Kinh hãi loài rắn độc khổng lồ biết ngụy trang, giết người trong chớp mắt
Rắn hổ lục Gaboon có lượng nọc độc phóng ra lớn nhất so với bất kỳ loài rắn độc khổng lồ nào khác trên thế giới. Ngoài biệt tài ngụy trang, loài rắn này còn sở hữu cặp sừng trên mũi và đôi mắt to đáng sợ.
Rắn hổ lục Gaboon thuộc phân họ Viperidae, chủ yếu phân bố ở nơi có độ cao thấp thuộc vùng hạ Sahara (Nam Phi). Nó còn có tên gọi khác như rắn hổ bướm xám, rắn phì rừng rậm, rắn hổ xám Gaboon,…và có khả năng chịu nắng nóng rất tốt.
Với chiều dài tối đa có thể tới hơn 2m, nặng hơn 20kg, đây là loài rắn hổ lục lớn nhất thế giới. Đây cũng là loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới do vậy, liều lượng nọc độc của rắn hổ lục Gaboon cao hơn bất kỳ loài rắn độc nào khác.
Cái đầu hình tam giác, màu trắng hoặc đen, giữa 2 lỗ mũi có cặp sừng nhỏ, đôi mắt to khiến chúng trở nên vô cùng đáng sợ.
Mặc dù di chuyển chậm bởi thân hình to lớn, ục ịch nhưng rắn hổ lục Gaboon là loài rắn độc sở hữu khả năng săn mồi với độ chính xác gần như tuyệt đối.
Chúng thường nằm bất động phụ kích, đặc biệt tận dụng biệt tài ngụy trang hoàn hảo dưới lớp lá khô sau đó chủ động tấn công. Thay vì uốn lượn, trườn bò giống các loài rắn thông thường, rắn hổ lục nhích thân mình theo một đường thẳng.
Thời gian săn mồi của loài rắn này tập trung khoảng 6 tiếng đầu khi màn đêm buông xuống. Khẩu phần thức ăn của rắn hổ lục Gaboon là loài gặm nhấm như thỏ, chuột, các loài chim, khỉ, nhím, linh dương hoàng gia nhỏ…
Thời gian sinh sản của rắn hổ lục này là vào cuối mùa hè sau khi mang thai khoảng 7 tháng. Với chu kỳ sinh sản khoảng 2 đến 3 năm, một con rắn mẹ có thể đẻ hàng chục rắn con trong một lần sinh nở.
Nghe thì có vẻ đáng sợ là vậy nhưng rắn hổ lục Gaboon không chủ động tấn công người. Nó chỉ cắn khi con người vô tình giẫm phải hoặc tấn công chúng trước.
Vết cắn của rắn hổ lục Gaboon chứa lượng độc cực cao, ban đầu có thể khiến sưng phồng, đau dữ dội, co giật, bất tỉnh, hoạt tử… Sau đó nếu không được sơ cứu kịp thời thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Thân hình ục ịch của loài rắn độc khổng lồ.
Loài rắn độc có sừng với thân hình béo ú và cách di chuyển kỳ lạ. Nguồn: Người đưa tin
Ong bắp cày khổng lồ xuất hiện ở Bắc Mỹ, độc như rắn
Cá thể trưởng thành có thể dài tới 5 cm và sở hữu độc tố tương tự như loài rắn độc. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định loài ong giết người này tới Mỹ bằng con đường nào.
Theo Cnet, Bộ Nông nghiệp bang Washington (WSDA) ghi nhận loài ong bắp cày khổng lồ châu Á lần đầu xuất hiện tại Mỹ vào tháng 12/2019.
Cơ quan này chưa xác định bằng cách nào mà loài ong này tới được nước Mỹ. Tuy nhiên, các loài côn trùng được nhận định di chuyển giữa các quốc gia nhờ vào việc vô tình sinh sống trên các phương tiện đi lại như xe tải, tàu biển quốc tế. Đến nay, loài ong nguy hiểm này chỉ được tìm thấy ở khu vực Tây Bắc Mỹ.
Ong bắp cày khổng lồ châu Á, tên khoa học Vespa mandarinia, có chiều dài từ 3,8-5 cm. Đây là loài côn trùng bản địa ở khu vực ôn đới và nhiệt đới Đông Á, có phần đầu màu vàng cam, trên bụng có sọc đen.
"Loài ong này còn được biết đến với cái tên ong giết người vì nọc độc của nó không khác gì các loài rắn độc", Jun-ichi Takahashio, nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto Sangyo chia sẻ với New Yok Times.
Nhiều vết chích từ loài ong này có thể gây tử vong. Tại Nhật, ước tính loài ong này giết chết tới 50 người mỗi năm.
Loài ong bắp cày khổng lồ châu Á có thân hình lớn và nọc độc có khả năng gây chết người. Ảnh: WSDA.
Loài ong khổng lồ châu Á này không sống bằng việc hút phấn hoa, mật cỏ. Thực tế, chúng thường ăn thịt các loại côn tròng nhỏ hơn như ong bắp cày giấy, ong mật, bọ ngựa.
Chỉ cần vài cá thể ong khổng lồ châu Á là có thể phá hủy toàn bộ tổ ong mật trong ít giờ. Đây là điều đáng báo động vì quần thể ong mật tại Mỹ đã suy giảm từ năm 2016, đưa chúng vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng tại quốc gia này.
WSDA cảnh báo loài ong sát thủ này có tính cách hung dữ, có thể chích nhiều lần liên tiếp lên các mục tiêu.
Loài ong này thường không tấn công người và vật nuôi. Tuy nhiên, chúng có xu hướng phản ứng lại khi bị đe dọa hoặc khi tổ của chúng bị tấn công. Kim chích của các cá thể trưởng thành đủ mạnh và khỏe để xuyên qua lớp áo bảo hộ nuôi ong.
Khi tìm thấy loài ong khổng lồ châu Á, người dân được khuyên nên báo cáo cho WSDA để họ có thể thu thập mẫu và tiến hành nghiên cứu.
1001 thắc mắc: Loài rắn nào có nọc độc giết chết 100 người cùng lúc? Sinh sống chủ yếu tại các vùng nội địa ở Australia, loài động vật sở hữu nọc độc khủng khiếp nhất thế giới này có thể giết chết 100 người sau 45 phút cắn. Trong đó, loài rắn độc có tên rắn Taipan nội địa được xem là "cơn ác mộng" khủng khiếp nhất đối với con người. Taipan nội địa (tên tiếng...