Kinh doanh kiểu mùa dịch: Mua hàng bình ổn ở siêu thị, bán lại giá cao
TP.HCM đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, mặt hàng chủ lực được quan tâm nhất vẫn là nhu yếu phẩm bao gồm gạo, thịt cá, trứng sữa,…
Chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết trong thời gian qua việc kinh doanh gặp khá nhiều vấn đề. Phía Liên hiệp Hợp tác xã chịu một số áp lực từ việc phát sinh chi phí trong công tác vận tải, vận chuyển, xét nghiệm,… Ngoài ra, việc thiếu nhân lực cũng khiến cho doanh nghiệp gặp bất lợi.
Các mặt hàng nhu yếu phẩm luôn được siêu thị đáp ứng đầy đủ.
Mặc dù gặp không ít áp lực, thế nhưng, phía doanh nghiệp này vẫn đang cố gắng hạn chế tăng giá sản phẩm tại các siêu thị để chia sẻ “gánh nặng” với người tiêu dùng.
Trong thời điểm dịch bệnh, giá cả ngoài thị trường leo thang nhưng các mặt hàng rau củ quả, trứng sữa, gạo, thịt,… tại siêu thị vẫn bình ổn giá. Những mốc điều chỉnh tại siêu thị chỉ nhỉnh hơn so với giai đoạn trước giãn cách khoảng 2 nghìn đồng đến 10 nghìn đồng, tùy theo từng sản phẩm. Riêng mặt hàng rau củ quả, siêu thị vẫn luôn cung ứng đủ cho khách hàng với giá cả phải chăng.
Việc xử lý sẽ rất khó khăn nếu nhiều người lợi dụng, mua sắm ồ ạt. (Ảnh minh họa: Kinh tế thị trường)
Tuy nhiên, theo vị đại diện của doanh nghiệp này cho biết, lợi dụng giá cả siêu thị bình ổn và nhu cầu bà con tăng cao, một số thành phần đã gom hàng hóa, rồi mang ra ngoài kinh doanh. Hầu hết các mặt hàng đều được bán với giá cao gấp nhiều lần so với siêu thị.
Trong số đó, mặt hàng trứng gà là sản phẩm được gom nhiều nhất. Hiện tại, một số siêu thị phải đặt bảng hạn chế mua sắm mặt hàng này, mỗi người chỉ được mua tối đa 2 vỉ trứng.
Trứng gà là mặt hàng được nhiều người ưa chuộng trong thời điểm giãn cách xã hội.
Việc nhiều người ồ ạt gom hàng giá bình ổn khiến vấn đề châm hàng hóa bị chậm trễ, một số khách hàng không thể mua sắm theo đúng nhu cầu. Đồng thời, sản phẩm khi được bán ra ngoài với giá cao sẽ làm tăng áp lực kinh tế cho bà con, đặc biệt là người lao động khó khăn trong mùa dịch.
Trước tình trạng này, nhiều dân mạng đã tạo ra cuộc tranh cãi kịch liệt. Một số người cho rằng, việc kinh doanh gian dối, lợi dụng dịch bệnh để làm giàu là hành vi không thể chấp nhận. Đối với những trường hợp gom hàng hóa giá rẻ, sau đó bán với giá cực cao để hưởng lợi thì cần phải xử lý theo pháp luật,
Video đang HOT
Tài khoản Q.C bình luận: ” Chán ghê! Dịch thế này, người ta làm từ thiện còn mình lại đi kinh doanh kiểu vậy để kiếm lời. Cầm mấy đồng tiền kiểu đó thì sao mà nuốt “.
Một siêu thị phải đề bảng giới hạn, tránh tình trạng mua sắm “người trước mua hết của người sau”. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)
Tài khoản M.K chia sẻ: ” Hóa ra mấy hôm nay K. bị lừa hả mọi người. Thường thì K. có hơn 30 nghìn đồng vỉ 10 trứng, hôm qua ra tạp hóa gần nhà, cô đó bán 50 nghìn đồng luôn. K. nghĩ là do dịch, nhập hàng khó khăn nên lên giá. Ai dè là bán giá cao gần gấp đôi luôn. Sao mọi người không thương lẫn nhau mà làm trò kinh doanh gian lận này vậy? Buồn quá trời luôn đấy! ”
Tài khoản K.O.L cũng chia sẻ: ” Mình thấy đi siêu thị là an toàn nhất. Bình ổn giá, đo thân nhiệt, xếp hàng mua sắm,… đầy đủ. Tuy có hơi tốn thời gian một chút nhưng an toàn là được. Tình hình khó khăn rồi, buôn bán hay mua sắm cái gì cũng phải chắt chiu từng đồng. Đã không góp được đồng từ thiện hay giúp đỡ ai thì nên sống tốt đi các gian thương ạ “.
Siêu thị vẫn cố gắng bình ổn giá để giảm áp lực cho bà con khi mua sắm.
Hiện nay, ngoài siêu thị và các tạp hóa bán lẻ (được phép hoạt động), cư dân tại TP.HCM còn ưa chuộng hình thức mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội. Hình thức mua sắm này giúp mọi người hạn chế đi ra ngoài, tránh tụ tập đông người.
Trong thời điểm bệnh dịch đang còn nhiều khó khăn, các mặt hàng nhu yếu phẩm tại nơi bạn sinh sống đang được bán với giá như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Rau gia vị tăng giá gấp 2-3 lần, người Sài Gòn than trời: "Hai ngày rồi vẫn chưa mua được hành lá và rau thơm"
Dạo một vòng các siêu thị online ở TP.HCM có thể thấy giá rau xanh đã tăng đáng kể so với những ngày trước, đặc biệt các loại rau gia vị tăng gấp 2-3 lần.
Chỉ trong vài ngày, hành lá từ 50.000 đồng/kg đã tăng lên 100.000 đồng/kg, ớt sừng từ 55.000 đồng/kg cũng tăng lên 100.000 đồng/kg.
Hôm nay TP.HCM bước sang ngày thứ 5 của đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính Phủ. Dường như, người dẫn cũng đã dần quen với nhịp sống chậm và tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp phòng chống dịch với mong muốn TP sớm dập dịch và cuộc sống được trở lại bình thường.
Tuy nhiên, bên cạnh đó việc đi chợ của một số người dân cũng đang gặp nhiều trở ngại, kèm theo đó là giá rau củ tăng đột biến, thậm chí là tăng gấp 2-3 lần so với ngày bình thường khiến không ít người hoang mang.
Những quầy hàng đầy ắp rau củ trong siêu thị các ngày trước đó
Trong khi một số loại rau xanh, thực phẩm tươi sống chỉ tăng giá nhẹ thì các loại rau gia vị như gừng, hành, ngò, tỏi... lại tăng giá đột biến, thậm chí là rất khó mua được trong thời điểm này.
Dạo một vòng qua các app mua sắm online của siêu thị có thể thấy giá cả của các loại rau gia vị khá đắt đỏ, thậm chí một số loại rau còn luôn trong tình trạng cháy hàng. Trong ảnh là cửa hàng Coop food online ở Thủ Đức, mặt hàng rau củ luôn trống cả ngày.
Hầu hết các mặt hàng rau củ luôn trong tình trạng cháy hàng
Hay tại một số chợ online khác giá cả các lại rau gia vị tăng đột biến. Cụ thể, hành lá 100.000 đồng/kg trong khi các ngày trước đó chỉ dao động trong khoảng 35.000 - 50.000 đồng/kg. Ớt tươi 100.000 đồng/kg, rau húng 67.900 đồng/kg...
Hành lá có giá 10 nghìn/ 100g
Rau xanh tăng giá chóng mặt chỉ sau vài ngày TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội khiến nhiều người hoang mang. Chị H.B ở quận Bình Thạnh cho biết hành lá mua ngoài chợ 80 nghìn/ ký. Giá trên ứng dụng đi chợ online có nơi lên đến 100 nghìn/kg nhưng vẫn khan hiếm. "Xếp hàng cả giờ đồng hồ vô được Bách Hoá Xanh thì cũng không còn gì để mua" , chị nói.
Anh P.T ở Thanh Đa cũng cho biết, "Rau gia vị như hành, tỏi, gừng... thường được dùng trong những bữa ăn hàng ngày mà giờ tăng giá chóng mặt quá. Chợ truyền thống đang tạm đóng cửa, mà vào siêu thị thì giá tăng cao, thậm chí là cháy hàng, dù bấm bụng bỏ tiền mua thì cũng không dễ dàng gì".
Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội không ít người dân phải nghỉ việc ở nhà phòng dịch Covid-19, do vậy việc thực phẩm tăng giá đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Chị N.H.D chia sẻ, "Sáng đi mua nửa cân cải, 2 trái bầu hết 75.000 đồng. Sao sống qua được mùa Covid-19 đây. Không làm ra tiền mà cái gì cũng tăng giá hết".
Trên MXH, nhiều người phải hỏi mua rau do mặt hàng khan hiếm
Tương tự, chị L.P cho biết khoảng 10h chị ra siêu thị thì các kệ bán rau thơm đã trống trơn. Hai ngày nay chị đều không mua được hành ngò và rau gia vị ở siêu thị. Chị đang nhờ một số người thân mua giúp rau củ, hành ngò, gừng, xả từ quê gửi xe hàng vào Sài Gòn để gia đình sử dụng trong những ngày giãn cách.
Do dịch bệnh, việc vận chuyển rau xanh từ các tỉnh thành về TP.HCM gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó chợ đầu mối lại đang đóng cửa phòng dịch nên việc tăng giá là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng nguyên nhân của việc khan hiếm rau xanh một phần do số lượng rau củ tập trung để cũng cấp về các khu cách ly, phong tỏa.
Trước tình hình rau xanh tăng giá chóng mặt, nhiều người dân đã tìm đến các tiểu thương từ các tỉnh lân cận chuyên bán rau xanh và nhận ship về đến tận TP.HCM với giá cả mềm hơn.
Giá cả các loại rau xanh cũng được được cập nhật theo từng ngày, cụ thể giá rau củ ngày 14/7 do một tiểu thương cập nhận online cụ thể: hành lá 50.000 đồng/kg, chanh 30.000 đồng/kg, gừng 60.000 đồng/kg, ớt 55.000 đồng/kg, các loại rau củ khác như cà chua, bí xanh, su su có giá dao động từ 30.000 -40.000 đồng/kg. Bên cạnh đó người dân sẽ chịu thêm phí ship tùy theo địa chỉ xa hay gần.
Nỗi niềm có hàng xóm đam mê hát karaoke trong lúc nghỉ dịch Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều người vẫn phải làm việc hoặc học tập tại nhà. Thế nhưng, một số người than phiền rằng, việc làm tại nhà khiến họ "rối trí" vì ô nhiễm tiếng ồn. Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, một số người không từ bỏ được việc hát karaoke...