Kinh doanh ăn uống, lưu trú …ảnh hưởng nặng nề vì dịch
Luỹ kế hai tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ở TP.HCM ước hơn 228.900 tỉ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 2 và hai tháng đầu năm 2021 của Cục Thống Kê TP.HCM cho thấy, tháng 2 trùng với dịp tết nguyên đán nhưng năm nay sức mua của người dân giảm mạnh do dịch COVID-19 quay lại vào cuối tháng 1.
Bên cạnh đó, thu nhập người dân bị ảnh hưởng do tác động dịch COVID-19 cũng như tâm lý e ngại dịch, các hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí bị hạn chế.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 ước hơn 110.600 tỉ đồng, giảm 6,4% so với tháng trước và tăng 4,7% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú ước đạt 6.099 tỉ đồng, giảm 14,9% so với tháng cùng kỳ năm trước do các cơ sở kinh doanh ăn uống, lưu trú và lữ hành tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch.
Doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 501 tỉ đồng, giảm 67,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tâm lí e ngại dịch COVID-19 các hoạt động ăn uống vui chơi giải trí bị hạn chế. Ảnh: TÚ UYÊN
Video đang HOT
Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt hơn 69.900 tỉ đồng, tăng 10,3% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Luỹ kế hai tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước hơn 228.900 tỉ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.
Xét theo ngành kinh tế, doanh thu bán lẻ hai tháng đầu năm hơn 144.100 tỉ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.
Dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt hơn 14.400 tỉ đồng, chiếm 6,3% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giảm 14,1% so với cùng kỳ năm trước.
Du lịch, lữ hành ước đạt 1.215 tỉ đồng, chiếm 0,5% giảm 69,2% so với cùng kỳ năm trước…
Liên quan đến cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo Cục Thống Kê trên thế giới dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt nhiều quốc gia là đối tác đầu tư chủ yếu tại TP.HCM chưa có dấu hiệu suy giảm.
Hai tháng đầu năm 2021 chỉ có ba dự án mới đầu tư vào thành phố với vốn đăng ký là 115 triệu USD. Trong đó có đến 99,7% vốn đầu tư là ngành kinh doanh bất động sản, Singapore chiếm 29,6%, Hà Lan chiếm 70,1%.
Bên cạnh đó, tính từ đầu năm đến 20-2 thành phố có 22 dự án điều chỉnh vốn đăng ký, 168 lượt dự án, góp vốn mua cổ phần. Tổng vốn đầu tư cấp mới, điều chỉnh, góp vốn, mua cổ phần trong hai tháng là 337,8 triệu USD, bằng 70,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản với vốn đầu tư 145,1 triệu USD, chiếm 43%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 57,5 triệu USD, chiếm 17%.
Các quốc gia dẫn đầu về vốn là Singapore chiếm 37,1%, Hà Lan chiếm 23,9%, Hàn Quốc chiếm 13,2%…
Tháng 1, sôi động hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tháng 1/2021 là thời điểm trước Tết Nguyên đán nên hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Người dân mua sắm tại siêu thị Vinmart Võ Thị Sáu, Hà Nội. (Ảnh: Phương Anh/TTXVN)
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tháng 1/2021 là thời điểm trước Tết Nguyên đán nên hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2021 ước tính đạt 479,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,7% (cùng kỳ năm 2020 tăng 8%).
Hiện, hầu hết các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và cơ sở kinh doanh chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, phong phú, đa dạng và đưa ra nhiều chương trình, hình thức khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu, thu hút tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2021 ước tính đạt 378,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 79% tổng mức và tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lương thực, thực phẩm tăng 5,3% và tăng 14,9%; may mặc tăng 6,2% và tăng 9,6%; phương tiện đi lại tăng 3,3% và tăng 10%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 2,3% và tăng 14,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4,3% và tăng 13%.
Một số địa phương có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: Hải Phòng tăng 12,2%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 12%; Hà Nội tăng 10,1%; Cần Thơ tăng 9,9%; Đà Nẵng tăng 3,9%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 1/2021 ước tính đạt 48,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 2,7% so với tháng trước và giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu của Bắc Ninh tăng 28,6%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 28,2%; Quảng Ninh tăng 17,3%; Cần Thơ tăng 15,6%; Thanh Hóa tăng 14%; Hải Phòng tăng 11,8%; Hà Nội tăng 10%; Đà Nẵng giảm 22,7%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 8,4%.
Doanh thu du lịch lữ hành trong tháng ước tính đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng mức và tăng 0,7% so với tháng trước và giảm 62,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Thanh Hóa tăng 14,4%; Quảng Ninh tăng 13,1%; Hải Phòng tăng 2,7%; Hà Nội giảm 45,6%; Cần Thơ giảm 50,1%; Đà Nẵng giảm 68,2%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 69,9%; Quảng Nam giảm 91,3%; Khánh Hòa giảm 95%.
Doanh thu dịch vụ khác tháng 1/2021, ước tính đạt 50,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,6% tổng mức và tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu của Hải Phòng tăng 16,9%; Hà Nội tăng 13,8%; Đà Nẵng tăng 9,4%; Bắc Ninh tăng 7,5%; Quảng Ngãi giảm 6,1%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 2,4%; Thừa Thiên-Huế giảm 3,4%; Lào Cai giảm 6,8%.
Nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng dịch COVID-19 và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán để găm hàng, bán giá bất hợp lý, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các tỉnh, thành phố phía Bắc, thực hiện ngay các biện pháp cấp bách như: phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để giám sát, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, tập trung kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ , găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc đặc biệt là lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với các loại hàng hóa thiết yếu đặc biệt là trang thiết bị, vật tư y tế...
Tổng cục Quản lý thị trường cũng nêu rõ, với các trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nhưng lưu ý không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân trong thời gian dịch bệnh.
Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã trái phép, thực phẩm tươi sống nhằm góp phần ngăn chặn nguồn bệnh lây lan./.
Thương mại, vận tải và du lịch tăng so với tháng trước Theo lý giải của Tổng cục Thống kê, tháng 01/2021 là thời điểm trước Tết Nguyên đán nên hoạt động thương mại trong nước, vận tải và du lịch tăng so với tháng trước. Vận tải hành khách tháng 01/2021 ước tính đạt 415,5 triệu lượt khách, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Q.H Vận tải hành khách tháng 01/2021...