‘Kinh hãi’ dịch bệnh từng chết 2.000 người mỗi ngày
Trong khoảng thời gian năm 165 đến 180, đại dịch đã cướp đi tính mạng của hàng triệu người. Khiến đội quân La Mã hùng mạnh thời đó bị tàn phá kiệt quệ.
Theo BBC, trong khoảng thời gian năm 165 đến 180, đại dịch Antonine cướp đi tính mạng của 5.000 người La Mã trong một ngày. Khi đại dịch kết thúc, hàng triệu người tử vong bởi căn bệnh quái ác.
Đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác dịch bệnh kinh hoàng này là gì và nguyên nhân của nó. Song một số nhà khoa học cho rằng đó là bệnh đậu mùa và sởi. Bệnh bùng nổ sau khi binh lính trở về vùng Cận Đông.
Antonine còn được gọi là đại dịch Galen, theo tên của bác sĩ Hy Lạp sống ở Đế quốc La Mã – người đã mô tả bệnh dịch. Các nguồn tin cổ đại cho rằng dịch bệnh xuất hiện đầu tiên trong cuộc vây hãm La Mã của quân Seleucia vào mùa đông 165-166.
Video đang HOT
Theo các nhà nghiên cứu, có thể đại dịch Antonine đã lấy đi mạng sống của hoàng đế La Mã khi ông mới chỉ 39 tuổi. Vị hoàng đế đó có tên Lucius Verus (130-169).
Theo nhà sử học người La Mã Dio Cassius (155-235), đại dịch Antonine làm 2.000 người chết mỗi ngày ở Rome, một phần tư số người bị ảnh hưởng, tỷ lệ tử vong bởi căn bệnh khoảng 25%.
Khoảng 5 triệu người tử vong vì đại dịch Antonine. Khắp vùng Tiểu Á, Ai Cập, Hy Lạp và Italy đều bị càn quét bởi đại dịch này. Trận dịch lịch sử đã giết chết một phần ba dân số ở một số vùng thuộc địa Trung Hải thời đó, tàn phá kiệt quệ đội quân La Mã hùng mạnh.
Theo Hà Sơn/Zing
Tìm thấy 'Công chúa ngủ trong rừng' sau 2.000 năm
Các nhà khảo cổ cho rằng, hài cốt 2.000 năm tuổi có thể là công chúa vương quốc Aksum, Bắc Ethiopia.
Theo Daily Mail, các nhà khảo cổ Anh cho biết vừa tìm thấy trong lần khai quật suốt 6 tuần tại thành phố Aksum hài cốt một thiếu nữ 2.000 năm tuổi được chôn cùng với những đồ vật được chế tác "phi thường"
Thiếu nữ được mệnh danh "Người đẹp ngủ" (Sleeping Beauty) được nhìn thấy với mái tóc xoăn, mặt đang nhìn vào chiếc gương cầm trên một tay, tay kia tựa vào cằm và đeo một chiếc nhẫn bằng đồng tuyệt đẹp.
Hình ảnh ngôi mộ của "Người đẹp ngủ".
Các đồ vật được chôn cùng với cô được trang trí công phu bao gồm một bình hoa thủy tinh xuất xứ từ Roman, chiếc lọ hoàn toàn nguyên vẹn.Chiếc lọ được cho rằng thiết kế để đón những giọt nước mắt của người thiếu nữ.Cô cũng có chuỗi hạt với rất nhiều viên ngọc nhỏ, một vòng đai đính cườm óng ánh và chiếc vòng cổ có tới 1.065 hạt thủy tinh màu sắc.
Chiếc lọ đính những viên đá lấp lánh được cho là chứa những giọt nước mắt thiếu nữ đã chết.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một bình đất sét mà họ cho là có thể đã chứa những thực phẩm và thức uống cho thiếu nữ về thế giới bên kia.
Nhóm khảo cổ cũng tìm thấy những bộ xương của các chiến binh đeo những chiếc vòng sắt lớn
Bà Louise Schofield, một cựu phụ trách bảo tàng Anh, người đứng đầu chuyến khai quật này cho biết "Cô ấy nằm bên cạnh những đồ trang điểm bằng đồng rất đẹp, chiếc muỗng được chế tác vô cùng công phu chứa những viên kẻ mắt".
"Điều này là bằng chứng cho thấy những người La Mã đã có giao dịch hàng trăm năm trước so với những ghi chép lịch sử của giới sử gia ngày nay", bà Louise cho hay.
Nhóm khảo cổ cũng cho biết, các đồ vật được chôn cùng "Người đẹp ngủ" có niên đại từ thế kỷ thứ I hoặc II.
Lý do hài cốt còn gần như nguyên vẹn là bởi ngôi mộ được đắp bằng đất đơn sơ và đặt một tảng đá bên trên khiến những kẻ đào trộm không hề nghĩ bên trong lại chứa đựng khối báu đồ sộ.
Vương quốc Aksum từng là một vương triều hùng mạnh, kinh tế phát triển lớn mạnh nhờ có hệ thống giao thông đường thủy (sông Nile) lẫn hàng hải (Biển Đỏ) thuận lợi. Họ đã có giao thương với đế chế La Mã và Ấn Độ.
Linh Lương
Theo Báo Đất Việt
Mỹ xử lý thi thể người chết vì đại dịch cúm 1918 thế nào? Từ năm 1918 - 1920, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ đối mặt với đại dịch cúm Tây Ban Nha cướp đi mạng sống của khoảng 50 triệu người. Riêng Mỹ, số nạn nhân tử vong vì đại dịch là 675.000 người. Chính phủ Mỹ lo hậu sự thế nào cho những bệnh nhân tử vong? Đại dịch cúm Tây...