Kinh hãi chuyện làm đẹp: Kem trộn và… ký sinh trùng
Chị L.T.U. (47 tuổi, ngụ Vĩnh Thuận, Kiên Giang), đến BV Da liễu Cần Thơ với lý do ngứa, đỏ da và kèm theo giãn mạch trên vùng da mặt.
Bệnh nhân kể với bác sĩ rằng chị đã sử dụng kem trộn hơn hai năm nay…
Chị L.T.U. là một trong nhiều nạn nhân sử dụng kem trộn vì nghe người ta truyền miệng kem trộn làm đẹp, trắng da nhanh chóng…
Kem trộn được bán khắp nơi
Chị L.T.U. kể mình mua kem từ người quen tự trộn nên rất tin tưởng. Thời gian đầu sử dụng da dẻ có vẻ đẹp hơn, nhưng sau một thời gian da mặt ngày càng trở nên đỏ nhiều hơn và thường xuyên có cảm giác ngứa, châm chích bên trong.
Lúc đầu chị U. tự mua nhiều loại thuốc, kem về bôi với mong muốn da mặt hết đỏ và ngứa, nhưng càng bôi da mặt càng đỏ và cảm giác ngứa diễn ra thường xuyên hơn nên phải đến BV Da liễu Cần Thơ điều trị
BS Huỳnh Văn Bá – bộ môn da liễu Trường ĐH Y dược Cần Thơ – cho biết phần lớn kem trộn mà nhiều phụ nữ ở miền Tây đang sử dụng có chứa corticoid – thường được dùng với mục đích trị nám, làm trắng da. Công thức các loại kem này gần giống nhau, thành phần có Cortibion, Becozym, Aspirin PH8, vitamin E… đem trộn với nhiều loại kem khác nhau.
Sau khi bôi vài lần, nhiều người thấy da có vẻ trắng hơn, hết mụn, giảm nám… nên truyền tai nhau và cùng lãnh… hậu quả!
Hiện nay nếu rảo qua các tiệm mỹ phẩm ở chợ, các tiệm làm đẹp, uốn tóc từ thành thị đến nông thôn các tỉnh miền Tây… hỏi mua kem trộn bôi trắng da, chị em phụ nữ sẽ được giới thiệu rất nhiều chủng loại. Phần lớn các loại kem trộn này đều không nhãn hiệu.
Theo BS Bá, kem trộn được sử dụng rất phổ biến ở các tỉnh thành phía Nam. Theo một ghi nhận trong công trình nghiên cứu tại BV Da liễu Cần Thơ (năm 2009), có trên 74% bệnh nhân mụn trứng cá có tiền sử bôi kem trộn và những sản phẩm tương tự có corticoid.
Không còn tự tin khi ra đường
Video đang HOT
Gặp chúng tôi ở BV Da liễu Cần Thơ, chị N.T.T.B. (46 tuổi, ở xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) che khẩu trang kín mặt. Chị nói giờ không tự tin khi đi ra đường tiếp xúc với mọi người vì da mặt đỏ ửng và nổi đầy mụn mủ.
Chị kể hơn một năm trước vì da mặt bị nám, nghe chị em trong xóm chỉ bôi kem trộn sẽ hết nám, trắng da nên mua về xức. Chị không nhớ rõ tên các loại kem đã sử dụng, chỉ biết nó cũng vừa túi tiền, mua ở tiệm làm đẹp tại xã:
“Ban đầu mặt tui bôi vào thấy tác dụng rõ rệt, giảm vết nám, trắng hơn, nhưng sau đó càng lúc càng đỏ (nhất là khi ra nắng), mụn nổi càng lúc càng nhiều hơn, bị ngứa châm chích nhiều về đêm. Bác sĩ khám và xét nghiệm nói tui bị ký sinh trùng gì đó trên da mặt do xài kem trộn”.
Tác hại trước mắt và lâu dài
Ban đầu khi bôi những loại kem trộn không rõ nguồn gốc, nhiều phụ nữ thấy da mình đẹp hẳn ra, trắng mịn hơn. Nhưng sau đó hàng loạt biến chứng đã được các bác sĩ da liễu ghi nhận như teo da, giãn mao mạch, đỏ da, rạn nứt da, nhạy cảm ánh sáng, trứng cá mụn mủ, rối loạn sắc tố.
Những biến chứng này gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề khi xuất hiện trên mặt, nơi người ta không thể che giấu khi tiếp xúc với mọi người trong sinh hoạt xã hội hằng ngày.
Ngoài những biến chứng nói trên, BS Bá cảnh báo gần đây công trình nghiên cứu của nhóm ông trên những bệnh nhân sử dụng kem trộn có sự xuất hiện ngày càng nhiều một loài ký sinh trùng gây bệnh có tên Demodex.
Theo nghiên cứu này, năm 2009 tỉ lệ nhiễm Demodex trên những bệnh nhân mụn trứng cá (có tiền sử bôi kem trộn và những sản phẩm bôi có corticoid) chỉ là 18,5%, nhưng giờ đây tỉ lệ này lên đến 32%.
Theo BS Huỳnh Văn Bá, Demodex là loài côn trùng chân khớp, ký sinh thường trú trên da, nhất là ở những vùng tập trung nhiều tuyến bã (thường gặp nhất tại vùng mặt). Bình thường chúng hiện diện với số lượng ít, không có khả năng gây bệnh.
Nhưng những bệnh nhân sử dụng kem trộn hay lạm dụng các sản phẩm kem bôi có chứa corticoid thường xuyên có thể làm trỗi dậy với số lượng lớn Demodex trên da và chúng sẽ trở thành tác nhân gây bệnh.
Vì Demodex lam tắc nghẽn các nang và ống dẫn của tuyến bã nhờn lam tăng sản biểu mô, xac va chât thai cua Demodex co thê gây ra phan ưng di ưng. Lúc này mặt bệnh nhân sẽ đỏ, ngứa thường xuyên, người bệnh có thể có cảm giác như kiến bò trên da mặt, đặc biệt vào buổi tối.
Demodex có thể gây ra những mảng đo da, mun mu, sân đo, gian mach; nặng hơn co thê làm rung lông may, lông mi, rung toc, viêm bơ mi…
Quá trình chăm sóc da cần được kết hợp nhiều biện pháp từ việc sử dụng mỹ phẩm, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Không thể có làn da đẹp tức thời chỉ vì bôi một loại “thần dược” hay kem dưỡng da nào đó.
Vì vậy các bác sĩ da liễu đã cảnh báo việc lạm dụng các sản phẩm bôi da có corticoid như kem trộn thường xuyên sẽ dẫn đến nguy cơ làm thay đổi môi trường vi sinh vật trên da, làm gia tăng tình trạng nhiễm ký sinh vật gây bệnh ngày càng nhiều, trong đó có Demodex.
Theo Alobacsi
Những nhận thức sai lầm trong điều trị mụn trứng cá
Mụn trứng cá (bệnh trứng cá) là bệnh lý ngoài da thông thường nhưng việc điều trị gặp nhiều khó khăn và bệnh hay tái phát. Một số khảo sát cho thấy, nhiều người có nhận thức sai lầm trong quá trình điều trị, chăm sóc da khi bị mụn.
Để tìm hiểu rõ vấn đề này, đồng thời giúp việc điều trị mụn trứng cá hiệu quả hơn, nhóm bác sỹ chuyên khoa da liễu nêu lên một số sai lầm cần tránh trong quá trình điều trị mụn trứng cá:
1. Tự nặn mụn cho nhanh khỏi: Đây là thói quen thường gặp ở nhiều bạn trẻ bị mụn trứng cá. Khi tự ý cạy nặn mụn, nhất là trong giai đoạn các tổn thương đang giai đoạn viêm nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ lan rộng các ổ viêm sang vùng da lành. Thêm vào đó dụng cụ nặn chưa vô trùng, nhiều người dùng tay nặn mụn... sẽ khiến mụn bị bội nhiễm sưng to hơn. Hậu quả sau này để lại là các vết sẹo thâm to trên mặt.
2. Sử dụng các loại kem trộn không rõ nguồn gốc trên thị trường, hoặc các loại chứa thành phần corticoid: Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ thường sử dụng theo truyền miệng các sản phẩm trộn lẫn, không rõ nguồn gốc, thành phần, hoặc tự trộn một số thành phần trong đó có cả corticoid để điều trị mụn trứng cá. Mặc dù trong 1-2 ngày đầu mụn có vẻ như thuyên giảm, nhưng sau đó mụn mọc nhiều hơn và gây ra các phản ứng phụ như: teo da, rạn da, nổi mụn trứng cá đỏ rất nhiều ... gây khó khăn trong điều trị.
3. Dùng xà phòng, chất xát khuẩn mạnh trà xát, rửa mặt nhiều lần trong ngày: Làn da bị mụn cần được vệ sinh tốt, điều này không có nghĩa là bạn nên rửa mặt tới 5-6 lần trong ngày bằng xà phòng diệt khuẩn hay chất tẩy rửa mạnh. Sự trà sát quá mức khiến làn da vốn đang tổn thương lại càng dễ bị kích ứng, nổi mụn nhiều hơn. Do vậy, bạn nên sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt, làm sạch nhẹ nhàng, thích hợp với từng loại da, nên rửa nhẹ nhàng để tránh trầy xước các mụn đang bị viêm, nên rửa mặt sạch ngay khi ra đường về, thường rửa 2-3 lần/ngày.
4. Tâm lý nóng vội trong điều trị mụn trứng cá: Nhiều bạn trẻ thường muốn mụn trứng cá nhanh khỏi nên sử dụng các chế phẩm trị mụn quá liều, bôi hoặc uống quá nhiều... Một số người thì thay đổi thuốc liên tục trong 1-2 ngày đầu nếu chưa khỏi bệnh. Các nguyên nhân trên thường dẫn đến làn da bị kích ứng và mụn nổi nhiều hơn, tổ chức viêm lan rộng hơn.
5. Quan niệm mụn trứng cá đơn giản do "gan nóng": Mụn trứng cá biểu hiện trên da là hiện tượng viêm nang lông tuyến bã. Khi các tuyến này tiết ra nhiều, miệng tuyến bã bị bịt kín do sừng hóa, bụi bẩn... các chất nhờn sẽ tích tụ tạo nhân mụn. Trường hợp có sự tác động của vi khuẩn P. acnes có sẵn trong nang lông tuyến bã, của tụ cầu... do bội nhiễm từ ngoài sẽ tạo thành các mụn mủ, mụn bọc. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khiến mụn mọc nhiều hơn và tái phát liên tục: thay đổi nội tiết; căng thẳng thần kinh; rối loạn tiêu hóa (táo bón, ăn nhiều chất cay nóng, đường mỡ...); lạm dụng các mỹ phẩm không thích hợp, các chế phẩm chứa corticoid.
Còn theo Y học cổ truyền, mụn trứng cá do nhiệt tích tụ trên da tạo nên mụn trứng cá. Còn nguyên nhân "gan nóng" khiến cơ thể mệt mỏi, nổi mụn ở chân tay... nhưng lại ít liên quan đến mụn trứng cá. Một lá gan khỏe thì cơ thể khỏe và ít mụn nhọt, nhưng nguyên nhân gây mụn trứng cá thì không phải là do "gan nóng" .
Lời khuyên của chuyên gia da liễu giúp phòng và trị mụn trứng cá:
- Rửa sạch mặt trước khi đi ngủ, ngay khi ra đường về. Không tự ý cạy, nặn mụn.
- Trường hợp mụn mủ có thể bôi chế phẩm chứa kháng sinh, kháng khuẩn theo chỉ dẫn của thầy thuốc, có thể kết hợp với chế phẩm giảm sừng hóa, tan nhân mụn.
- Uống kết hợp các thảo dược hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, giúp tăng hiệu quả của các thuốc điều trị tại chỗ giúp mụn nhanh khỏi hơn. Sau khi dừng thuốc tân dược nên dùng các thảo dược này khoảng 2-3 tuần để giảm mụn tái phát. Trên thị trường, Viên ngừa mụn Hoa Linh với thành phần từ các thảo dược, an toàn, thích hợp cho việc sử dụng một đợt kéo dài, đang được khuyến cáo dùng thích hợp cho người bị mụn trứng cá.
- Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều đủ, ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế stress.
- Trường hợp viêm da nặng nên đến các phòng khám, bệnh viện da liễu để khám và điều trị.
Theo 24h
Kem trộn làm trắng da siêu tốc: Thật, giả lẫn lộn Được quảng cáo mang lại tác dụng không ngờ, những loại kem trộn trắng da bán kèm công thức pha chế chưa được thẩm định đang được một bộ phận người tiêu dùng đón nhận. Tuy nhiên chất lượng thực tế của nhiều loại kem trộn, làm trắng da trên thị trường vẫn chưa được một cơ quan chức năng nào đứng ra...