Kinh hãi “lỗ thủng” người chui lọt trên cầu Long Biên
Sáng 28/5, trên mặt cầu Long Biên xuất hiện một hố sụt nhìn xuyên xuống cả mặt sông, khiến nhiều người di chuyển qua đây hãi hùng.
Sáng 28/5, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh kèm thông tin về một “lỗ thủng” xuất hiện trên cầu Long Biên, Hà Nội.
Theo hình ảnh ghi lại, hố sụt xuất hiện ngay trên mặt cầu Long Biên, hình chữ nhật. Xung quanh khu vực sụt cũng xuất hiện các vết nứt chằng chịt.
Sau khi hình ảnh này được đăng tải, nhiều người dân tỏ ra hoang mang và lo lắng về chất lượng của cây cầu, nhiều người cũng bày tỏ lo sợ khi di chuyển qua đây.
Liên quan tới vụ việc, sáng cùng ngày, trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Hải (đơn vị quản lý, duy tu cầu Long Biên) xác nhận thông tin trên và cho biết khu vực sụt lún tấm đan mặt cầu thuộc nhịp cầu số 6.
Hình ảnh tấm đan tại mặt cầu Long Biên bị sụt xuống, nhìn thấy cả mặt sông, khiến nhiều người kinh hãi (Ảnh: Quang Nhân).
“Ngay sau khi nhận được tin báo, đơn vị đã cho cán bộ nhân viên ra hiện trường để thay thế tấm đan này. Do cây cầu hiện đã khoảng 130 năm tuổi nên kết cấu đã rất yếu, hiện cũng đang có dự án sửa chữa dầm bộ hành của cầu”, vị lãnh đạo Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Hải nói.
Trước đó, ngày 4/5, trên cầu Long Biên cũng xuất hiện một lỗ thủng to ở khu vực lối đi dành cho người đi bộ. Lỗ thủng này có độ rộng ước chừng một người lớn chui lọt, nhìn thấy cả các bộ phận, kết cấu cầu phía bên dưới. Với lỗ thủng này, chỉ cần người đi bộ không chú ý quan sát, nhất là ban đêm, nguy cơ sảy chân rơi xuống sông rất cao.
Video đang HOT
Lỗ thủng trên lối đi bộ cầu Long Biên ngày 4/5 (Ảnh: Báo Giao thông).
Lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Hà Hải cho biết, đơn vị sau đó cũng đã cho lắp ngay tấm đan mới “vá” lỗ thủng để đảm bảo an toàn cho người đi bộ trên cầu. Nguyên nhân tấm đan bị khuyết là do nhiều người đi xe máy thường đi lên cả lối dành cho người đi bộ để xuống bãi bồi sông Hồng phía dưới, gây vỡ tấm đan.
Vị lãnh đạo cũng cho biết, hiện trên cầu Long Biên, tình trạng mặt cầu xuống cấp, bong tróc, lồi lõm, ổ gà nhiều. Một số hạng mục khác cũng đang xuống cấp. Trong khi đó, vốn bảo trì ngân sách Nhà nước cấp cho hạ tầng đường sắt nói chung, cầu Long Biên nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu tu sửa.
Cầu Long Biên do Pháp xây dựng từ 1889 – 1902. Cầu dành cho đường sắt chạy ở giữa. Hai bên là đường ô tô (rộng 2,7m) và đường đi bộ (rộng 0,8m). Cầu dài gần 1.700m gồm 19 nhịp dầm thép.
Trong chiến tranh chống Mỹ, cầu bị đánh bom nhiều lần. Tổng cộng 4 đợt đánh phá năm 1972, cầu bị mất hẳn 9/19 trụ chính, 9 trụ khác bị hỏng nặng.
Nhiều người khoả thân lao xuống sông Hồng trong cái lạnh 15 độ C
"Người bình thường thì thấy lạnh nhưng chúng tôi tắm mãi nên quen, 15 độ chứ 10 độ vẫn tắm được", anh Dũng nói rồi nhảy ùm xuống nước.
Chiều 23/11, nhiệt độ Hà Nội giảm xuống mức 15-17 độ C nhưng bãi tắm tiên ở chân cầu Long Biên (Hà Nội) vẫn có hàng chục người đến bơi lội, tập luyện thể dục, thể thao.
Bãi tắm được hình thành từ khoàng 20 năm trước. Hầu hết người tham gia sẽ không mặc gì khi bơi vì cảm giác thoải mái, gần gũi với thiên nhiên hoặc được trở về tuổi thơ. Bãi tắm thường đông nhất vào khoảng 15 đến 17h mỗi ngày.
Anh Lê Anh Dũng (57 tuổi) cho biết ngày nào cũng đến đây bơi sau giờ làm. Do đã tập luyện thể thao từ hàng chục năm nên anh dần quen với cái lạnh. Nếu nhiệt độ xuống mức 10 độ C, anh vẫn bơi được.
Nước sông thường ấm hơn so với nhiệt độ không khí nên anh Dũng cảm thấy khá thoải mái. Chỉ khi bước ra khỏi mặt nước, gió thổi, anh mới thấy lạnh. Vì thế, anh thường tắm sơ lại rồi mặc quần áo thật nhanh.
Để làm quen với lạnh giá, nhiều người thường dành vài phút đầu để khởi động, ngụp xuống rồi nổi lên.
Để đảm bảo an toàn, hầu hết người dân dùng các phao cỡ nhỏ. Chiếc phao này không thể giúp cơ thể nổi hoàn toàn nhưng nó có tác dụng hỗ trợ khi đuối sức.
Trước khi xuống nước, mọi người thường chạy bộ, đẩy tạ hoặc lên xà đơn, xà kép để làm nóng cơ thể.
Ông Nghĩa (68 tuổi, nhà ở Hàng Bài) cho biết do đã tập luyện được 38 năm nên dù tuổi đã cao, ông vẫn khoẻ mạnh. Hiện ông vẫn lên xà được 10 cái, bơi khoảng 30 phút.
Các dụng cụ tập luyện ở đây khá thô sơ, được mọi người chế từ sắt, bê tông. Bên cạnh tập tạ, khu vực bãi tắm sông Hồng còn có sân đá cầu, đánh tennis.
Hiện tại bãi giữa sông Hồng có 3 bãi tắm tiên với hàng trăm người tham gia thường xuyên. Anh Kiên (40 tuổi) cho biết tập luyện ở đây thoáng đãng và gần gũi với thiên nhiên hơn ở phòng tập. Anh cho rằng việc có người tập luyện sẽ giúp nơi đây giữ vệ sinh tốt hơn, tránh trở thành bãi rác của những người thiếu ý thức.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Pháp hỗ trợ trùng tu cầu Long Biên Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị Pháp hỗ trợ Việt Nam trong việc trùng tu các di sản văn hóa như cầu Long Biên hay các kiến trúc mang dấu ấn Pháp tại Việt Nam. Chiều ngày 3/11 (giờ Paris), ngay sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Chủ tịch Thượng...