Kinh doanh ăn uống cần chuẩn bị gì để không phạm luật?
Câu chuyện ông Nguyễn Văn Tấn đang trong thời gian chờ cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận kinh doanh, đã bị công an huyện Bình Chánh, TP HCM liên tiếp xử phạt trước khi khởi tố đang làm dấy lên lo ngại cho nhiều người kinh doanh.
Dưới đây là trao đổi của VnExpress với Luật sư Nguyễn Kiều Hưng – Hãng Luật Giải Phóng để giúp nắm rõ hơn những vấn đề cần thiết khi muốn kinh doanh loại hình ăn uống.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng.
- Điều kiện cần và đủ để người dân có thể triển khai kinh doanh loại hình ăn uống gồm những gì?
- Để kinh doanh loại hình dịch vụ ăn uống, trước hết bạn phải lựa chọn loại hình hoạt động cho cơ sở kinh doanh của mình theo hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể. Nếu thành lập doanh nghiệp thì thủ tục tiến hành tại Sở Kế hoạch và đầu tư. Còn lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể thì cơ quan cấp phép là UBND cấp huyện.
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (gọi tắt là Giấy chứng nhận) theo quy định của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm.
Để được cấp Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm, ngoài các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, bạn phải cung cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dich vu ăn uông (bản sao co xac nhân cua cơ sơ); Danh sách kết quả khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dich vu ăn uông.
Video đang HOT
- Những cơ quan chức năng nào có quyền kiểm tra cơ sở kinh doanh ăn uống?
- Nghị định 38 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm nêu tên 3 Bộ có trách nhiệm kiểm tra Nhà nước về An toàn thực phẩm là Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương.
Luật An toàn thực phẩm cũng quy định rõ, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm; Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.
Việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, Bộ Y tế có Thông tư 48 về trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra bao gồm các cơ quan như sau: Cục An toàn thực phẩm; Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trung tâm Y tế huyện; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã. Thông tư 48 không nhắc đến vai trò của lực lượng công an.
Về việc xử phạt vi phạm hành chính trong an toàn vệ sinh thực phẩm, Nghị định 178 đã nêu rõ các chức danh thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó có lực lượng công an. Nhưng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và lập biên bản không có nghĩa là được quyền kiểm tra độc lập về vấn đề này.
- Nếu bị xem là vi phạm trong hoạt động kinh doanh ăn uống, các cơ sở kinh doanh sẽ bị xử lý như thế nào?
- Các vi phạm và chế tài được quy định tại Nghị định 178, cụ thể các nhóm vi phạm là: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cửa hàng ăn uống; Vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong từng nhóm có rất nhiều hành vi, tùy theo hành vi, tính chất, mức độ sẽ có mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng.
Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh nói chung trong đó có kinh doanh ăn uống, khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định, hoặc kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký thì sẽ bị xử phạt hành chính. Trường hợp chưa xoá án tích mà người kinh doanh tái phạm thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/7 năm nay đã bỏ tội Kinh doanh trái phép này.
- Nếu chủ cơ sở kinh doanh có khiếu nại thì cơ quan nào sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi của họ?
- Hiện chưa có một tổ chức nào có tên gọi hay chức năng để bảo vệ người kinh doanh cả. Tuy nhiên, họ có thể tham gia các hiệp hội ngành nghề để được hỗ trợ, tư vấn và bảo vệ khi có rủi ro.
Để bảo vệ mình, trước hết người kinh doanh phải trang bị kiến thức pháp lý. Theo đó, trước khi quyết định đầu tư, họ cần tìm hiểu pháp luật liên quan đến ngành nghề dự định đầu tư. Kinh doanh dịch vụ ăn uống trong hoàn cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động thì rủi ro rất cao. Cách tốt nhất trước khi bước vào kinh doanh bạn hãy chuẩn bị thật tốt các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà pháp luật quy định. Chuẩn bị tốt là chấp hành pháp luật tốt và cũng đồng nghĩa với việc hạn chế được rủi ro kinh doanh và nâng cao uy tín cơ sở kinh doanh của mình.
Thông tư liên tịch số 13 của liên bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công Thương liên quan đến việc “Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm”. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố sẽ cấp cho các trường hợp gồm: Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng trung ương và thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng quận, huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn một ngày trở lên; Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. UBND các quận, huyện, hoặc các cơ quan chức năng được ủy quyền sẽ cấp cho các loại hình sau: Dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận, huyện cấp, hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô cung cấp từ 100-300 suất ăn một ngày; Bếp ăn tập thể ở các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Dịch vụ nấu thuê đám tiệc di động. UBND phường, xã, thị trấn thì cấp giấy chứng nhận cho dịch vụ ăn uống có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất ăn một ngày. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong 3 năm.
Theo Lệ Chi (Vnexpress)
Thủ tướng đề nghị dừng ngay "vụ án hình sự quán phở"
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng nay 21-4 đã chỉ đạo Chủ tịch UBND TP HCM đề nghị cơ quan chức năng dừng ngay việc khởi tố vụ án hình sự chủ quán "Xin Chào" do chậm đăng ký kinh doanh; làm rõ trách nhiệm liên quan.
Trao đổi với Báo, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết sáng nay 21-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị cơ quan chức năng dừng ngay vụ việc chủ quán cà phê "Xin Chào" (ở thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh nằm đối diện trụ sở mới của Công an huyện Bình Chánh, TP HCM) do chậm đăng ký kinh doanh nên bị khởi tố hình sự .
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị dừng ngay việc khởi tố chủ quán "Xin Chào" do chậm làm đăng ký kinh doanh
"Thủ tướng cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm, đồng thời tiến hành kiểm điểm cá nhân, tập thể cơ quan chức năng liên quan trong vụ khởi tố vụ án hình sự quán phở. Nếu sai phạm lớn có thể tiến hành tạm đình chỉ công tác cán bộ" - ông Mai Tiến Dũng nói.
Cũng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, phía các cơ quan chức năng TP HCM phải tổ chức họp báo công bố chỉ đạo và bước tiến hành xử lý vụ việc của TP để người dân và báo chí nắm rõ.
Trước đó, trả lời phóng viên Báo, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng cho biết ngày 19-4, ngay sau khi báo chí đăng thông tin về vụ việc chủ quán cà phê "Xin Chào" chậm đăng ký kinh doanh bị khởi tố, ông đã chỉ đạo Giám đốc công an TP HCM, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP HCM khẩn trương làm rõ vụ việc. Bí thư Đinh La Thăng khẳng định nếu sai phạm thì việc trước tiên là phải xử lý nghiêm, lấy lại niềm tin của nhân dân, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh của TP cho tất cả người dân, doanh nghiệp.
"Việc khởi tố này nếu sai thì phải lập tức sửa sai còn trường hợp không sai thì cơ quan chức cũng phải làm rõ để thông tin để báo chí và nhân dân được rõ" - ông Đinh La Thăng nói.
Ông Nguyễn Văn Tấn, chủ quán "Xin Chào" bị Công an huyện Bình Chánh khởi tố do chậm làm đăng ký kinh doanh - Ảnh: Lê Phong
Cùng ngày, trả lời Báo, ông Phạm Văn Gòn, Viện trưởng VKSND TP HCM, cho biết đã yêu cầu VKSND huyện Bình Chánh báo cáo toàn bộ sự việc và hiện đã nhận được báo cáo từ cơ quan cấp dưới. "Sau đó, VKSND TP HCM sẽ họp với Công an TP vào chiều 21-4 và có thông tin chính thức về vụ việc này vào thứ 6, ngày 22-4" - ông Gòn nói.
Cũng vụ việc này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, bà Lê Thị Nga cho hay: "Sau khi nắm được thông tin vụ "khởi tố quán phở" ở huyện Bình Chánh qua báo chí, tôi đã đề nghị Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí và Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình chỉ đạo phía cơ quan chức năng TP HCM xem xét làm rõ vụ việc. Viện trưởng và Chánh án cho biết sẽ có yêu cầu phía VKSND TP HCM và Toà án nhân dân TP HCM báo cáo sự việc".
Theo Ngươi lao đông
Bí thư Thăng yêu cầu làm rõ vụ khởi tố vì chậm đăng ký kinh doanh Liên quan vụ việc ông Nguyễn Văn Tấn - chủ quán cà phê, cơm trưa "Xin chào" - bị khởi tố về tội "Kinh doanh trái phép" do chậm đăng ký kinh doanh, ông Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM - đã chỉ đạo lãnh đạo Công an TP.HCM và Viện KSND cùng cấp khẩn...