Kinh hãi những vụ hóc xương nguy kịch phải nhập viện cấp cứu
Bị hóc xương suýt chết vì cố nuốt… mỏ gà, Mất nửa lá phổi sau 5 năm hóc xương cá, thủng ruột vì hóc xương cá…là những vụ hóc xương nguy hiểm giống như lời cảnh tỉnh cho chúng ta.
Bị hóc xương suýt chết vì cố nuốt… mỏ gà
Mới đây, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Hà Nội đã tiếp nhận nữ bệnh nhân Lý Thị Quỳnh (đã đổi tên, sinh năm 1959, ở Cao Sơn, Đà Bắc, Hòa Bình), trong tình trạng hóc xương gà. Khi vào viện, bà Quỳnh rất đau đớn.
Sau khi bệnh nhân bị hóc vì cố gắng nuốt mỏ gà, gia đình đã chữa bằng mẹo nhưng đều không có kết quả. Do quá đau đớn, bà đến bệnh viện tỉnh thăm khám, được chuyển xuống Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Bệnh nhân đã được chụp phim CT và nội soi thực quản ống cứng kiểm tra nhưng không phát hiện ra dị vật.
Bệnh nhân hóc xương điều trị tại bệnh viện Tai mũi họng TƯ. Ảnh: BVCC.
Trước đó, bệnh viện cũng thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân đến cấp cứu do bị hóc xương khi ăn uống. Chẳng hạn như bệnh nhân Nguyễn Thị Thơm (đã đổi tên, 95 tuổi, ở Hải Hậu, Nam Định), cũng nhập viện do bị hóc xương. Tai nạn xảy ra khi bệnh nhân vừa ăn vừa nói chuyện. Kết quả chụp phim cho thấy bệnh nhân này có dị vật (xương cá) đâm xuyên từ lòng thực quản ra vùng cổ. Ngay sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương mở cạnh cổ lấy dị vật.
Hóc xương gà, thủng thực quản vì lớn tiếng với con
Hồi tháng 7, BV Trưng Vương TP.HCM đã tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thanh V. (33 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau vùng cổ, nuốt nghẹn sau khi bị hóc xương gà.
Qua khai thác tiền sử, chị V. cho biết trong lúc ăn phở gà cùng với gia đình, chị V. nuốt phải xương gà khi nói lớn tiếng với con. Sau khi mắc dị vật, chi V. thấy đau nhiều vùng cổ, đặc biệt vùng dưới hầu họng, cảm giác khó nuốt.
Video đang HOT
Dị vật (xương gà) đã gây thủng thực quản của bệnh nhân. Ảnh: SKĐS.
Chị đã ăn ổi và lê với mong muốn đẩy dị vật xuống dạ dày theo cách dân gian hay làm. Tuy nhiên, càng ăn càng thấy đau vùng cổ, nuốt nghẹn nên bệnh nhân vào cấp cứu tại BV Trưng Vương.
Ngay khi tiếp nhận và khai thác bệnh, các bác sĩ cấp cứu cho làm nội soi, kết quả nội soi cho thấy dị vật (xương gà) cắm sâu 1/3 trên thực quản. Ekíp nội soi tiến hành lấy được miếng xương gà ra ngoài.
Kiểm tra vị trí mắc xương, bác sĩ nội soi cho biết thực quản bị rách dài khoảng 5 mm và khá sâu. Sau khi nội soi, bệnh nhân được chụp CTscanner vùng cổ phát hiện có khí cạnh khí quản và thực quản, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị thủng 1/3 trên thực quản do hóc xương gà.
Mất nửa lá phổi sau 5 năm hóc xương cá
Cũng trong tháng 7, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn tiếp nhận nam bệnh nhân 41 tuổi vào cấp cứu sau 3 ngày sốt cao liên tục, mệt mỏi, ho khạc đàm vàng. Chụp MSCT phổi phát hiện dị vật nằm trong phế quản của thùy dưới phổi phải, gây ra các biến chứng viêm phổi cho bệnh nhân.
Bác sĩ Cao Minh Thông, Khoa Ngoại Tim mạch Lồng ngực cho biết bệnh nhân hóc xương cá thường được nội soi để gắp dị vật ra ngoài. Bệnh nhân này vì hóc suốt 5 năm, chiếc xương cá đã ghim sâu vào trong phế quản khiến phổi bị đông đặc và viêm mủ mãn tính, nội soi thông thường không thể gắp được.
Dị vật được lấy ra khỏi phổi bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ đã hội chẩn chọn phương án mổ hở lấy xương cá ra ngoài và cắt phần phổi bị tổn thương. Sau mổ sức khỏe bệnh nhân hồi phục tốt và vừa xuất viện.
Bệnh nhân cho biết cách đây 5 năm vô tình bị sặc xương cá, có nhiều đợt ho kéo dài. Anh đã đến nhiều bệnh viện điều trị, dù có thuyên giảm nhưng ho vẫn tái phát. Lần này sốt cao liên tục nên anh phải nhập viện cấp cứu và được phát hiện dị vật.
Thủng ruột do hóc xương cá
Trưa 26/12/2017, các bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân N.T.V (72 tuổi, Hà Nội) nhập viện với triệu chứng đau bụng dữ dội.
Hình ảnh dị vật được lấy ra. Ảnh: BVCC.
Khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết, bà bị đau bụng âm ỉ gần 1 tuần nay mà không rõ nguyên nhân.
Bệnh nhân nhanh chóng được mổ cấp cứu, các bác sĩ đã tiến hành giải phóng đại tràng góc gan và khung tá tràng, tìm thấy dị vật chui vào rễ bó mạch mạc treo tràng trên.
Sau 2 tiếng phẫu thuật, ca mổ thành công như mong đợi, các bác sĩ đã xử trí tổn thương D3 tá tràng, làm sạch ổ áp xe, lấy được dị vật là một xương cá dài 4cm.
Đến thời điểm này, chỉ chưa đầy 24 tiếng sau mổ, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, tiếp xúc tốt, vết mổ khô, bệnh nhân hiện đang được điều trị tại khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Xanh Pôn.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người cẩn trọng khi ăn cá hoặc thịt có nguy cơ mắc xương. Nếu không may bị hóc xương hoặc dị vật, sặc kèm theo ho kéo dài, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên sâu để kiểm tra. Nếu phát hiện sớm có thể lấy dị vật ra ngoài bằng phương pháp nội soi, tránh bị phẫu thuật và các biến chứng đáng tiếc.
Thảo Nguyên (TH)
Theo kienthuc.net.vn
Tai nạn cực kỳ nguy hiểm vì vừa ăn vừa chơi?
Con tôi 2 tuổi, mỗi bữa ăn phải chạy theo bé khắp nhà để đút. Có người bảo cho con vừa ăn vừa chơi là nguyên nhân của tai nạn khiến tôi sợ điếng người...
Ảnh minh họa
Bạn đọc Tr.T.H.M. (27 tuổi;quận 4, TP HCM) hỏi: Con tôi đã mấy lần bị sặc thức ăn nặng, cách đây 1 tháng thậm chí bé bị nặng đến nỗi thở không được, mặt tím cả lại, tôi hoảng hốt chạy đi kêu cứu, may có người hàng xóm chạy qua vỗ lưng mạnh mấy cái, miếng đồ ăn bật ra, cháu thở lại được. Cháu sau đó sợ hãi và phải vào viện vì họng đau rát. Cháu đã được chụp phim, kiểm tra kỹ nhưng không phát hiện bất thường gì khiến bé dễ sặc. Một người bạn tôi biết chuyện thì bảo tại tôi hay cho con vừa ăn vừa chơi nên mới sặc nhiều lần thế và dễ dẫn đến tai nạn nguy hiểm. Bạn tôi nói có đúng không thưa bác sĩ?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:
Đúng là bạn nên chấm dứt việc cho trẻ vừa ăn vừa chơi khắp nhà, đó có thể là nguyên nhân khiến bé dễ sặc như bạn của bạn nói.
Bất lợi đầu tiên của việc vừa ăn vừa chơi là việc hoạt động thể chất mạnh khiến hệ hô hấp phải hoạt động mạnh, tim đập nhanh, thực quản bị ép lại, khiến bé nuốt đồ ăn khó khăn.
Nguy hiểm hơn là việc sặc thức ăn. Phía trên khí quản có cơ quan gọi là nắp thanh môn: nắp này mở ra khi chúng ta thở, đóng lại khi chúng ta ăn uống. Bạn có thể quan sát: không ai có thể vừa thở vừa nuốt nước, thức ăn.
Khi chơi, bé phải thở nhiều, việc vừa ăn vừa chơi khiến nắp này chưa kịp đóng lại thức ăn đã trôi xuống, hoặc thức ăn đang xuống nó lại mở ra để thở và thế là thức ăn chui vào khí quản, gây sặc, thậm chí là nghẹt thở hoàn toàn như trường hợp con bạn đã bị.
Hoạt động của nắp thanh môn ở trẻ nhỏ chưa thuần thục, ở người lớn tuổi thì không còn đủ nhạy bén nên người già và trẻ nhỏ dễ sặc khi ăn nhất. Tương tự việc chạy chơi, vừa ăn vừa nói cũng ảnh hưởng đến hoạt động của nắp này và dễ gây sặc.
Trẻ em nên được tập cho ngồi ăn một chỗ ngay từ nhỏ, lúc nhỏ thì có ghế ăn trẻ em, lớn lên như con bạn phải tập ngồi vào bàn, tự cầm muỗng. Bạn không nên nuông chiều, chạy theo con để đút ăn nữa vì như tôi đã nói, việc vừa ăn vừa nói, vừa chơi có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm.
Anh Thư
Theo Người lao động
Phẫu thuật không xuất huyết điều trị dị tật dính lưỡi Tại Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư (Hà Nội), trẻ bị dị tật dính lưỡi có thể được điều trị bằng phương pháp mổ laser không gây xuất huyết, không đau sau mổ. Dị tật dính thắng lưỡi - THÙY CHI Các bác sĩ cho biết, dính phanh (thắng) lưỡi là dị tật bẩm sinh trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới...