh, một người Hà Tĩnh. Cuộc sống bình thường đã khó khăn nhưng đến những tháng giáp Tết thì họ càng thực sự kinh hoàng vì không biết lấy đâu tiền về quê mỗi dịp lễ Tết tốn kém.
"Đợt nào nghỉ lễ dài, mình với chồng cứ phải thay nhau nói khéo với bố mẹ ở quê là bận việc không về được. Một năm nhà mình thường chỉ về quê chồng ở Hà Tĩnh dịp Tết thôi. Vì mỗi lần như thế, ngoài tiền xe cộ đi lại, còn tiền quà cáp các kiểu. Có năm về quê ra phải đi vay tiền ăn" - Nhung ngậm ngùi kể.
Hỏi Nhung tại sao sống ở Hà Nội vất vả thế không tính về quê làm ăn, Nhung thành thật chia sẻ: "Cũng nghĩ rồi chứ, nhưng một phần là quê xa, về đâu cũng khổ, một phần là công việc của mình và anh xã về quê thì khó xin lắm. Giờ cứ nghĩ đến tương lai mờ mịt thì chả vui lên mà sống được nên chả dám nghĩ. Trước mắt vợ chồng mình xác định chỉ sinh một đứa thôi, chứ không có tiền mà nuôi nổi".
Cùng cảnh ngộ chật vật "bám trụ" lại thành phố là vợ chồng chị Phương - anh Hóa (Xuân La - Hà Nội). Hai anh chị đã sống cảnh thuê nhà được hơn 10 năm nay (đó là chưa kể thời gian đi ở trọ ngày còn là sinh viên).
Ba con người chui ra chui vào căn phòng chật chội chỉ hơn 15m2. Thấy con trai đã lớn (bé đang học lớp 2), anh Hóa đi đặt một chiếc giường tầng bằng sắt. Đưới là 2 vợ chồng nằm, tầng trên dành cho con.
Chị Phương chia sẻ về cuộc sống gia đình: "Chật chội, bí bích và bất tiện lắm, nhưng tìm nhà khác thì đắt tiền hơn nên đành ở vậy. Lương lậu của hai vợ chồng viên chức Nhà nước 'quèn' thì ai chả biết 'hẻo' đến thế nào.
Nhiều người không tin chứ cả chục năm nay, vợ chồng tôi vẫn xin gạo mẹ đẻ cung cấp. Quê tôi ở Thái Bình, ông bà cấy nhiều lúa, không có gì cho con ngoài việc trở thành nơi chu cấp gạo miễn phí. Cứ đều đặn tháng một, vợ chồng tôi lại về lấy gạo, tiện thể tha lên đủ thứ rau củ quả, thậm chí cả thịt cá. Có lần ăn được cả tuần không tốn tiền đi chợ".
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại gia đình chị đã ổn hơn rất nhiều. Chị Phương nhớ lại mấy năm trước đây:"Lúc tôi vừa ra trường, cưới anh Hóa và mang thai bé Chip, mình đang làm cho một công ty tư nhân. Lương thấp hơn bây giờ nhiều, thế mà được bé được 7 tháng thì có dấu hiệu bất thường. Đi khám, bác sĩ bảo phải nằm viện để theo dõi. Tôi lo quá, nằm viện thì tiền đâu ra, đành liều xin đơn thuốc về uống.
Tôi định vẫn đi làm tiếp nhưng chồng không cho. Thế là nằm ở nhà mà lòng như lửa đốt, nghỉ không lương mà. Mong mỏi duy nhất lúc ấy là con nhanh chóng chào đời để mẹ rút ngắn thời gian ăn không ngồi rồi. Hai tháng sau khi sinh, tôi xin đi làm luôn, để vừa có lương, vừa được hưởng tiền thai sản".
Theo afamily
Tự thú của chồng Dẫu trong thời gian ngắn ngủi nhưng mình cũng đã kịp tự thú khá nhiều điều quan trọng mà mình đã trót mắc lỗi "tày đình" với vợ. Hôm qua vợ nổi cơn tam bành vì vợ giao cho chồng nhiệm vụ rửa bát mà chồng trong quá trình làm việc lại làm vỡ mất một cái đĩa. Vợ mắng mình là đồ...