Kinh hãi mỗi lần về quê chồng vì cả nhà toàn bị ‘bác Tào’ đuổi
Trước mỗi lần về nhà, chồng tôi đều “ý nhị” gọi cho bà trước để vợ chồng tôi mua ít đồ ăn ở trên này về “đổi món”. Nhưng mẹ tôi nhất quyết chuẩn bị cơm nước tươm tất.
Lần nào về quê cũng bị “Tào tháo đuổi”
Hội bạn đại học của chúng tôi tụ tập nhưng chủ đề “xôm tụ” nhất mà các chị em mang ra bàn thảo không phải chuyện chồng con mà là giải tỏa stress vì mẹ chồng ở bẩn. Nghe tâm sự của hội chị em “trên bến dưới thuyền” mà tôi thấy nhẹ lòng. Hóa ra không phải riêng mình tôi “trăn trở” chuyện mẹ chồng ăn ở dơ.
Thành thật mà nói, chuyện nhà chồng tôi cũng chẳng có gì to tát. Chồng tôi thì không bàn tới, bố mẹ chồng đối xử tương đối tốt với tôi. Đúng ra chẳng có gì đáng phải phàn nàn nữa nhưng cách ăn ở không được sạch sẽ của mẹ chồng khiến tôi sợ phải về quê.
Đầu tiên phải nói là tôi thuộc tuýp người dễ tính chứ không phải kiểu chi ly. Nhưng từ ngày làm dâu, số lần về quê của tôi chỉ tính trên đầu ngón tay. Bởi lần nào về, cả nhà tôi cũng bị tào tháo đuổi.
Còn nhớ lúc về nhà chồng ra mắt, nhà chồng tôi cũng được gọi là khang trang nhất nhì xóm, tiện nghi, chiếc cổng sắt to “tổ bố” nhưng bước qua cánh cổng thì ôi thôi! Trước mắt tôi là một đống ngổn ngang trước sân, nào là chậu thau, chén bát, thức ăn thừa rơi vãi đầy sân. Tôi thực sự thấy nản tập 1.
Vào trong nhà, tôi không lên phòng khách theo đứa em chồng (cũng đang đi làm trên Hà Nội về) mà đi cất đồ ở phòng ngủ. Quả thật đến giờ tôi vẫn ác mộng, trần đời tôi ghét nhất nhà ai ngủ dậy chăn màn không gấp, gối chăn không xếp gọn gàng thì nay tôi gặp đúng ca này. Mọi thứ hầm bà lằng quần áo, chăn màn lung tung lộn xộn trên giường. Quần áo giăng mắc khắp nơi trong phòng. Muỗi bay tứ tung.
Video đang HOT
Cất đồ xong, tôi xuống bếp chuẩn bị nấu đồ ăn. Nhìn quả bếp mà tôi thấy khiếp tập 2. Bếp núc và bàn ăn ở nhà chồng tôi y như bãi chiến trường. Vừa với lên kệ bát lấy đồ đựng cơm nguội, tôi đã đánh rơi choang ngay chiếc bát xuống đất. Tôi tự hỏi không biết mẹ chồng tương lai tôi sử dụng loại nước rửa bát “tự nhiên” nào.
Tôi kể chuyện quá khứ để thấy bệnh ở bẩn ăn vào “máu” của mẹ chồng tôi rồi. Thay đổi chắc không phải dễ gì huống hồ một năm, số lần tôi về nhà tình trên đầu ngón tay nên không có lý gì “ý kiến ý cò” cả. Nhưng sau này cưới nhau xong, mỗi lần về quê là ác mộng cả với chồng tôi. Lần nào về quê cả nhà cũng bị tào tháo đuổi, thế mới thấy bố chồng tôi bụng dạ tốt nhường nào.
Trước mỗi lần về nhà, chồng tôi đều “ý nhị” gọi cho bà trước để vợ chồng tôi mua ít đồ ăn ở trên này về “đổi món”. Nhưng mẹ tôi nhất quyết chuẩn bị cơm nước tươm tất. Món nào của bà nấu cũng nhếnh mỡ mà vợ chồng tôi không biết mỡ đó là mỡ đã qua bao nhiêu lần rán cá, rán nem rồi.
Đặc biệt món đặc sản quê chồng tôi là giò chả. Bà quý con, quý cháu lần nào cũng vác về 1, 2 cây giò để sẵn trong tủ nhưng trong tủ để tạp bí lù đồ ăn sống, chín.
Thậm chí, có món ăn đã hỏng, bà vẫn không bỏ đi khiến các đồ ăn dù tươi ngon cho vào cũng dễ bị nhiễm mùi đồ hỏng. Lần nào về, tôi cũng phải vắt chanh, lấy khăn mặt sạch lau, dọn tủ nhưng bà có vẻ không ưng ý lắm.
Thành ra, tôi chỉ dám lau, dọn trộm tủ lúc bà đi vắng. Cứ về lần nào là hai vợ chồng tôi bị tào tháo đuổi gần chết. Chồng tôi có nói bà bảo: “Bố mày cả đời ăn cơm tao nấu có làm sao đâu!”. Chúng tôi chịu, chỉ biết thủ lọ thuốc đi ngoài mỗi lần về quê.
Nan giải câu hỏi làm sao “cải tạo” mẹ chồng
Ngoài nỗi ám ảnh về quê chồng, tôi còn nhất việc thỉnh thoảng mẹ chồng tôi ra Hà Nội thăm con cháu. Những khi ấy, nhà tôi lại thành một bãi chiến trường của bà.
Đặc biệt, bà vẫn giữ nguyên thói quen nấu ăn ở quê để “chăm” cả gia đình nhà tôi. Không biết bao nhiều lần, tôi bảo “Mẹ chỉ cần lên chơi với bọn con, nấu ăn ù chút là xong cứ để về con nấu” nhưng mẹ tôi quả quyết: “Tao lên chỉ nấu hộ được bữa cơm không thì tao lên chơi làm gì”. Bà nói thế tôi chỉ còn nước đầu hàng.
Chuyện của tôi chưa kinh điển bằng quả rau sạch của mẹ chồng cô bạn tôi. Thúy (nhân viên truyền thông một ngân hàng tại Hà Nội) bạn tôi còn gặp trường hợp trồng rau sạch bằng cách “kinh điển” của mẹ chồng cô.
Chẳng là ở quê nhà ai cũng có vườn rau sạch nhưng họ tưới bằng nước lã sạch thì mẹ chồng Thúy tưới bằng nước tiểu.
“Mẹ tôi để một cái hũ ngay bên sau góc nhà. Bà thường đi vệ sinh vào đó. Và sau bà “tận dụng” nó để tưới cho vườn rau mà bà gọi là rau sạch. Bao lần, vợ chồng tôi bảo bà như thế rất mất vệ sinh. Các vi khuẩn có hại trong nước tiểu có thể bám vào rau ăn lỡ sinh bệnh. Nhưng mẹ tôi trấn an “Các cụ xưa toàn chăm rau vậy có làm sao đâu. Còn hơn khối rau mua ngoài chợ toàn thuốc trừ sâu”. Mẹ chồng tôi nói cũng không sai nhưng giá bà đừng tưới có lẽ tôi sẽ quý rau bà gửi lên Hà Nội hơn vàng”, chị Thúy than thở.
Theo Emdep
4 lý do khiến tôi sợ về quê chồng ngày Tết
Cả năm làm chúng tôi dư được 100 triệu thì mỗi lần về quê Tết đã hết 50 triệu, đấy là còn quá tiết kiệm rồi.
(Ảnh minh hoạ).
Vợ chồng tôi là người Bắc vào Nam lập nghiệp, gia đình nhà đẻ làm nông khá khó khăn chứ không khá giả gì. Anh em chồng cũng vào Nam lập nghiệp, bố mẹ ở ngoài quê, một làng nghèo. Anh em bên chồng cũng khó khăn, thành ra, ít có dịp về cùng nhau, năm nay nhà này về thì năm sau đến nhà khác. Còn tôi, sau 4 lần về quê chồng, đến giờ chính thức nói rằng tôi không thích, sợ về quê chồng ngày tết vì những lý do rất cụ thể như sau:
Về con cái: Hai lần đầu về khi vợ chồng tôi chưa có con nên không thành vấn đề. Lần thứ 3 cả nhà tôi về, con được 2 tuổi, về quê đúng lúc lạnh cao điểm, về hôm trước thì hôm sau bé bị viêm phế quản, sốt cao, ho, ói; 30 Tết còn phải đi xét nghiệm máu. Bé ốm cho đến gần ngày đi mới khỏi. Lần sau về, lúc này tôi đã có 2 con, bé đầu 4 tuổi, bé thứ hai tuổi rưỡi. Mặc dù tôi đã mua đồ đông, ủ ấm kỹ cho các bé, thế mà hai con cùng bệnh, ho, sốt, ói. Tối đến mình tôi xoay xở với đứa này ho, đứa kia ói, đứa này sốt, đứa kia quấy. Chưa kể, cả nhà vạ vật chờ đợi tàu xe, máy bay trễ chuyến, các con mệt mỏi, khóc lóc.
Về tiền bạc: Gia đình 2 bên khó khăn, chúng tôi tự thân lập nghiệp cả 2 đều là người đi làm thuê, thu nhập bình thường, mỗi năm giỏi lắm thì dư được 100 triệu nhưng còn phải lo mua đất, làm nhà, rồi tiền nọ tiền kia nên không dư dả. Vậy mà mỗi lần về Tết là hết 50 triệu, đấy là chi tiêu tiết kiệm, coi như đi mất số tiền còm cõi tích lũy cả năm.
Về chồng: Về quê, chồng tôi như biến thành người khác, anh chẳng nghĩ gì đến vợ con, đi gặp gỡ bạn cùng xóm, bạn cấp 2, bạn cấp 3, rồi họ hàng xa gần... Mới về thì anh gặp mừng ngày hội ngộ, gần đi thì gặp chia tay, liên miên từ lúc về cho đến lúc đi, người lúc nào cũng có men rượu. Mang tiếng là đưa vợ con về quê nhưng anh cứ đi, 3 mẹ con tôi lủi thủi với nhau từ nhà ra cổng, từ cổng vào nhà.
Về bản thân: Con ốm, tôi chẳng đi được đến đâu, xa nhất là đi chợ mỗi ngày. Đi chợ về lo cơm nước, con cái, giặt giũ, ăn bữa sáng xong loay hoay là đến bữa trưa, rồi đến bữa chiều, ăn xong thì dọn rửa. Mấy ngày Tết tôi chẳng có cơ hội diện bộ quần áo đẹp. Tôi vẫn luôn ủng hộ chồng về quê dịp Tết cho bố mẹ chồng vui, nhưng xin phép tôi và các con không về, ít nhất là cho đến khi các con lớn tí nữa và điều kiện kinh tế dư dả hơn.
Theo VNE
Có nên bỏ Sài Gòn về quê chồng để gia đình đoàn tụ Tiếp tục ở thành phố thì vợ chồng tiếp tục xa cách, về quê thì bé lớn không thích. ảnh minh họa Tôi và chồng quen nhau hồi sinh viên qua bạn bè, tôi 32 còn chồng 36 tuổi, chúng tôi lấy nhau gần 7 năm, có 2 bé. Nhà tôi ở TP HCM còn gia đình anh ở vùng núi cao nguyên...