Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Cấm hay quản?
Chính phủ kiến nghị bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra của Quốc hội cho rằng không nên cấm mà yêu cầu thêm điều kiện kinh doanh để quản lý chặt chẽ hơn.
Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) trước Quốc hội. Dự thảo luật này sửa đổi 36 điều, bổ sung 4 điều, bãi bỏ 2 điều của Luật Đầu tư năm 2014. Đáng chú ý, tờ trình của Chính phủ đã đề nghị bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
Nhiều biến tướng…
Thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê diễn ra rất phức tạp lâu nay và đã có nhiều đề xuất chính sách đối với hoạt động này. Thế nên, không phải ngẫu nhiên tại dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi lần này đã bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Bởi thực tế thời gian vừa hoạt động của dịch vụ đòi nợ của đa số các công ty đòi nợ lại đang biến tướng, bất chấp pháp luật… khiến dư luận bất an.
Một thống kê cho thấy, có 67 công ty đòi nợ tại TP.HCM hoạt động sai với giấy phép quy định đăng ký nhân viên thu hồi nợ, trong đó 46 công ty chưa được cấp giấy phép. Nhiều đối tượng xã hội đen, đòi nợ thuê, tiền án tiền sự núp bóng đầu tư hoạt động thông qua hình thức cấu kết giữa các công ty tài chính, công ty đòi nợ và đối tượng hình sự, băng nhóm tội phạm để đi đòi nợ kiểu giang hồ như trấn áp, khủng bố tinh thần gây hoang mang cho con nợ gây nên hệ quả phức tạp về an ninh trật tự.
Quán phở Hòa trên đường Pasteur (quận 3, TP.HCM) bị nhóm đòi nợ thuê tạt mắm tôm, sơn và phá phách. (ảnh: internet)
Điển hình như vụ tạt sơn, bỏ gián vào bát phở của thực khách xảy ra tại quán phở Hòa trên đường Pasteur, quận 3 TP.HCM. Sau khi bắt giữ nhóm 4 nghi phạm, các đối tượng khai, để ép chủ quán phở này trả nợ thay cho em rể, nhóm này đã ra tay bằng nhiều thủ đoạn để hạ uy tín của quán ăn vốn là địa điểm có tiếng, được nhiều du khách nước ngoài biết đến.
Tại Đồng Nai, một địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, nạn đòi nợ thuê kiểu giang hồ cũng kinh hoàng không kém. Đầu tháng 8 vừa qua, Công an TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đã bắt giữ nhóm 4 đối tượng để điều tra về hành vi hủy hoại tài sản. Theo đó, băng nhóm này đã mang dầu nhớt trộn với mắm tôm và sơn ném vào nhà anh N.V.C (phường Phước Tân, TP.Biên Hòa). Nguyên nhân, nhóm trên được một người tên Bùi Trọng Tú thuê tìm người em vợ của anh N.V.C để đòi 750 triệu đồng.
Còn tại TP.Biên Hòa, thống kê sơ bộ năm 2018 có 7 vụ đòi nợ thuê kiểu “khủng bố” không chỉ tinh thần, mà cả thân thể con nợ. Tương tự, tại huyện Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu), cuối tháng 3/2019, một nhóm 5 tên đi đòi nợ số tiền chỉ 4 triệu đồng, nhưng đã đâm chết người thân của con nợ, gây thương tích nặng người liên quan.
Video đang HOT
Từ thực tế này, không chỉ kiến nghị từ cuối năm 2018, mới đây, trong báo cáo gửi Bộ Tài chính về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn thành phố, UBND TP.HCM cũng kiên trì đề xuất cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Bởi ngoài hệ quả bất ổn xã hội, biến tướng nêu trên, thì về mặt luật pháp, quan hệ nợ là hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế. Với quan hệ này, Nhà nước có đầy đủ hệ thống pháp luật, cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, thi hành án… để giải quyết khi xảy ra tranh chấp.
Quốc hội đề nghị quản lý chặt
Tại TP.HCM, năm 2014, bình quân mỗi tháng có 1 vụ phạm pháp hình sự từ hệ quả của việc cho vay nặng lãi trái pháp luật và đòi nợ thuê. Tới năm 2018, số vụ phạm pháp hình sự lên đến 4 vụ/tháng, với nhiều mức độ khác nhau. Nhẹ nhất là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của con nợ và thân nhân con nợ. Nặng nhất là giết người.
Tuy nhiên trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế Quốc hội lại cho rằng việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Thời gian qua do chưa có quy định rõ ràng, chặt chẽ về các yêu cầu, điều kiện phải tuân thủ đối với hoạt động này nên đã nảy sinh một số trường hợp biến tướng, lạm dụng, có dấu hiệu vi phạm trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. “Vì vậy, đề nghị không nên cấm đối với hoạt động kinh doanh này, thay vào đó cần bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này” – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nói.
Đồng tình, ông Lê Công Nhường – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định cho rằng, đây là nhu cầu của xã hội, cấm thì sẽ biến tướng. “Tín dụng đen bị cấm thì chuyển sang hoạt động trên mạng, đòi nợ thuê cũng thế, nên quan tâm xây dựng pháp luật đủ để quản lý chứ không nên cấm”- ông Nhường nói.
Theo danviet.vn
Lý lịch của những kẻ chém Quân "xa lộ"
Trong vụ chém giang hồ Quân "xa lộ" thì Sử được biết đến là người cầm đầu nhận lệnh từ nữ Việt kiều. Hầu hết nhóm của Sử là dân giang hồ mang nhiều tiền án tiền sự.
Liên quan đến vụ Mai Văn Quân, còn được gọi là Quân "xa lộ" bị đánh đuổi đến chết như đã thông tin, đến nay Công an TPHCM đã làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án mạng gây xôn xao dư luận này.
Nhờ giang hồ "xử" đại ca giang hồ Quân "xa lộ"
Tính tới thời điểm này, Công an đã bắt giữ hơn 11 đối tượng liên quan đến vụ án. Trong số này có Võ Thuỳ Linh (SN 1991, có thẻ xanh Úc, đóng vai trò chủ mưu), Hồ Thanh Phương (hay còn gọi là Sử, SN 1986, ngụ quận Thủ Đức) có vai trò là kẻ cầm đầu huy động đàn em chém Quân "xa lộ".
Nhóm đàn em của Sử mang nhiều tiền án, tiền sự.
Qua trích lục hồ sơ, công an xác định Phương "Sử" cũng là 1 đại ca giang hồ có tiếng ở khu vực quận Thủ Đức, quận 9, quận 2 (TPHCM), tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương. Phương "Sử" từng có tiền sự về tội "Gây rối trật tự công cộng". Phương "Sử" có nhiều đàn em có tiếng mang nhiều tiền án tiền sự sẵn sàng nghe lệnh của hắn.
Qua lời khai các đối tượng thì trong đêm 4/11, khi nghe Linh và Nguyễn Minh Tiến Tài (SN 1982, ngụ quận Thủ Đức) kể về việc mâu thuẫn trong làm ăn nên xảy ra mâu thuẫn với Quân "xa lộ", Sử gọi cho đám đàn em là Vương Vũ Hoàng (hay gọi là Tâm Chùa, SN 1990, ngụ quận Thủ Đức), kêu đám đàn em để đi nói chuyện và xử Quân "xa lộ".
Hoàng "Tâm Chùa" gọi cho Phan Thanh Giàu (hay gọi là Ba Đen, SN 1990), Nguyễn Duy Khải (hay gọi là Bi, SN 1999) và Lê Minh Tiến (hay gọi là Đỏ, SN 2002, tất cả cùng ngụ quận Thủ Đức, TPHCM) cùng khoảng 20 đối tượng khác thủ theo mã tấu, hung khí... đi xe máy tới quán tới quán karaoke Nice Vip đường Khổng Tử, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức.
Về phần Quân "xa lộ" thì nghĩ rằng các đàn em của Sử sẽ không dám làm gì mình. Do Quân "xa lộ" vốn có tiếng ở khu vực quận Thủ Đức. Dân giang hồ hay gọi Quân "xa lộ" là Quân "khùng". Khi đó, Quân mang theo túi xách đứng trước quán đợi.
Một lúc sau, Sử và nhóm đàn em quay lại quán thì thấy Quân đứng. Sử dùng mã tấu xông lại chém thì Quân chống trả. Tiếp đó, nhóm đàn em của Sử khoảng 20 người cầm hung khí, mã tấu,... xông vào đuổi chém Quân "xa lộ".
Quân "xa lộ" bỏ chạy nhưng không thoát
Bị tấn công, Quân "xa lộ" vẫn thể hiện rõ bản tính gan lì của mình không ngán Sử cùng nhóm đàn em. Tuy nhiên, do nhóm Sử quá đông nên Quân "xa lộ" bị chém và bỏ chạy vào tầng hầm của quán để tìm đường ẩn nấp.
Vừa xuống tới nơi, cửa thang máy khoá nên Quân bị nhóm Sử vây chém. Quân dùng hung khí tìm cách chống trả để thoát thân ra đường. Khi Quân vừa chạy lên tới cầu thang đường hầm thì bị nhóm Sử chém nhiều nhát vào người. Nạn nhân bước thêm chừng vài mét thì nằm gục trên đường.
Ảnh cắt từ clip.
Thấy vậy, nhóm Sử vội lên xe tẩu thoát khỏi hiện trường. Trong đêm, nữ Việt kiều cho nhóm đàn em của Sử đi 4 xe ô tô chở xuống TP.Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Phước tẩu thoát. Linh cho 1 người anh xuống đưa tiền và thuê nhà. Quân "xa lộ" được đưa đi cấp cứu đến rạng sáng 7/11 thì đã tử vong.
Công an vào cuộc điều tra bắt giữ được Linh, Ty Thanh Đại (SN 1985), Đặng Quốc Duy (SN 2003), Bùi Quốc Duy (SN 2003), Nguyễn Tiến Minh Tài (SN 1982) và Nguyễn Anh Trung (SN 1985, cùng ngụ quận Thủ Đức).
Nhóm Sử bỏ trốn ở các tỉnh thành, hay tin các đối tượng lần lượt bị bắt, biết không thoát nên ngày 9/11, tất cả đã tới công an đầu thú và khai nhận.
Trong đó, Hoàng "Tâm Chùa" có 1 tiền án tội trộm cắp tài sản, Phan Thanh Giàu (hay gọi Ba Đen, SN 1990) có 2 tiền án tội cố ý gây thương tích và đánh bạc, Nguyễn Duy Khải (hay gọi là Bi, SN 1999) có 1 tiền án tội trộm cắp tài sản.
Hiện vụ án đang được điều tra mở rộng.
Theo tri thức trẻ
Bắt đối tượng lừa tình phụ nữ để chiếm đoạt tài sản Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang đã thực hiện lệnh bắt, tạm giam đối với Nguyễn Chí Dũng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo TTXVN/ Báo Tin tức