Kinh doanh đa cấp trái phép có thể bị xử lý hình sự
Tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội và theo đề nghị của Chính phủ, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 được đưa ra Quốc hội sáng nay 24/5 đã bổ sung tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga.
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung một điều luật mới về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp để xử lý hình sự hành vi kinh doanh đa cấp trái phép, tránh để xảy ra hậu quả rồi mới xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như một số vụ án liên quan đến kinh doanh đa cấp vừa qua.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng kinh doanh đa cấp là phương thức kinh doanh hiện đại, nếu tuân thủ đúng pháp luật thì sẽ phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nếu kinh doanh theo phương thức đa cấp mà vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra hậu quả rất lớn.
“Vừa qua, nhiều vụ kinh doanh đa cấp vi phạm quy định của pháp luật đã gây thiệt hại cho hàng chục nghìn người, chủ yếu là người dân nghèo ở các vùng nông thôn. Vì vậy, tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội và theo đề nghị của Chính phủ, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 217a – Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp”- bà Nga cho biết.
Bày tỏ thái độ đồng tình, đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) phân tích: Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh đa cấp trá hình đang diễn biến phức tạp khó lường, diễn ra ở hầu hết các tỉnh trong cả nước với những thủ đoạn tinh vi, đánh vào tâm lý hám lợi của người dân, lợi dụng kẽ hở của pháp luật. Một số đối tượng đã biến tướng phương thức kinh doanh đa cấp để trục lợi mà hình vi phổ biến mà tội phạm lợi dụng hoạt động kinh doanh đa cấp trá hình để lừa đảo chiếm đoạt tài sản như kinh doanh tiền ảo, thực phẩm chức năng, khóa học làm giàu, chăm sóc sức khỏe, bất động sản, đầu tư tài chính…
Bà Thuỷ dẫn chứng vụ việc Công ty cổ phần thương mại Cộng Đồng Việt lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của gần 3.000 người dân, Công ty Liên Kết Việt lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng của 45.000 người dân.
Từ đó vị đại biểu tỉnh Hoà Bình đề nghị thiết kế luật để xử lý nghiêm người đứng đầu tổ chức vì kinh doanh đa cấp có nhiều tầng nấc và trong thực tế những người khác tham gia đều phải ký hợp đồng và doanh thu được chuyển về cho người đứng đầu.
Tuy nhiên, đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) lại đề nghị cân nhắc và chưa nên bổ sung tội danh này vào Bộ luật Hình sự vì đây là tội mới chưa được báo cáo, đánh giá đầy đủ những lý do, sự cần thiết, tác động của loại tội phạm này.
“Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nêu ý kiến một số vụ việc kinh doanh đa cấp trái phép gây thiệt hại lớn, gây bức xúc trong nhân dân, nguyên nhân do đâu, việc xử lý thế nào chưa được giải trình rõ ràng”- ông Xuyền nêu lý do.
Hơn nữa, thiết kế của điều luật như trong dự thảo chưa chắc đã xử lý hình sự được các vụ việc tương tự về đa cấp xảy ra như trong thời gian vừa qua, bởi các doanh nghiệp đều được cấp phép đăng ký kinh doanh đầy đủ.
Video đang HOT
“Việc thiết kế khung hình phạt của tội phạm này cao nhất là 5 năm tù, nhẹ hơn rất nhiều so với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (hai tội này có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù đến tù chung thân). Nếu không cẩn thận việc bổ sung tội mới này vào Bộ luật Hình sự sẽ là nơi để đối tượng phạm tội trốn để không bị xử lý hình sự về tội Lừa đảo và Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” – ông Xuyền băn khoăn.
Điều 217a dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau:
1. Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 và Điều 290 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm:
a) Đã bị xử phạt vi hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Quy mô mạng lưới người tham gia từ 100 người trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
Thế Kha
Theo Dantri
Chiêu lừa tinh vi gần 67.000 nhà đầu tư của công ty Liên Kết Việt
Ngoài gắn mác Bộ Quốc phòng cho 2 công ty tư nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên Kết Việt và đồng phạm dùng nhiều bằng khen giả của Thủ tướng để lừa gạt 67.000 nhà đầu tư đa cấp.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa kết luận điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (gọi tắt là Công ty Liên Kết Việt) và các đơn vị khác có liên quan.
Trong số 7 người bị đề nghị truy tố có ông Lê Xuân Giang (46 tuổi Chủ tịch HĐQT Công ty Liên Kết Việt), ông Lê Văn Tú (32 tuổi, Tổng giám đốc) và bà Nguyễn Thị Thủy (47 tuổi, Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng nhóm quản lý phát triển kinh doanh).
Mua 12 bằng khen giả của Thủ tướng
Theo kết luận điều tra, Công ty Liên Kết Việt được thành lập từ tháng 6/2010 có vốn điều lệ 10,8 tỷ đồng. Theo đăng ký kinh doanh, các thành viên HĐQT cùng góp vốn nhưng thực tế, Giang là người bỏ 100% vốn điều lệ.
Sau khi Công ty Liên Kết Việt được cấp giấy chứng nhận đa cấp, Chủ tịch HĐQT Lê Xuân Giang đã ký hợp đồng bán hàng, yêu cầu khách nộp tiền để hưởng khuyến mại có tỷ lệ lên đến 65% tổng doanh thu.
Cơ quan chức năng xác định Công ty Liên Kết Việt không chỉ quảng cáo sai thực tế, đặt tên Công ty là BQP khiến khách hàng lầm tưởng đơn vị này thuộc Bộ Quốc phòng, mà còn sử dụng bằng khen giả của Thủ tướng.
Cụ thể, vào cuối năm 2014, Giang vào TP.HCM nhờ người làm bằng khen của lãnh đạo cấp cao. Sau khi đưa 31 triệu đồng, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên Kết Việt nhận được 3 quyết định giả về việc tặng 12 bằng khen của Thủ tướng cho công ty và một số cá nhân.
Để lừa gạt người dân, Giang và đồng phạm thường mặc trang phục quân đội, mời các sĩ quan lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu đến dự các chương trình trả hoa hồng hoặc khen thưởng do công ty tổ chức.
Sau 2 năm (từ 2014 đến cuối 2015), Giang và đồng phạm đã mở 34 chi nhánh, văn phòng, đại lý tại 27 tỉnh thành trên cả nước. Căn cứ tài liệu thu thập, cảnh sát xác định nhóm này đã lôi kéo 66.880 người ký hợp đồng bán hàng đa cấp với tổng số tiền hơn 2.000 tỷ đồng.
Sau đó, nhóm lãnh đạo Liên Kết Việt chi 1.100 tỷ đồng cho các nhà đầu tư và hoạt động của công ty. Riêng Giang sử dụng hơn 870 tỷ đồng. Hai bị can Nguyễn Thị Thuỷ, Lê Văn Tú lần lượt hưởng lợi hơn 36 tỷ đồng và 61 tỷ đồng.
"Phù phép" công ty tư nhân thành đơn vị quân đội
Theo cơ quan tố tụng, 9.100 khách hàng của Công ty Liên kết Việt được Bộ Công an và công an 49 tỉnh thành lấy lời khai khi vào điều tra vụ án. Hầu hết người liên quan khai được bạn bè, họ hàng rủ rê đến các chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đại lý để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh đa cấp của Liên Kết Việt.
Khi đó, họ được công ty thuê xe đưa đón đến địa điểm tổ chức sự kiện đại hội hoa hồng tôn vinh nhà phân phối có thành tích xuất sắc. Tất cả kỳ cuộc đều được nhóm của Giang tổ chức hoành tráng với hàng nghìn người tham dự, trong đó có nhiều người mặc quân phục bộ đội.
Mỗi lần như vậy, khách hàng hoặc người đến tìm hiểu về kinh doanh đa cấp được xem những bức ảnh chụp Chủ tịch HĐQT Liên Kết Việt mặc quân phục quân đội đứng cạnh lãnh đạo Nhà nước và các tướng lĩnh.
Còn đội ngũ nhân viên dưới quyền Lê Xuân Giang quảng cáo Công ty Liên Kết Việt và Công ty BQP thuộc Bộ Quốc phòng. Nhóm người này cũng tung hô Chủ tịch HĐQT công ty là sĩ quan quân đội mang hàm đại tá.
Trong những chào mời khách hàng, phía Liên Kết Việt khẳng định hàng hóa bán ra gồm máy vật lý trị liệu, máy khử độc Ozone hay thực phẩm chức năng là sản phẩm được công ty liên doanh, liên kết với các đơn vị của Bộ quốc phòng, như Bệnh viện Quân y 108 và Công ty Thanh Hà...
Theo nhân viên tư vấn, khách hàng nộp 8,6 triệu đồng để mua mã sản phẩm sẽ có cơ hội hưởng nhiều chính sách hoa hồng, trả thưởng hấp dẫn như ôtô, chung cư, hoặc tiền mặt lên đến hơn 400 triệu đồng.
Trước tháng 8.2015, những người tham gia được trả đầy đủ hoa hồng. Nhưng chỉ 3 tháng sau, họ không nhận được các khoản tiền thưởng như công ty đã cam kết. Trừ các khoản hoa hồng, khuyến mại và giá trị hàng hoá đã mua, nhà đầu tư thấy vẫn bị mất tiền nên đến cơ quan công an tố cáo.
Theo lời khai những người liên quan, khách hàng muốn mở đại lý cấp tỉnh phải đạt cấp bậc phó phòng trở lên tại công ty và có ít nhất 200 nhà đầu tư hoạt động độc lập. Chủ đại lý cũng phải có đơn hàng đầu tiên trị giá 350 triệu đồng.
Để mở đại lý cấp quận huyện, nhà đầu tư cũng phải đạt cấp bậc phó phòng trở lên và nộp vốn điều lệ 139 triệu đồng. Còn các thành viên nhóm quản lý được trả lương 25 triệu đồng/tháng cộng thêm doanh số phát sinh.
Theo P.V (Zing)
Tiếp vụ Liên kết Việt lừa đảo: Cơ quan quản lý nhận trách nhiệm gì? Theo phân tích của luật sư, cần thiết phải khởi tố vụ án về hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương. Đối với các cơ quan khác cần xử lý kỷ luật nghiêm khắc với những người đừng đầu, những người chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp... Trong...