‘Kinh hãi’ trước hình ảnh gây ám ảnh của ’sát thủ đầm lầy’
Có những khoảnh khắc, cá sấu khổng lồ trông giống hệt như hậu duệ khát máu của khủng long bạo chúa, khiến con người kinh khiếp.
Từ trước đến nay, cá sấu khổng lồ luôn là một trong những thủy quái gây ám ảnh nhất mọi thời đại. Với tính tình tàn bạo, máu lạnh, sẵn sàng ăn thịt đồng loại yếu hơn khi đói bụng, cá sấu thực sự khiến người ta căm ghét, ghê sợ.
Khi đã no bụng, cá sấu có thói quen quăng quật con mồi như món đồ chơi trước khi giết chết hẳn con mồi. (Nguồn Sina)
Khi đói, cá sấu chỉ cần vài giây để xé toạc cơ thể con mồi và nuốt chửng những tảng thịt to vào bụng. Có những khoảnh khắc cá sấu giống hệt hậu duệ của loài khủng long bạo chúa, tàn bạo, hung dữ và đáng sợ như tử thần.
Cá sấu không có khái niệm tình thân, không có khái niệm tình bạn, đồng loại. Khi động đến quyền lợi, chúng sẵn sàng tử chiến với nhau và kẻ thua chắc chắn sẽ phải chịu số phận làm thức ăn cho kẻ thắng.
Đôi khi chúng cũng ỉ đông hiếp yếu, kéo bầy đàn để gây sức ép buộc chính đồng loại của mình phải chia sẻ thức ăn.
Trong thực tổ tiên của loài cá sấu được cho là một trong những sinh vật thống trị Trái đất trong thời tiền sử. Ngay cả khủng long bạo chúa cũng phải nghe ngại loài động vật được cho là tổ tiên của loài cá sấu.
Ở dưới những con sông rộng uốn khúc trong những khu rừng rậm rạp, tổ tiên của loài cá sấu không có kẻ thù tự nhiên, chúng chính là bá chủ khu vực mình sinh sống.
Hiện tại, loài cá sấu đã nhỏ gọn hơn rất nhiều so với tổ tiên chúng nhưng vẫn gây ra nỗi ám ảnh kinh hoàng cho nhiều người với chiều dài có thể lên tới 4m, nặng vài trăm kilogam.
Trong ảnh là sinh vật có tên Carnufex carolinensis hay còn gọi là “Đồ tể Carolina”, sinh vật được coi là cá sấu cổ đại. (Nguồn Sina)
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Quỷ sừng mại châu và những loài sâu bọ nhìn "quái thú" nhất
Những loài sâu bọ có kích thước 'khủng' như quỷ sừng mại châu khiến người ta liên tưởng đến các quái thú. Nhưng tuy có hình thù ghê sợ, những loài sâu bọ này gần như là các loài động vật vô hại.
Quỷ sừng mại châu (Citheronia regalis). Đây là tên gọi của loài sâu bướm khổng lồ. Loài này có thể dài tới 15 cm và là một trong những loài sâu bướm lớn nhất thế giới. Sở dĩ nó có tên "ghê rợn" như vậy vì nó có nhiều "sừng" với nhiều màu sắc khác nhau. Hình thù tuy ghê sợ, nhưng loài sâu này lại vô hại.
Mothra. Đây là loài côn trùng lớn nhất trên thế giới. Sải cảnh của nó dài tới 249 m. Loài này có thể sẽ nặng tới 25.000 tấn và bay với tốc độ mach 3. Mothra mẹ sẽ chết ngay sau khi con của chúng nở ra từ trứng. Tuy nhiên, đến giờ Mothra chỉ mới được miêu tả trong các tài liệu, chủ yếu là ở Nhật.
Bọ cánh cứng Hercules (Dynastes hercules). Loài này có thể dài tới 17 cm. Chúng có 2 chiếc sừng ở phần trên của cơ thể. Chúng có một sức mạnh đáng nể khi có thể mang được gấp 100 lần trọng lượng cơ thể. Loài này có sức ăn đáng nể. Chúng có thể ăn hết một quả lê chỉ trong vòng một ngày.
Nhện ăn chim khổng lồ (Theraphosa blondi). Đây là một loài nhện khổng lồ. Sải chân của nó có thể dài tới 30 cm và nặng tới 170 gr. Loài này sống ở Nam Mỹ. Tên gọi của chúng được xuất phát từ việc nó bị bắt gặp ăn chim ruồi. Nó có thể ăn được dơi, các loài gặm nhấm nhỏ, côn trùng, cóc, rắn và thằn lằn nhỏ. Con cái có thể sống tới 25 năm. Con đực thường chết ngay trong năm mà nó giao phối.
Bọ cánh cứng Goliah (Goliathus goliatus và Goliathus regius). Được tìm thấy ở vùng rừng châu Phi và hoang mạc, khi lớn, loài này có thể dài tới 13 cm. Ấu trùng của nó có thể nặng tới 100 gr.
Dế khổng lồ (Deinacrida heteracantha). Những chú dế khổng lồ ở New Zealand là một trong những ví dụ điển hình của hiện tượng các sinh vật trên đảo khổng lồ. Vì sống ở một hòn đảo tách biệt nên loài dế này có thể phát triển được tới kích thước khổng lồ. Nó có thể dài tới 15 cm, và nặng tới 71 gr.
Sâu bướm phù thủy trắng (Thysania agrippina). Đây là loài sâu vô địch về độ sải cánh (dài tới 31 cm). Loài này sống chủ yếu ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, Mexico và có thể là ở Texas. Màu và hình thù trên cánh cho phép nó ngụy trang khi đậu trên vỏ cây.
Bọ cánh cứng khổng lồ (Titanus giganteus). Đây là một trong những loài bọ cánh cứng lớn nhất thế giới, và dài nhất trong số các loài bọ cánh cứng ở vùng rừng nhiệt đới Amazon. Một vài con có thể dài tới 16 cm. Những con trưởng thành có thể có một bộ hàm cực khỏe, đủ để cắt ngang một chiếc bút chì hay thậm chí là cắt được cả thịt người. Cả đời loài này chỉ dành cho một mục đích duy nhất là tìm bạn tình. Nó hầu như không ăn gì.
Sâu bướm Atlas (Attacus atlas). Loài sâu bướm này có tên gọi như vậy vì nhiều người cho rằng hình thù trên cánh bướm trông giống như một tấm bản đồ. Đôi cánh của chúng chiếm một diện tích đáng ngạc nhiên là 400 cm2, dù chỉ dài có từ 25-30 cm. Chúng sống chủ yếu ở Đông Nam Á. Loài sâu bướm này có thể sống được 2 tuần và không ăn bất kỳ thứ gì trong suốt thời gian này.
Nhện đi săn khổng lồ (Heteropoda maxima). Tuy không phải là loài nhện "vô địch" về chiều dài cơ thể (loài này chỉ dài có gần 5 cm), nhưng loài này có khoảng cách chân dài nhất trong số các loài nhện (khoảng 30 cm). Dù cơ thể to lớn nhưng loài này không gây hại gì khi cắn người.
Mời quý vị xem video: 36 sự thật ít biết về động vật
Lưu Thoa
Theo kienthuc.net.vn/ND
Loài rắn ở Việt Nam tích độc từ con mồi cực dị Loài rắn hoa cỏ cổ đỏ là một trong những loài rắn nổi bật nhất ở Việt Nam, gây ấn tượng bởi khả năng tích lũy độc từ con mồi. Rắn hoa cỏ cổ đỏ có tên khoa học là Rhabdophis subminiatus, là một trong những loài rắn ấn tượng nhất của Việt Nam. Không chỉ bởi màu sắc rực rỡ rất dễ...