Kinh hãi bơm nước tăng trọng cho bò
Con bò bị bơm nhiều nước quỵ xuống đất, người đàn ông chọc ống sâu vào họng bò quậy cho nước trào ra, bò vừa đứng lên lại bơm tiếp…
Nhằm tăng trọng lượng bò trước khi giết mổ, một số lò mổ lân cận TP.HCM bơm nước vào bụng bò hết sức dã man. Để chứng minh, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cung cấp cho Pháp Luật TP.HCM một đoạn clip ghi hình hàng chục con bò đang bị ép uống nước đến nỗi lăn quay. Băng do một cộng tác viên của chi cục quay được cách đây không lâu.
“Đạp cho nó xịt nước đi!”
Đoạn clip được quay tại lò giết mổ gia súc Tuấn Cúc (Tiền Giang) vào buổi trưa. Lò giết mổ này khá rộng, kín cổng cao tường, chung quanh có nhiều cây cối um tùm. Hàng chục con bò bị nhốt trong chuồng. Nhiều con bị xỏ mõm bằng khoen sắt tròn rồi cột chặt vô trụ xi măng bằng dây thừng. Mặc dù đau đớn nhưng bò không thể kêu la, chỉ cố vùng vẫy.
Một người đàn ông ở trần, mặc quần đùi thọc ống nhựa dài hơn 1 m vô miệng bò, sau đó chọt sâu vô cổ họng. Tiếp theo, ông nối ống nhựa này với một ống nhựa khác được nối với nguồn nước rồi bắt đầu bơm vô bụng bò. Bị thọc quá sâu, con bò đau đớn quỵ cả hai chân trước xuống nền đất nhưng người đàn ông vẫn thản nhiên bơm.
Trong clip vang lên giọng một thanh niên: “Có một lò (lò giết mổ – PV) ở tỉnh Bến Tre làm hai vách tường, đút bò vô cho nhổng lỗ mũi để bơm nước cho dễ, bò khỏi vẫy. Lò của thằng Vũ đó”.
Đoạn clip còn ghi hình ảnh một con bò khác màu trắng bụng căng tròn, nằm thở phì phò dưới đất vì bị bơm quá nhiều nước. Một ông khác cũng ở trần, mặc quần đùi kéo gập đầu bò xuống đất, thọc ống nhựa vô sâu cổ họng rồi thụt ra thụt vào cho nước trào ra. Thụt ra thụt vào lần hai, quậy ống nhựa nước mới ọc ra.
Giọng một thanh niên rõ mồn một trong clip: “Ông Tám mướn anh Phụng đạp cho nó xịt nước đi”. Ngay sau đó, giọng một ông đứng tuổi cất lên: “Con bò nào yếu thì bơm nước ít thôi, bơm chi quá trời quá đất vậy”. Sau vài lần thọc bụng bò cho nước trào ra, một ông giật mạnh dây thừng để con bò đứng dậy.
Người đàn ông bắt đầu thọc ống bơm nước sâu vào bụng bò để bơm.
Video đang HOT
Bụng chứa đầy nước căng tròn đến nỗi bò không thể đứng dậy được.
Ọc cả máu
Ở một lò giết mổ khác, đoạn clip ghi được hình ảnh hàng chục con bò bị nhốt trong chuồng đầy phân đang chờ bơm nước. Lò giết mổ này cách xa khu dân cư, chung quanh nhiều cây cối.
Cũng với cách thức thọc ống nhựa vô bụng bò rồi nối ống nước, một thanh niên bơm nước vô bụng bò đúng một phút. Khi bò ọc nước vì bị bơm quá nhiều, người này rút ống ra. Thế nhưng chỉ vài giây sau, người này lại tiếp tục nối ống nước rồi bơm vô bụng bò. Lần bơm này kéo dài gần hai phút khiến bụng bò căng tròn. Do chịu không nổi nên bò vùng vẫy mạnh. Người thanh niên vừa rút ống, nước trong bụng bò có màu đỏ au trào ra ào ạt. Một phụ nữ cất giọng: “Bơm sao cho nước đừng trào ra thì bơm, bơm phải có kinh nghiệm chứ!”.
Bơm nước xong con bò trên, người thanh niên nhanh tay bơm những con còn lại.
Người đàn ông dùng ống nhựa thụt ra thụt vào để nước trong bụng bò trào ra bớt, bò mới đứng lên được.
Bị bơm quá nhiều nước, bò ọc ra nước kèm cả máu tươi. (Ảnh: Thú y TP.HCM cung cấp)
Phát hiện chỗ này, di chuyển nơi khác
Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết tình trạng bơm nước vào bò trước khi giết mổ xảy ra ở các tỉnh lân cận nên thuộc trách nhiệm của chi cục thú y các địa phương này. Chi cục Thú y TP.HCM đã cung cấp clip này, đề nghị các tỉnh lân cận làm rõ tình trạng này để tránh thực trạng thịt bò không đảm bảo chất lượng đưa vào tiêu thụ trên thị trường TP.HCM.
“Mặc dù các tỉnh có siết chặt quản lý nhưng thực trạng bơm nước bò vẫn tồn tại. Theo các địa phương, khi bị phát hiện ở điểm này thì chủ lò sẽ chuyển hoạt động qua điểm khác” – ông Thảo cho biết.
Cũng theo ông Thảo, mặc dù biết thịt bò bị bơm nước nhưng việc áp dụng biện pháp giữ hàng để theo dõi cho đến khi hết rỉ dịch mới cho phép kinh doanh chưa phải là biện pháp căn cơ và dễ phát sinh tranh chấp. “Hiện vẫn chưa có quy chuẩn kỹ thuật về các chỉ tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thịt để làm cơ sở đối chiếu, kết luận thịt bò bị bơm nước để áp dụng biện pháp xử lý theo quy định” – ông Thảo cho biết.
Theo Trần Ngọc
Pháp Luật TPHCM
'Bom nước' đang treo trên đầu hàng vạn người dân
Tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh hiện có tới trên 260 hồ, đập đang bị xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của hàng vạn người dân.
'Bom nước' đang treo trên đầu hàng vạn người dân
Hồ thủy lợi Khe Mui (xã Hương Lâm, H.Hương Khê, Hà Tĩnh) rộng khoảng 20 ha, được đắp bao quanh bằng nền đất dài khoảng 120 m, sau 44 năm đưa vào sử dụng, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng: phần thân đập và tràn xả lũ đã bị sạt lở, rò rỉ, nước thấm qua thân đập, vai đập và nền đập. Bà Nguyễn Thị Hoa (61 tuổi, ngụ xã Hương Lâm), nói: 'Vào mùa mưa bão, khi mực nước trong đập dâng cao là hàng trăm hộ dân xã Hương Lâm lại nơm nớp lo sợ vỡ đập'.
Hàng loạt hồ... dọa vỡ
Một số hồ đập lớn khác trên địa bàn Hà Tĩnh như Mục Bài, Đập Trạng, Vực Rồng, Khe Dẻ, Cơn Trường, Khe Làng... cũng đang bị thấm, nước chảy rỉ qua thân đập, rất nguy hiểm khi có mưa to kéo dài.
Tại Nghệ An, hồ Nghi Công (xã Nghi Công Bắc, H.Nghi Lộc) chứa hơn 4 triệu m3 nước, được xây dựng từ những năm 1970 của thế kỷ trước. Ba phía là núi, phía còn lại là thân đập nhân tạo chạy dài khoảng 300 m. Đập Nghi Công tạo nguồn nước tưới ổn định cho hàng ngàn héc ta đất canh tác của H.Nghi Lộc nhưng cũng đang là mối đe dọa thường trực đối với sự an toàn của người dân.
Ông Nguyễn Văn Lý, Chủ tịch UBND xã Nghi Công Bắc, xác nhận thân đập quá yếu, đê có thể vỡ bất cứ lúc nào. Còn bà Nguyễn Thị Minh, người đang sống trong ngôi nhà nằm ngay dưới chân đập, cho biết khi có mưa lũ là bà con dưới đê phải đi sơ tán vì lo sợ đê bị vỡ. 'Khổ nhất là ban đêm. Cứ mưa bão đến, có báo động là lại phải di dời đồ đạc, dắt díu nhau chạy đi lánh nạn. Thân đê bị mối đục thủng hết rồi. Khi hồ đầy là nước rò rỉ chảy khắp nơi', bà Minh nói.
Tại Thanh Hóa, có mặt tại hồ Khe Dứa (xã Phú Lâm, H.Tĩnh Gia) chúng tôi ghi nhận đỉnh đập, mặt thượng và hạ lưu đập đang bị xói lở nghiêm trọng. Cống điều tiết nước không cửa đóng, mở và phải sử dụng ván gỗ chắn ngang cống để tích nước. Phía bờ trái đập, nước chảy tự do qua tràn đất, theo con mương chưa được kè lát chảy về phía hạ lưu. 'Nếu xảy ra mưa cục bộ kéo dài, con đập này sẽ khó trụ vững được khi lũ đổ về', ông Lê Đức Nam, Chủ tịch UBND xã Phú Lâm nói.
Đập Khe Mui (Hà Tĩnh) xuống cấp nghiêm trọng
'Thiếu kinh phí'
Theo thống kê chưa đầy đủ của chính quyền địa phương, tại Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh hiện có tới trên 260 hồ, đập bị xuống cấp nghiêm trọng, cần phải duy tu, sửa chữa để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, hiện 3 tỉnh này đều 'kêu' thiếu kinh phí.
Thông tin từ chính quyền H.Hương Sơn, Hà Tĩnh cho biết, trước mùa mưa lũ năm 2014, trên địa bàn huyện có 25 hồ đập xuống cấp nghiêm trọng cần phải sửa chữa gấp nhưng do kinh phí hạn hẹp nên đến nay vẫn chưa thể thực hiện, mọi kế hoạch, dự định vẫn đang nằm trên giấy.
Ông Nguyễn Kim Thủy, Phó phòng Kỹ thuật (Chi cục Thủy lợi Nghệ An), cho biết kinh phí để sửa chữa, nâng cấp các đập đã sử dụng 30 năm trở lên và đang xuống cấp nặng, bình quân khoảng 15 tỉ đồng/hồ nhưng hiện không thể đáp ứng được, địa phương chỉ đầu tư nhỏ giọt để sửa chữa.
Theo ông Đinh Quang Dương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, bình quân mỗi năm Thanh Hóa chỉ có khoảng 20 - 40 tỉ đồng để tu bổ hồ đập thủy lợi, trong khi các địa phương hầu như không bố trí được kinh phí. Tỉnh đã phải chia nhỏ số kinh phí ít ỏi cho nhiều địa phương nên việc tu bổ trên thực tế cũng mới chỉ là vá víu tạm thời.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng nói, trong điều kiện hiện nay, các địa phương phải chấn chỉnh công tác quản lý hồ chứa, đặc biệt đối với các hồ nhỏ. 'Hồ nào mất an toàn cao thì tuyệt đối không cho tích nước, đồng thời cử cán bộ đủ năng lực chuyên môn để quản lý, vận hành hồ chứa. Chúng ta phải đặc biệt lưu tâm đến an toàn của bà con nhân dân vùng hạ du các hồ chứa như cắm biển cảnh báo nguy cơ, chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó. Đây là những giải pháp mềm, không tốn nhiều tiền', ông Thắng nói.
Tuy nhiên, theo khảo sát của Thanh Niên, các hồ đập do địa phương quản lý hầu hết đang được vận hành theo kinh nghiệm của những người dân cử trông coi, canh gác. Ông Phạm Văn Hợp (thôn 13, xã Thọ Bình, H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) có thâm niên 33 năm trông coi, 'vận hành' đập Khe Lùng (xã Thọ Bình), cho biết nhiệm vụ chính của ông là trông coi đập, mở và đóng cống thủy nông khi có yêu cầu của địa phương. Mỗi năm ông Hợp được trả công 1 triệu đồng và từ trước đến nay ông chưa được tập huấn về quy trình quản lý, vận hành hồ chứa.
Nguồn Thanhnien.com.vn
Tầng hầm khách sạn ngập lênh láng, nhiều ô tô bị nhấn chìm Trận mưa lớn bất ngờ vào chiều 6/9 đã khiến nước ồ ạt tràn vào tầng hầm khách sạn Sài Gòn View Residences (số 117, đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM) và nhấn chìm nhiều ô tô đang đỗ dưới đây. Đến 0h rạng sáng 7/9, các chiến sĩ thuộc Phòng Cứu nạn - Cứu hộ và Phòng Cảnh...