Kinh hãi ngôi làng ăn thịt lợn sống
Một ngôi làng ở Thái Bình, toàn là người Kinh, mà “xơi” thịt lợn sống. Ngôi làng này toàn… dị nhân?
Cách đây chừng 5 năm, nhà báo Nguyễn Như Phong, sau một chuyến công tác ở vùng ven biển thuộc tỉnh Thái Bình, ông đã lè lưỡi kể: “Hôm đó, tớ đi công tác, dự bữa cơm thân mật với người dân, họ đãi tớ món đặc sản. Món ăn bày ra mâm, nhìn thấy đĩa thịt lợn sống đỏ lòm giữa mâm cơm, tớ không nuốt nổi. Vậy mà, đám thanh niên làng, mấy bà, mấy cô, trẻ con, người già cứ luôn tay gắp nhai nhoanh nhoách những miếng thịt lợn sống. Dân ở đó toàn xơi thịt lợn sống trộn với thính câu cá. Hãi thật!”.
Nhà báo Nguyễn Như Phong đi khắp thế giới, đặt chân đến khắp các vùng rừng rú, có nơi đồng bào dân tộc sống như thời nguyên thủy, thế nhưng, cuối cùng, ông lại hoảng sợ với một món ăn của người Kinh, ở một ngôi làng gần biển ở Thái Bình. Câu chuyện kể, với khuôn mặt nhăn nhó của nhà báo Nguyễn Như Phong khiến tôi nhớ mãi.
Băm thịt sống…
Trong đời làm báo, tôi đã từng xơi bọ xít, dế mèn, cào cào, châu chấu, bọ ve… món ăn đặc sản của người Thái ở Sơn La. Mấy món này tôi xơi đều đều, vì chiên mỡ giòn tan rồi.
Tôi cũng đã có không ít lần cùng các đồng nghiệp ở miền Tây, cụ thể là Cần Thơ, ăn món rắn ri voi, ri cá thế này: Con ri voi, ri cá to bằng bắp tay, cổ chân, nặng chừng 1-3kg, ngắn choẳn, chỉ độ nửa mét, màu xam xám, được một đồng nghiệp móc ra từ lồng, đem rửa thật sạch.
Bếp than hoa được thổi bùng bùng, nóng rực. Một anh cầm đầu rắn ri voi, ri cá, một anh cầm đuôi kéo thật căng, đặt lên thớt. Chiếc rựa vung lên, chém phầm phập, thành từng khúc một, mỗi khúc dài chừng 10cm. Nhìn cảnh máu me te tua mà hãi. Lòng phèo được moi ra.
Video đang HOT
Trộn với gia vị
Những khúc rắn được đặt lên bếp lửa, quạt điện quay vù vù, lửa bùng lên đốt những khúc rắn, mỡ cháy nổ lép bép. Chỉ chừng một phút, lớp da mỏng của rắn chín bong. Thế là, mỗi ông nhà báo một khúc gặm. Vừa gặm vừa chạm cốc. Kể ra thật hãi: thịt rắn vẫn trắng ởn, sống nguyên và máu đỏ vẫn dính ở xương. Đồng nghiệp ăn, tôi cũng ăn, và thấy thịt rắn sống quả là ngọt tận cuống họng!
Kinh hãi nhất có lẽ là lần tôi tận mắt, chụp ảnh, quay phim đầy đủ cảnh anh Ngô Văn Tùy ở đảo Lý Sơn xơi các loại đồ sống. Anh này thuộc hạng kỳ nhân, hoặc có thể gọi là người vượn tái thế. Bất cứ con gì sống, anh ta xơi được tất. Lúc đầu, xem anh ta ăn cá biển sống, tôi thấy bình thường, vì người Nhật, người Hàn đều xơi cá biển sống. Họ cứ tóm cá biển lên, thái lát thịt, chấm nước chanh hoặc mù tạt là ăn luôn.
Thế nhưng, lúc xem anh ta nhai rau ráu con rắn bù nặc, một loài rắn cực độc, nọc độc ngang hổ mang chì, khi nó còn đang sống ngo ngoe, thì quả tôi chóng cả mặt. Xơi rắn rồi, anh ta còn xơi chuột sống, giun sống, gián sống… Mấy người dân Lý Sơn đứng xem anh ta biểu diễn, cứ gọi là nôn ồng ộc.
Trở lại câu chuyện của nhà báo Nguyễn Như Phong, về một ngôi làng ở Thái Bình, người Kinh đàng hoàng, mà xơi toàn thịt lợn sống, cả làng xơi thịt sống, già trẻ gái trai, nam thanh nữ tú xơi thịt sống, thì tôi thấy, cái anh Ngô Văn Tùy kia cũng bình thường thôi. Bởi vì, ở cái làng đó, không phải một người đặc dị, mà cả làng cùng ăn thịt lợn sống. Phải chăng, ngôi làng này toàn… dị nhân!
Thế rồi, đúng là hữu duyên, trong một chuyến đi công tác, tôi lại về đúng cái làng mà nhà báo Nguyễn Như Phong từng được đãi một bữa thịt sống. Đó là làng Vị Thủy, thuộc xã Thái Dương (Thái Thụy, Thái Bình), nằm cách biển Đông không xa lắm. Và điều tình cờ hơn, là tôi lại về đó đúng vào ngày đẹp, có 2 đám cưới liền. Ở cái làng này, đám cưới, đám hỏi, đám ma, đều không thể thiếu được món thịt lợn sống. Quả là cơ hội ngàn vàng, được chứng kiến đầy đủ từ giai đoạn chế biến, đến cảnh người dân thi nhau xơi món ăn kinh dị.
Có thể nói, hiếm có ngôi làng nào đẹp như làng Vị Thủy. Làng nằm lọt giữa hai con sông. Con sông ở cuối làng đỏ nặng phù sa, là con sông cấp nước cho đồng ruộng, còn con sông ở đầu làng lại là sông thoát nước ra biển. Con sông này rộng mênh mang, nước xanh ngằn ngặt. Đường làng Vị Thủy thẳng tắp, cây cối bên đường xanh rờn, quả là thi vị.
…đã trở thành món đặc sản của làng.
Tiện về công tác, lại muốn tìm hiểu món thịt lợn sống, nên tôi được các nghệ nhân nấu ăn của làng Vị Thủy mời chứng kiến và xơi món ăn đặc sản của làng, không giống bất kỳ đâu ở đất nước này. Các nghệ nhân chế biến món thịt sống còn có ý “nhờ vả” tôi quay phim, chụp ảnh, giới thiệu cho cả nước biết đến món đặc sản thịt lợn sống có một không hai của làng.
Vậy là, tôi đã có dịp hiếm có, được tận mắt từ đầu đến đuôi, từ cảnh bác đồ tể cầm dao chọc tiết lợn, đến cảnh moi thịt sống ra băm, cho đến khi món thịt sống lên mâm cỗ và dựng tóc gáy với cảnh hàng trăm người, đủ cả già trẻ, lớn bé, nam thanh, nữ tú luôn tay gắp thịt sống cho vào miệng, nhai một cách ngon lành.
Theo GDVN
Chuyện 'người bị giời đày' đưa tiễn linh hồn ở Bắc Giang
Mặc dù sống ở nơi hẻo lánh không có điện thoại, nhưng hễ nhà ai có đám ma trong phạm vi 15 km đổ lại là ông xuất hiện rất nhanh.
Ông đến và lao vào làm những công việc như người nhà tang chủ, đến khi đưa tiễn linh hồn người chết ra đồng ông mới trở về nhà. Người ta hay gọi ông là "Người trời" hay "ông Ninh đám ma"...
Ngày 29/3, Ông Ân Văn Ninh có mặt trước đám tang của một người dân ở thị trấn Chũ - Lục Ngạn, nơi cách xa nhà ông 8 km.
Ở huyện Lục Ngạn - Bắc Giang, chẳng ai còn lạ gì ông Ninh đám ma (tên đầy đủ là Ân Văn Ninh, người dân tộc Sán Dìu) ở thôn Đồng Giao, xã Quý Sơn. Bởi lẽ, hễ nhà ai có đám tang là chắc chắn có mặt ông. Không kể gì nửa đêm hay gà gáy, cứ khi nào nhận được tin báo của "trời đất" là ông Ninh lại quốc bộ đi đến nhà có đám.
Nhiều khi gia đình của nhà người chết còn chưa kịp báo tin cho con cháu trong dòng họ, vậy mà ông Ninh đã xuất hiện. Bởi thế, trước kia nhiều gia đình có người nhà mất vào nửa đêm, khi thấy ông đến đã phát hoảng. Ông Ninh có dáng người gầy, dong dỏng cao, khuôn mặt tôi tối, quần áo mặc lúc nào cũng cóc két bụi bẩn.
Mặc dù bản thân ông Ninh với những gia đình có người chết chẳng hề quen biết, nhưng khi đến ông lại lao vào giúp đỡ những công việc của nhà đám như họ hàng thân thích của họ. Khi thì pha chè mời khách, lúc lại lau dọn bàn ghế, đặc biệt là khi đưa tang, ông Ninh thường nhận việc dong xe đạp kèm trống hoặc đánh nhạc "tùng" "beng" để đưa tiễn những linh hồn.
Ông Ninh sinh năm 1952. Thời trai trẻ, cũng giống bao thanh niên theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc ông xung phong lên đường nhập ngũ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc. Ông từng chiến đấu trên các chiến trường ở Đà Nẵng, Đường 9 Nam Lào... Đến đầu năm 1975 thì ông được xuất ngũ bởi tình trạng sức khoẻ yếu. Trở về địa phương, năm 1976, ông Ninh xây dựng gia đình với bà Nguyễn Thị Ruông. Ăn ở với nhau mấy chục năm ông bà sinh được 4 người con, thì đứa lớn bị ảnh hưởng chất độc Da cam/dioxin.
Ông Ninh đám ma kể về quá trình bỏ nghề nông nghiệp sang làm nghề đưa tiễn những linh hồn.
Đằng đẵng gần chục năm qua, ông Ninh làm cái công việc "giời đầy" như vậy. Lâu dần, người dân trong huyện cũng quen với sự xuất hiện của ông. Họ nhận thấy sự có mặt của ông tại các đám ma là việc quá đỗi bình thường. Bởi thế, người ta mới hay gọi ông là "Người trời", "ông Ninh đám ma" hay "Người đưa tiễn những linh hồn"... ai gọi là gì ông mặc kệ. Cứ biết công việc của ông khi đến đám ma là phải làm những việc ấy. Ông Ninh bảo, khi cảm nhận được có người chết ở đâu mà ông không đến thì người ông sẽ mệt mỏi, ốm yếu. Đi đưa tiễn người chết về thì ông mới khoẻ ra.
Ông Ninh không thể giải thích được tại sao mình lại có khả năng nhận biết được người sắp chết như vậy. Ông kể: thủa nhỏ ông đã bị mẹ đẻ của ông cảnh báo trước là mày sau này sẽ bị "trời đầy" đấy. Rồi đến ngày 10/10/2003, ông đang cầy ruộng thì nghe thấy tiếng kèn trống đám ma ở thôn Phúc Thành - Quý Sơn, người ông tự nhiên rạo rực lên, ông bỏ cả cầy và trâu ở ruộng để chạy đến chỗ nhà có đám... . Từ khi ấy ông hầu như chẳng làm ăn được gì nữa. Trong đầu lúc nào cũng chỉ vẫn vơ suy nghĩ đến việc đưa tiễn những linh hồn.
Thời gian đầu mới làm việc này, ông Ninh phải trèo lên cây xoài cao trong vườn để nghe tiếng kèn, tiếng trống đám ma. Làm được một hai năm sau thì chẳng cần phải trèo lên cao nữa, ông chỉ cần nằm vểnh tai lên nghe và sử dụng mũi để ngửi hơi người mới chết cách xa nhà ông khoảng 10 km đổ lại là thấy. Còn bây giờ thì khi nào ở nhà, ông thấy tim mình đập thình thịch, linh tính báo có người sắp phải từ biệc cõi trần, phạm vi trong vòng bán kính cách xa nhà ông 15 km là ông biết và chắc chắn là đúng. Có những đợt, ông Ninh đi miết 3 - 4 ngày mới trở về nhà, hết đám nhà này lại sang đám khác. Ở đám ma, chẳng khi nào người ta thấy ông ngủ. Ông cứ lầm lũi làm hết việc này đến việc khác.
Thời gian đầu thấy ông đi thế, vợ con cũng can ngăn nhưng giữ ông ở nhà không cho đi, lại thấy ông đau ốm nên đành phải chịu. Ai chưa từng tiếp xúc với ông Ninh, cứ nghĩ ông bị tâm thần, nhưng không, khi nói chuyện mới biết ông hoàn toàn minh mẫn. Ông bảo trời đưa đẩy tôi làm cái việc này, tôi nghĩ đây cũng là việc làm phúc.
Cho đến nay, ông Ninh cũng chẳng nhớ là mình đã đưa tiễn được mấy trăm "linh hồn" rồi. Chỉ biết rằng khi nào có người ở địa phương mất là không thể thiếu được mặt ông. Ông cảm thấy lòng mình thanh thản khi làm việc này. Công việc nhà đám xong xuôi, gia chủ thường biết ý biếu ông chai rượu và ít thịt làm quà, vậy là ông tâm đắc lắm... Còn những người dân ở vùng sơn cước Lục Ngạn ai ai cũng phải nể phục khả năng biết trước nơi nào người sắp mất của ông. Họ gọi ông là "Người nhà trời", "Người cõi âm" hay "ông Ninh đám ma"... . Và ông sẽ còn tiếp tục làm cái nghề này cho đến khi nào chân ông không còn bước đi được nữa.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những tuyệt tác từ gỗ và đá Ngày 1/4, triển lãm hương sắc, đ và gỗ Phú Yên đã diễn ra tại TP Tuy Hòa, hòa chung không khí chào mừng 400 năm Phú Yên và Năm du lịch Quốc gia 2011. Có hơn 100 sản phẩm từ đ và gỗ được trưng bày tại triển lãm. Nhiều tc phẩm rất đc đo thu hút đông đảo người xem như...