Kinh doanh lành mạnh, tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động tới tâm lý, hành vi mua sắm của người tiêu dùng song các vụ việc vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng cũng gia tăng với nhiều hình thức mới.
Chia sẻ tại tọa đàm Kinh doanh lành mạnh, tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới do Tạp chí Công Thương tổ chức gày 18/3, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, các vụ việc vi phạm quyền của người tiêu dùng gia tăng với nhiều hình thức mới.
Tình trạng đầu cơ, bán hàng không rõ nguồn gốc diễn biến phức tạp, các vi phạm liên quan tới hoạt động thương mại điện tử cũng gia tăng. Riêng trong năm 2021 thì lực lượng quản lý trường đã kiểm tra trên 25.000 vụ, đã xử lý trên 23.000 vụ việc liên quan đến lĩnh vực này và đã xử phạt vi phạm hành chính trên 18 tỷ đồng.
“Vi phạm trên thương mại điện tử ngày càng phức tạp. Các đối tượng chủ yếu tập trung vào những mặt hàng có giá trị lớn, mặt hàng sản xuất tại nước ngoài, thông qua những kênh bán hàng như facebook… để giao dịch. Các đối tượng rất tinh vi nhằm xóa dấu vết, gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra xác minh của lực lượng chức năng, vì vậy cần có cái sự phối hợp của các doanh nghiệp, đơn vị quản lý khác thì mới có thể xử lý đúng đối tượng vi phạm”, ông Nguyễn Quang Huy cho biết.
Bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, chỉ riêng năm 2021 đơn vị này đã nhận được 13.000 cuộc gọi phản ánh, khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng trên cả nước. Nhiều cuộc gọi và đơn khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến những dịch vụ như vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, liên quan đến lĩnh vực khách sạn nghỉ dưỡng, lĩnh vực thương mại điện tử…
“Rõ ràng trong bối cảnh người tiêu dùng gần như ở nhà nhiều hơn thì những thói quen tiêu dùng trước đây như giao dịch trực tiếp đã chuyển thành giao dịch qua mạng. Do đó công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của chúng tôi cũng phải có những hình thức thích ứng với xu hướng này”, bà Nguyễn Quỳnh Anh cho hay.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Quỳnh Anh cho biết thêm, trước tình hình thực tiễn, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ sửa đổi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cơ sở thống nhất với các cái quy định các luật khác và tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Trong luật mới này dự kiến sẽ bổ sung quy định về kinh sản xuất kinh doanh tiêu dùng bền vững, những điều liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, những người dân vùng cao… Và cả những quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong những giao dịch từ xa như giao dịch qua mạng.
Đối với doanh nghiệp, quy định doanh nghiệp phải trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, chứng cứ về giao dịch, bảo hành hàng hóa hay thu hồi sản phẩm lỗi và chịu trách nhiệm với những hậu quả do việc thu hồi hàng hóa lỗi gây ra.
“Đại dịch COVID-19 chỉ là yếu tố tác động thêm và gần như là một đòn bẩy để mọi người cùng thay đổi, người tiêu dùng thay đổi thói quen, cơ quan quản lý nhà nước thay đổi cách tiếp cận để bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp cũng như vậy thì chúng ta sẽ triển khai công tác này một cách tốt nhất”, bà Nguyễn Quỳnh Anh khẳng định.
Về vấn đề này, TS.Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, bên cạnh các định chế, các tổ chức thực thi pháp luật, công tác truyền thông, khung khổ pháp lý, bản thân người tiêu dùng… thì không thể không nói đến vai trò của doanh nghiệp. Các thông tin của doanh nghiệp phải minh bạch, phản ánh đúng quá trình sản xuất kinh doanh, giá cả phải cạnh tranh, sản xuất thân thiện môi trường…
“Cuộc sống vẫn phát triển không ngừng thay đổi, công nghệ cũng thay đổi rất nhiều, luật đều có các định hướng nhưng không bao giờ có thể bắt nhịp tốt và đầy đủ nhất với thực tiễn cuộc sống cho nên sự sống còn của doanh nghiệp chính là ý thức, kinh doanh liêm chính của doanh nghiệp và người tiêu dùng, cần tiêu dùng một cách thông thái mới là điều quan trọng nhất”, TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Xử phạt 5 nhà thầu thi công Quốc lộ 19 vì gây mất an toàn giao thông
Cục Quản lý đường bộ III (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 nhà thầu thi công tại Quốc lộ 19 vì không đảm bảo an toàn trong thi công, gây mất an toàn giao thông.
Hệ thống cống rãnh của Dự án nâng cấp Quốc lộ 19 khu vực Tây Nguyên đoạn qua huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, bị móc lên nhiều tháng qua nhưng chưa thi công gây bức xúc trong nhân dân.
Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và Xây dựng giao thông 1 (có địa chỉ ở Hà Nội) bị xử phạt 12 triệu đồng do vi phạm khi thi công trên đường bộ đang khai thác bố trí cọc tiêu di động không đầy đủ theo quy định (từ km238 200 đến km238 200 bên trái tuyến Quốc lộ 19, đoạn qua xã Ia Nan - huyện Đức Cơ - Gia Lai).
Công ty cổ phần Xây dựng dịch vụ và Thương mại 68 (địa chỉ ở Hà Nội) bị xử phạt 12 triệu đồng do vi phạm lỗi thi công trên đường bộ đang khai thác bố trí cọc tiêu di động không đầy đủ theo quy định (từ km190 300 đến km190 500 bên phải tuyến Quốc lộ 19, đoạn qua xã Thăng Hưng - huyện Chư Prông - Gia Lai).
Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí Phương Nam (địa chỉ ở tỉnh Phú Thọ) bị xử phạt 12 triệu đồng do vi phạm từ km214 400 đến km216 bên phải tuyến Quốc lộ 19, đoạn qua xã Ia Krêl - huyện Đức Cơ - Gia Lai.
Ngoài ra, Cục Quản lý đường bộ III cũng xử phạt Công ty TNHH Hợp Tiến (tỉnh Hà Nam) và Công ty cổ phần Xây dựng tổng hợp Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) mỗi đơn vị 4 triệu đồng, do vi phạm không bố trí người hướng dẫn giao thông khi đang thi công Quốc lộ 19.
Hệ thống cống đang thi công của tuyến Dự án nâng cấp Quốc lộ 19 khu vực Tây Nguyên đoạn qua tỉnh Gia Lai cao hơn nhiều so với mặt đường và nền nhà dân khiến sinh hoạt và đi lại của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều.
Tại tuyến Quốc lộ 19 đang thi công thuộc tỉnh Gia Lai, các cống thoát nước được thiết kế thi công cao hơn mặt đường khá nhiều, khiến việc di chuyển vào nhà dân dọc hai bên tuyến đường rất bất tiện. Nhiều người đã bị ngã khi đi đường vòng vào nhà khi trước mặt nhà dân, các đơn vị thi công đã đào rãnh cống không còn lối đi. Còn dọc tuyến đường đi qua huyện Đăk Đoa, Mang Yang, Đăk Pơ... người dân hai bên đường tỏ ra bức xúc vì công trình thi công dở dang, kéo dài khiến việc đi lại rất bất tiện, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bà Lê Thị Nhiều, thôn 3, xã Tân Bình, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) cho biết, các đơn vị thi công móc đường mương cống lên từ trước Tết Nguyên Đán đến nay chưa thi công lại. Mùa khô, gió, bụi đất đỏ đóng lớp lên đồ dùng sinh hoạt trong nhà. Để ra được đường, gia đình bà phải men theo lối mòn tự tạo.
Cũng chung nỗi bức xúc như bà Nhiều, ông Trần Hòa, thôn Cầu Vàng, xã Kdang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai), chia sẻ, bà con khu vực đường đang thi công này rất lo lắng vì cống cao hơn nền nhà nên khi mùa mưa sẽ gây ngập lụt tuyến nhà dân hai bên đường. Đường làm mấy tháng chưa xong, bụi mù mịt khiến sinh hoạt của người dân rất bất tiện. Nếu đường làm xong, người dân khu vực này có hướng nâng nền nhà lên cho cao bằng mặt đường, nếu không, mùa mưa nước sẽ tràn hết vài nhà. Bà con xã Kdang mong tuyến đường Quốc lộ 19 sớm được thi công hoàn chỉnh để bà con sớm ổn định sinh hoạt.
Theo kiến nghị từ cử tri địa phương, liên quan đến dự án nâng cấp Quốc lộ 19 đi qua địa bàn, ông Đan, Chủ tịch UBND xã Kdang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai), cho biết, người dân rất bức xúc và phản ánh lên chính quyền địa phương, UBND xã Kdang cũng đã có ý kiến lên UBND huyện Đăk Đoa và Ban quản lý Dự án 2 thuộc Bộ Giao thông Vận tải (đơn vị chủ đầu tư) để có hướng xử lý phù hợp.
Theo đó, phía UBND xã Kdang cũng đề nghị các đơn vị thi công tuyến đường làm đến đâu xử lý xong dứt điểm đến đoạn đó, tránh tình trạng đào xới cống trước nhà dân mà chưa đúc cống khiến việc đi lại, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng, đặc biệt là vào thời điểm mùa mưa sắp đến. Ngoài ra, ông Đan cũng quan ngại về việc hàng cống của tuyến đường quá sao so với mặt đường và nhà dân sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Vì đa số người dân vùng Tây Nguyên đều vận chuyển nông sản về nhà, khi các xe tải chở nông sản đi ngang qua hệ thống cống sẽ có nguy cơ nứt vỡ vì độ chênh lệch giữa mặt đường - cống - nền nhà dân rất lớn.
Dự án nâng cấp Quốc lộ 19 khu vực Tây Nguyên dài khoảng 143 km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Gia Lai (dài 126 km) và Bình Định (dài 17 km) do Ban Quản lý Dự án 2 - Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 155,8 triệu USD, tương đương hơn 3.600 tỷ đồng; trong đó, vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) 150 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia khoảng 2,1 triệu USD cho thiết kế kỹ thuật và 3,7 triệu USD vốn đối ứng trong nước. Dự án tổ chức thi công từ cuối tháng 8/2021 và dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
Những mức phạt mới về lao động, BHXH từ 2022 cần lưu ý Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH) thay thế Nghị định 28/2020/NĐ-CP với nhiều mức phạt tăng hơn trước hoặc trước không quy định. Lao động dệt may sử dụng nhiều lao động. Ảnh: TTXVN. Đây là những mức phạt mà doanh nghiệp cần lưu...