Kinh hãi quy trình sản xuất kem “siêu bẩn” tại Hà Nội: Coi chừng nhiễm melamin, ngộ độc vì chuộng ăn kem vị lạ giá rẻ!
Trước đó, đã có nhiều lời đồn đại về quy trình sản xuất kem siêu bẩn nhưng nhiều người vẫn tặc lưỡi vì “khuất mắt trông coi”.
Phải đến khi nhìn tận mắt xem được quy trình làm kem tại một xưởng gia công tại Phúc Thọ, Hà Nội thì dư luận mới thực sự ngã ngửa người và rùng mình vì không ngờ món ăn vặt hàng ngày lại được sản xuất đại trà và kinh hãi đến thế.
Người tiêu dùng choáng váng với quy trình sản xuất kem “siêu bẩn”
Mới đây, dư luận được phen xôn xao trước một đoạn clip ghi lại quy trình sản xuất kem “nhái” thương hiệu tại một xưởng gia công ở Phúc Thọ, Hà Nội. Đáng chú ý, quá trình sản xuất này vô cùng thô sơ và mất vệ sinh tới mức những người “nghiện” kem cũng thề “cạch đến già”.
Theo đoạn clip mô tả, có thể thấy xưởng sản xuất kem này luôn kín cổng cao tường. Thế nhưng nhờ đóng vai một dân buôn lớn mà phóng viên mới có cơ hội để tiếp cận bên trong.
Bên trong xưởng, đập vào mắt là những hình ảnh như nhân viên dùng tay trần để múc kem; dụng cụ làm kem cáu bẩn, hoen rỉ; bể nước làm lạnh kem hoạt động hết công suất ngả màu đen đục… khiến người tiêu dùng không khỏi rùng mình.
Chưa hết, những chậu kem kém chất lượng đang chuẩn bị được đưa vào tái sử dụng. Sau khi hoàn thành, chỉ cần dán thêm tem mác giả là có ngay 1 mẻ kem chất lượng, sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng.
Nhân viên dùng tay trần để múc kem (Ảnh: Clip)
Dụng cụ làm kem hoen rỉ, bể nước làm kem cáu bẩn (Ảnh: Clip)
Video đang HOT
Trên thực tế, các xưởng làm kem ở đây đều được cấp phép họat động bởi đây là điều kiện để kinh doanh lâu dài. Sở dĩ những cây kem này được sản xuất hàng loạt là do nhu cầu thị trường quá lớn trong khi công tác hậu kiểm của cơ quan chức năng còn khá lỏng lẻo.
Một hộp kem 10 que như vậy trên thị trường chỉ có giá 16 ngàn đồng. Theo quan sát, sản phẩm được đóng gói sơ sài, màu sắc kem đục, những sợi dừa bên trong xuất hiện mốc đen… Điều này đã lý giải mức giá rẻ như cho của loại kem này.
Những sợi dừa bên trong kem xuất hiện mốc đen (Ảnh: Clip)
Nguy hiểm khôn lường khi ăn kem siêu rẻ
Trong đoạn video có thể thấy thành phần chủ yếu của những que kem này là sữa và đường. Theo các chuyên gia, sữa là nguyên liệu rất dễ nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển cho nên chắc chắn một quy trình sản xuất kem thô sơ như vậy không thể đảm bảo được vệ sinh.
Quy trình sản xuất kem tại một xưởng ở Phúc Thọ (Ảnh: Clip)
Ngoài ra, sữa bột dùng để sản xuất kem mà các cơ sở sản xuất gia công dùng thường là sữa bột và các phụ gia lỏng trộn lẫn không nhãn mác. Khi ăn sẽ có khả năng nhiễm melamin, nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tả, lỵ là rất cao. Đặc biệt là vào mùa hè, khi kem dễ chảy nước, quy trình sản xuất kem không đảm bảo khiến ruồi muỗi bu vào dẫn đến kem bị biến chất, có thể khiến người ăn bị ngộ độc.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhận định về nguy cơ với sức khỏe người dùng khi sử dụng các loại kem kém chất lượng:
“Tất cả những sản phẩm giả mạo, sản xuất thô sơ như vậy, người tiêu dùng đều không nên ăn vì nguy cơ độc hại rất cao”.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) – cũng khuyến cáo, người tiêu dùng nên tự kiềm chế những gì ăn vào miệng và hãy là người tiêu dùng thông minh. Chỉ nên mua những loại kem nói riêng hay các thực phẩm nói chung có nhãn mác đàng hoàng, chất lượng đảm bảo, được làm nơi uy tín. Đừng bỏ qua việc xem số đăng ký, hạn sử dụng… trước khi sử dụng nếu không muốn rước bệnh vào thân. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm được làm công nghiệp, có dấu hiệu bất thường và cố gắng tạo thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn đồ ngọt…
Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng cho hay hiện ngày càng nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm bảo chất lượng trôi nổi trên thị trường. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, các cơ quan chức năng cần siết chặt, thanh kiểm tra khâu quản lý sát sao và triệt để hơn.
Theo afamily
Khai thác cát trái phép tại Hà Nội diễn biến phức tạp
Mặc dù đã tăng cường nhiều biện pháp, nhưng thời gian qua, tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp.
Công an Hà Nội bắt giữ 5 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Tại lưu vực sông Hồng, khu vực giáp ranh địa bàn các huyện của thành phố Hà Nội, như: Ba Vì, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Thường Tín... tình trạng khai thác cát trái phép làm ảnh hưởng đến dòng chảy, các công trình đê điều, gây bức xúc dư luận.
Đi dọc tuyến đê Hữu Hồng qua địa bàn huyện Phú Xuyên, Thường Tín không khó bắt gặp các bãi tập kết ven đê cùng với đó là các phương tiện máy xúc, xe tải nối đuôi nhau ra vào bãi tập kết vật liệu ngày đêm.
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cảnh báo: "Việc khai thác cát hiện nay, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu công an thành phố và các ngành, địa phương không tích cực ngăn chặn thì đến mùa khô, mùa mưa tới tình hình sạt lở sẽ nhiều hơn".
Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn, UBND Thành phố Hà Nội vừa có văn bản, yêu cầu các sở, ngành liên quan tăng cường quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và khai thác cát sỏi lòng sông.
Giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND cấp huyện chủ trì trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn; xây dựng và ban hành các quy định cụ thể để tăng cường hiệu quả công tác quản lý, xử lý vi phạm như quy chế phối hợp, quy trình thủ tục cấp phép và quản lý sau cấp phép các hoạt động liên quan đến đê điều, quy định điều kiện được phép hoạt động khai thác, kinh doanh cát sỏi...
Trước đó, khoảng 22h30 đêm 17/4, tại đoạn sông Hồng thuộc địa phận phường Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội), tổ công tác của Đội CSGT đường thủy số 2 phát hiện và bắt quả tang 1 tàu trọng tải 650 tấn đang có hành vi khai thác cát trái phép. Tại thời điểm kiểm tra, lái tàu là Phí Văn Miết (SN 1983, ở Tân Liễu, huyện Yên Dũng, Bắc Giang) đã không xuất trình được giấy tờ có liên quan đến hoạt động khai thác cát.
Lực lượng chức năng kiểm tra phương tiện vi phạm. Ảnh VOV.vn
Hơn 1 tiếng đồng hồ sau, ở cách vị trí trên vài km, tổ công tác thứ 2 của Đội CSGT đường thủy số 2 phát hiện, bắt quả tang tàu khoảng 700 tấn đang có hành vi khai thác cát trái phép. Đến khoảng 0h10 rạng sáng ngày 18/4, tại km 185 sông Hồng, địa bàn phường Ngọc Thụy, tổ công tác Đội CSGT đường thủy số 2 tiếp tục phát hiện tàu HN 1566 có trọng tải khoảng 500 tấn, đang có hành vi khai thác cát trái phép.
Cho đến 3h15 cùng ngày, trên địa bàn phường Phú Thượng (quận Tây Hồ), tổ công tác phát hiện tàu vỏ sắt không kẻ số đăng ký gắn số VR15037792 đang có hành vi khai thác cát trái phép.
Ít phút sau, thêm một chiếc tàu thứ 5 mang số hiệu NB -2696 có trọng tải 600 tấn cũng bị tổ công tác của Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp với Đội CSGT đường thủy số 2 phát hiện, bắt giữ. Sau khi bắt giữ các tàu vi phạm trên, tổ công tác đã lập biên bản vụ việc, vẽ sơ đồ hiện trường, ghi lời khai các đối tượng, bàn giao đối tượng, tang vật, phương tiện cho Công an quận Tây Hồ và Công an quận Long Biên để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Bắt giữ 3 xà lan ngoại tỉnh khai thác cát trái phép trên sông Lam
Từ khoảng 00h30' đến 05h00' ngày 24/4, tổ công tác đã phát hiện 3 xà lan có hành vi khai thác cát sạn trái phép trên sông Lam (đoạn qua xã Xuân Hồng - Nghi Xuân) gồm: Xà lan do anh Trần Văn Thương (SN 1988) và xà lan do anh Nguyễn Văn Khánh (SN 1970) đều trú tại xóm 9, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) điều khiển. Trên 2 xà lan này đang chứa 45m3 cát vừa được khai thác trái phép. Xà lan còn lại do anh Trần Văn Trọng (SN 1976) ở xã Nga Linh, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) điều khiển, thu giữ 13m3 cát khai thác trái phép.
Tại thời điểm kiểm tra, các đối tượng đều không xuất trình được giấy tờ liên quan đến hoạt động khai thác cát.
Lực lượng chức năng lập biên bản hồ sơ xử lý vi phạm của chủ xà lan. Ảnh Baohatinh.vn
Hiện, Tổ công tác đang lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, thực hiện đợt cao điểm đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn, từ ngày 14 - 23/4, Công an huyện Nghi Xuân đã lập hồ sơ xử lý 10 trường hợp vi phạm.
Cụ thể: 7 ô tô vi phạm quy định về cơi nới thùng xe và tải trọng; 1 bãi tập kết không lập hóa đơn bán hàng cho người mua; 1 bãi tập kết 1.000m3 không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc và 1 xà lan khai thác cát trái phép.
PV (tổng hợp)
Theo kinhtenongthon
Dịch tả lợn Châu phi tiếp tục lây lan phức tạp trên địa bàn Hà Nội Thông tin mới nhất từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng lan rộng trên địa bàn Hà Nội. Hiện tại, đã có 19/30 quận, huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, làm mắc bệnh và tiêu hủy 14.886 con lợn. Các địa phương cần tăng cường...