Kinh hãi nước sinh hoạt đen như cống ở chung cư Hà Nội: Người dân bị đau mắt, dị ứng không dám sử dụng
Trong những ngày nay, nhiều hộ dân tại cụm chung cư The Sparks ( phường Dương Nội, quận Hà Đông), lên tiếng phản ánh về tình trạng nước bẩn trong một thời gian dài nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Ngày 6/10, chia sẻ với PV, chị V.V.A tại tòa CT8 cho biết, hiện tượng nước bẩn đục bằng mắt thường cũng thấy rõ diễn ra từ gần 1 năm nay, phía công ty nước sạch cũng đã đến để lấy mẫu nước để đưa đi xét nghiệm.
“Hiện tượng không diễn ra cùng lúc nhưng thi thoảng lại bị, khiến gia đình tôi gặp phải khó khăn. Họ (công ty nước) chỉ đến gặp qua một số người và Ban quản trị để lấy nước xét nghiệm, nhưng không hiểu tại sao kết quả bình thường, còn tình trạng nước đen này vẫn diễn ra”, chị V.A bức xúc.
Tình trạng nước sinh hoạt bị đục thi thoảng lại diễn ra
Chị V.A cho rằng bị đau mắt vì nguyên nhân nguồn nước
Chị V.A cho biết thêm, bản thân chị đã bị đau mắt và cho rằng nguyên nhân có phần là do nguồn nước nhiễm bẩn.
“Gần đây tôi phải sang nhà mẹ đẻ để dùng nước sinh hoạt, mọi người đến trực tiếp đây thì sẽ chứng kiến cảnh thực tế có cả con nhỏ bị ngứa ngáy nhiều ngày mà vẫn không hết”, cư dân nói.
Nước bẩn đục khiến thiết bị máy nóng lạnh bị ảnh hưởng
Cũng tương tự, chị Thu Hương – tòa CT7F cho biết, mấy tháng trở lại đây nước nhà chị có cặn rất nhiều, có hôm xả ra nước đen xì như nước cống.
Video đang HOT
Theo chị Hương, không phải hôm nào cũng thế nhưng chính vì lúc bẩn, lúc sạch nên nhiều hôm gia đình chị vô tình dùng phải nước bẩn để tắm, rửa rau… khiến gia đình chị luôn nơm nớp lo lắng về sức khỏe.
Người dân cho rằng đơn vị chức năng lấy mẫu nước để xét nghiệm không đúng thời điểm
Một hộ dân dùng vải lọc sau đó phát hiện nguồn nước
Trước đó, vào ngày 5/8 Ban quản lý Chung cư Dương Nội đã ra thông báo cho biết, ban quản trị đã ký hợp đồng bảo trì các van giảm áp trên hệ thống trục chính cấp nước vào căn hộ và BQL kết hợp thực hiện công tác vệ sinh đường ống trục chính khi nhà thầu tháo van giảm áp để bảo trì.
Khi thực hiện bảo dưỡng, bảo trì xong nước sẽ bị vẩn đục trong khoảnh khắc nhất định.
Thông báo của ban quản lý
Trong khi đó, ngày 22/8, Ban quản lý tòa chung cư Dương Nội, cho biết, Ban quản trị đã họp thống nhất lấy mẫu nước xét nghiệm tại đơn vị độc lập.
Cuộc họp có đại diện Ban quản lý, Ban quản trị, đại diện cư dân cụm chung cư CT7 và các cán bộ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường tiến hành lấy mẫu nước sinh hoạt tại đường ống vào bể ngầm, mẫu tại bể ngầm, mẫu tại căn hộ bất kỳ để xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm nước vẫn bình thường
Nguồn nước của các hộ dân thi thoảng lại gặp tình trạng này
Tuy nhiên, người dân lo ngại tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nghiêm trọng.
Để giải quyết với thực trạng này, một số cư dân tại cụm chung cư này cho biết họ sẽ tập hợp làm đơn kiến nghị lên ban quản lý, chủ đầu tư, các cơ quan chức năng.
* Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Theo aFamily
Bangkok chìm trong khói bụi, dân đau mắt, ho cả ngày khi ra đường
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha khuyến cáo người dân Bangkok đeo khẩu trang ra đường khi thủ đô của Thái Lan chìm trong sương mù do ô nhiễm không khí.
Trong dòng thông báo đăng trên Facebook hôm 30/9, Thủ tướng Prayuth cảnh báo nồng độ bụi mịn nhỏ (PM2.5) trong không khí chạm ngưỡng nguy hiểm và cho biết ông đã lệnh cho các cơ quan chính phủ đẩy nhanh các biện pháp chống ô nhiễm. Ông cũng yêu cầu các ngành xây dựng và sản xuất giảm thiểu giải phóng chất gây ô nhiễm ra môi trường.
Theo dự báo, độ che phủ của sương mù vẫn sẽ duy trì ở mức cao trong những ngày tới ở Bangkok.
Theo ông Pralong Damrongthai, người đứng đầu Cục Kiểm soát Ô nhiễm của Thái Lan, vấn đề của Bangkok hiện nay là độ ẩm cao, không khí bị nhiễm bụi mịn từ khí thải xe cộ, công trường xây dựng và các chất gây ô nhiễm khác.
Thái Lan chìm trong sương mù. (Ảnh: CNA)
Mức an toàn với không khí mà chính phủ Thái Lan đặt ra là nồng độ của bụi mịn không vượt quá 50 microgram/m3. Tuy nhiên vào ngày 30/9, chỉ số ở nhiều khu vực tại Bangkok tăng lên mốc 79 microgram/m3.
Các hạt PM2.5 đủ nhỏ để len lỏi vào phổi, xâm nhập vào máu gây ra các vấn đề về hô hấp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư.
Đây là lần thứ 2 trong năm nay chỉ số ô nhiễm môi trường ở Bangkok tăng lên mức báo động kể từ tháng 1.
Khi Bangkok chìm trong ô nhiễm, nhiều người dân tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của mình.
"Người người bạn của tôi nói rằng khi họ tới văn phòng, nước mũi của họ chảy ròng ròng, mắt thì đau. Họ ho cả ngày. Mọi chuyện không còn bình thường nữa", Piyavathara Natthadana, một nhân viên văn phòng cho hay.
"Chúng tôi không thể làm gì nhiều. Chúng tôi phải theo dõi tin tức và bảo vệ chính mình", Chakrapong Sanguanjit, một cư dân Bangkok khác cho biết.
Một số nhà môi trường đổ lỗi cho chính phủ vì không hành động đủ nhanh mặc dù nhận thức rõ về vấn đề.
"Nguyên nhân của vấn đề là như nhau. Các nguồn gây ô nhiễm là như nhau. Nhưng các biện pháp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm vẫn chưa được thực hiện vì họ nói rằng cần có thời gian", Tara Buakamsri thuộc nhóm môi trường Greenpeace nói.
Nguồn: ABC News/VTC
Các thế hệ tương lai của đất nước bị ảnh hưởng sức khoẻ ra sao? Dù có bộ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, nhưng người dân ở nhiều nơi vẫn phải sử dụng nước không đảm bảo chất lượng. Thời gian qua, báo chí đã đề cập tới vấn đề nước sinh hoạt (gọi là nước sạch nhưng không sạch) xảy ra tại nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội,...