Kinh hãi sức mạnh hủy diệt một quốc gia của tàu hỏa Liên Xô
Chạy chậm, nặng nề, lại di chuyển trên đường sắt, thế nhưng việc trang bị siêu tên lửa liên lục địa đưa 56 đoàn tàu hỏa Liên Xô trở thành nỗi khiếp sợ, cơn ác mộng với Mỹ và NATO suốt nhiều năm.
Trong lịch sử phát triển vũ khí, Liên Xô đã tạo ra không ít thiết kế vũ khí to lớn, đồ sộ và đi kèm đó là sức mạnh khủng khiếp – đoàn tàu chở tên lửa đạn đạo liên lục địa là một trong những vũ khí đáng sợ đó. Đầu những năm 1980, Viện thiết kế Yuzhnoye (Liên Xô) đã bắt tay vào việc phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn có kích thước phù hợp với tòa tàu giống như toa tàu hỏa dân sự thông thường. Ảnh: Wikipedia
Lợi thế của hệ thống tên lửa đặt trên tàu hỏa đó là tính ngụy trang tuyệt vời, nó có thể di chuyển trên hệ thống đường sắt chung của Liên Xô. “Lẩn” giữa hàng trăm, hàng nghìn tàu hỏa dân sự khác thì đoàn tàu tên lửa này khiến tình báo Mỹ, phương Tây cực khó để xác định chính xác đánh đòn tấn công vô hiệu hóa. Nó cơ động hơn, ngụy trang tốt hơn rất nhiều so với hệ thống tên lửa đặt ở giếng phóng mặt đất hay kể cả đặt trên xe vận tải. Ảnh: Wikipedia
Tất nhiên, việc phát triển một hệ thống như vậy là yêu cầu rất khó. Vì hệ thống phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) rất phức tạp, chịu tải lớn. Ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, khoang phóng phải đảm bảo kín không để rò rỉ đồng vị phóng xạ (đối phương có thể phát hiện được từ vệ tinh) trong điều kiện hoạt động thông thường. Ảnh: Wikipedia
Tất nhiên, sau cùng thì Viện thiết kế Yuzhnoye vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao với biến thể hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu hỏa R-23 UTTKh Molodets (Tổng cục Pháo binh – Tên lửa Bộ Quốc phòng Liên Xô gọi là 15Zh61; NATO định danh là Scapel còn Tình báo Quốc phòng Mỹ DIA gọi là SS-24), chính thức triển khai năm 1989. Ảnh: Wikipedia
Theo Wikipedia, toàn bộ ống phóng chứa tên lửa được đặt gọn trong toa tàu hỏa dài, hệ thống giá phóng cho phép tên lửa triển khai sẵn sàng phóng trong 15 phút. Ảnh: Wikipedia
Video đang HOT
Trong ảnh là hệ thống thủy lực dựng tên lửa theo phương thẳng đứng. Ảnh: Wikipedia
RT-23 UTTKh nặng tới 104,5 tấn, tổng chiều dài 23,3m, đường kính thân 2,4m, tải trọng 4,05 tấn, mang 10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV). RT-23 UTTKh sử dụng phương thức phóng nguội, tên lửa được đẩy khỏi ống phóng rồi mới kích hoạt động cơ đẩy. Ảnh: Wikipedia
Để đảm bảo khả năng cung cấp lực đẩy cho tên lửa ở mọi địa hình phóng, RT-23 UTTKh có tầng phóng đầu tiên trang bị động cơ thay đổi véc-tơ lực đẩy giúp tối ưu gia tốc và giảm bộc lộ hồng ngoại khi phóng. Tên lửa dùng phương thức dẫn đường quán tình hiệu chỉnh pha giữa nhờ hệ thống đạo hàng hình sao giúp bán kính lệch mục tiêu (CEP) ở tầm bắn tối đa (10.500km) chỉ là 500m. Ảnh: Wikipedia
Bên trong đoàn tàu chở tên lửa hạt nhân được bố trí khá tiện nghi với khoang nghỉ ngơi cho kíp sĩ quan – binh sĩ bảo vệ, vận hành tên lửa. Ảnh: Wikipedia
Tổng cộng Liên Xô và sau này là Nga đã triển khai 56 đoàn tàu chở tên lửa RT-23UTTKh. Trong ảnh là phòng hội họp trên đoàn tàu tên lửa. Ảnh: Wikipedia
Hệ thống điều khiển phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-23 UTTKh Modolet. Ảnh: Wikipedia
Các “đoàn tàu ICBM” với hình dáng y hệt các đoàn tàu chở hàng hoạt động không nghỉ trong hệ thống đường sắt quy mô lớn của Nga. Các biện pháp theo dõi của Mỹ và Phương Tây đã bó tay với loại vũ khí này của Liên Xô, Nga. Trong ảnh là ổ khóa khởi động hệ thống tên lửa hạt nhân. Ảnh: Wikipedia
Phải tới đầu năm 2000, người Mỹ và giới chức phương Tây mới thở phào nhẹ nhõm khi Nga buộc phải loại biên chế toàn bộ đoàn tàu tên lửa này theo hiệp ước START II. Dù vậy, đang có những thông tin về việc Nga muốn khôi phục nhưng đoàn tàu tên lửa đáng sợ này. Ảnh: Wikipedia
Thanh Nga (tổng hợp)
Theo doanhnghiep
Ông Kim Jong-un có thể tới Việt Nam bằng tàu hỏa
Suy đoán nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ -Triều lần hai sắp tới tại Hà Nội bằng tàu hỏa, NK News (Hàn Quốc) ngày 19-2 đưa tin.
Nếu đi tàu hỏa đến Việt Nam, ông Kim Jong-un sẽ phải trải qua đoạn đường dài tới 4.155 km, chủ yếu là qua lãnh thổ TQ
Theo NK News, di chuyển tàu hỏa chuyên dụng được xem là lựa chọn an toàn cho lãnh đạo Triều Tiên khi tới Việt Nam, giống như cha ông đã từng áp dụng. Suy đoán của NK News giống như đồn đoán của các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa ra hôm thứ Hai (18-2).
Liên quan tới chuyến đi này, hãng Fuji TV của Nhật Bản đã tung ra giới thiệu hình ảnh video cho thấy ông Kim Chang-son, người được xem như chánh văn phòng của ông Kim, đã dẫn đầu một đoàn tiền trạm đến nhà ga xe lửa Lạng Sơn hôm 18-2 nằm ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc để thị sát. Điều này có thể dẫn đến suy đoán lãnh đạo Triều Tiên sẽ đến Việt Nam bằng tàu hỏa để gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, dự kiến diễn ra ngày 27-28/2 tại Hà Nội.
Tiền đàm phán về vị trí hội nghị thượng đỉnh lần hai cũng đã được định hình vào cuối năm 2018, trong đó có đề cập đến việc dùng tàu hỏa. Theo NK News, nếu đi bằng tàu hỏa ông Kim có thể dừng chân tại Bắc Kinh hoặc ngay sau hội nghị kết thúc, để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần đầu tại Singapore hồi tháng 6/2018
Trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần đầu tại Singapore hồi tháng 6/2018, ông Kim Jong-un đã sử dụng máy bay Boeing 747 của Air China, Trung Quốc. Tuy nhiên, khi thăm Trung Quốc hồi năm ngoái, ông Kim lại sử dụng đoàn tàu hỏa chuyên dụng bọc thép.
Theo một nguồn tin thân cận mà NK News có được thì việc lựa chọn phương tiện đi lại cho ông Kim cũng không hề đơn giản, đặc biệt là những phát sinh. Ví dụ tốc độ chậm khiến phía Triều Tiên, Trung Quốc không an tâm, thời gian di chuyển lâu tạo ra nhiều rủi ro an ninh. Chính ông Kim Jong-un cũng không thoải mái khi phải rời Triều Tiên trong thời gian dài.
Nằm phía đông bắc của Hà Nội chừng 85 dặm (trên 140 km), Lạng Sơn là biên giới có khả năng đón được mọi tàu hỏa từ Bắc Kinh, đi qua Nam Ninh sau đó vào lãnh thổ Việt Nam. Sau khi rời Bình Nhưỡng, đoàn tàu bọc thép của ông Kim sẽ đến Đan Đông và sau đó tới thủ đô Bắc Kinh. Từ đây tàu đi tiếp đến Nam Ninh, nằm phía nam Trung Quốc, trước khi vào Việt Nam sau khi qua biên giới Lạng Sơn và cuối cùng về Hà Nội.
Theo NK News, ông Kim có thể sử dụng chuyến tàu bọc thép đặc biệt để tới Hà Nội bởi hệ thống đường sắt của Việt Nam "có kết cấu tương đồng với đường sắt Triều Tiên". Năm 2015, Việt Nam đưa vào hoạt động tuyến đường sắt khổ rộng 1.435 mm, nối Hà Nội - Lạng Sơn để phục vụ việc giao thương với Trung Quốc. Tuy nhiên, tuyến đường sắt khổ lớn này chỉ dừng lại ở ga Gia Lâm, không vào trung tâm Hà Nội.
Cũng vì lý do này, Đà Nẵng cuối cùng đã không được chọn làm địa điểm cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần hai, mà thay vào đó là Hà Nội được chọn, nên suy đoán dùng tàu hỏa của ông Kim là có cơ sở. Nếu đi liên tục từ Bình Nhưỡng đến Hà Nội trên tuyến đường sắt kết hợp dài 2581,79 dặm (khoảng 4.155 km)có thể mất ít nhất là 47 giờ với tốc độ trung bình là 56 dặm/giờ (khoảng 90 km/h).
Trong khi đó, lại khi suy đoán ông Kim Jong -un có thể tới Hà Nội bằng một chiếc máy bay đặc nhiệm TU-154 của Không quân Trung Quốc, bằng chứng chiếc máy bay đã được phát hiện thấy đỗ tại sân bay Nanning hôm thứ Hai (18-2).
Không rõ sự hiện diện của TU-154, ban đầu được cho là máy bay phản lực Koryo của Triều Tiên, có liên quan gì đến khả năng Kim Jong -un tới Hà Nội bằng tàu hỏa hay không nhưng Nam Ning, một nhà ga quan trọng trên tuyến đường mà tàu Kim Jong-un cần đi qua hiện đã được an ninh của Trung Quốc và Triều Tiên thị sát và đưa vào tầm ngắm bảo vệ.
Cũng có ý kiến cho rằng ông Kim sẽ không tự giới hạn trong phương án di chuyển, và cũng có thể dùng phương tiện hàng không
Ông Kim đã được xác nhận đã sử dụng tàu đến thăm Bắc Kinh hai lần trong 12 tháng qua, đáng chú ý nhất là vào tháng 3 năm 2018 cho chuyến đi nước ngoài đầu tiên kể từ khi trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Ông nội của Kim Jong-un là Kim Nhật Thành từng tới thành phố Quảng Châu ở phía nam Trung Quốc bằng tàu hỏa vào năm 1958 và từng đến Việt Nam hai lần năm 1958 và 1964. Riêng cha ông Kim, Kim Jong Il đã tới Moscow bằng tàu hỏa để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào mùa hè năm 2001. Hành trình mất 9 ngày mỗi chiều. Trước đó, năm 1984 ông Kim Il Sung cũng từng đi bằng tàu hỏa tới thăm Trung Quốc, Liên Xô, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc, Hungary, Nam Tư, Bulgaria và Romania.
KHẮC NAMTheo Nknews.org- 2/2019
Theo nongnghiep
Hiện trường khủng khiếp vụ tàu cao tốc đâm nát xe tải ở Nhật Bản Ít nhất 1 người thiệt mạng, hơn 30 người bị thương trong vụ va chạm giữa xe tải và tàu cao tốc ở thành phố Yokohama, Nhật Bản sáng 5/9. Video: Hiện trường vụ tai nạn nhìn từ trên cao Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 11h40 sáng 5/9 trên tuyến đường sắt chính từ Yokohama đến Tokyo. 3 trong tổng số...