“Kinh đô” vải thiều trước “nguy cơ” bội thu
Mặc dù còn hơn chục ngày nữa mới đến chính vụ vải thiều, nhưng theo dự đoán của nhiều hộ trồng vải thì “vựa vải lớn nhất miền Bắc” Lục Ngạn, Bắc Giang năm nay sẽ bội thu. Điều mà họ lo lắng nhất đó là điệp khúc “được mùa – mất giá” liệu có tái diễn.
Theo ghi nhận của PV Dân trí tại thôn Kép 1, xã Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang, trong những khu vườn vải mênh mông của bà con đã có lác đác nhiều cây vải chín rộ, có thể thu hoạch được. Mỗi ngày cũng có vài chuyến xe máy chở vải chín ra khỏi làng đem đi tiêu thụ, mặc dù số lượng còn ít. Theo những người dân địa phương thì đó là giống vải lai, thường chín rất sớm.
Anh Đào Quốc Trung, ở thôn Kép 1, xã Hồng Giang cho biết: Một số cây vải chín sớm của gia đình đã được thu hoạch được. Mặc dù quả vải chưa chín đỏ, mẫu mã chưa đẹp nhưng đã có người đến thu mua tại vườn với giá từ 28.000 – 30.000 đồng/kg, nếu vải chín đều thì giá cao hơn. Chỉ tính trong ngày 19/5, tôi đã bán ra khoảng hơn 1 tạ vải chín sớm, thu được trên 3 triệu đồng.
Theo đánh giá thì năm nay, “kinh đô” vải thiều Lục Ngạn sẽ tiếp tục được mùa.
Ông Giáp Văn Vang, Trưởng thôn Kép I, xã Hồng Giang, Lục Ngạn cho biết: Dù chưa đến chính vụ vải thiều nhưng đã có nhiều gia đình trong thôn đã xuất bán vải lai chín sớm. Giá vải trung bình khoảng từ 28.000 – 30.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 8.000 – 10.000 đồng so với giá vải vụ sớm của năm ngoái. Mọi năm giá vải vào đầu mùa vụ thường có giá thấp, khoảng từ 18.000 – 20.000 đồng/kg và cuối vụ là từ 25.000 – 32.000 đồng/kg.
“Theo kinh nghiệm đánh giá của chúng tôi thì vụ vải năm nay bà con nông dân tiếp tục được mùa. Mặc dù có những thời điểm trong năm xảy ra hạn hán, nhưng ảnh hưởng không đáng kể đến sản lượng cũng như chất lượng quả vải nơi đây. So với năm ngoái thì “vựa vải” Lục Ngạn sẽ năng suất và bội thu hơn trong năm nay.”
Anh Nguyễn Văn Lưu ở thôn Kép I chia sẻ: Bà con chúng tôi đã có kinh nghiệm trồng vải truyền thống, những năm gần đây, địa phương đã áp dụng nhiều phương pháp thâm canh mới, tăng năng xuất để nâng cao hiệu quả cho cây vải. Hơn nữa, chúng tôi lại được chọn là một trong số 109 hộ thí điểm sản xuất vải sạch theo tiêu chuẩn của Global-GAP để xuất khẩu sang Mỹ và các nước châu Âu. Do nắm vững được kỹ thuật chăm sóc, đúng khoa học kỹ thuật nên hoàn toàn có thể khẳng định chất lượng vải năm nay sẽ cao hơn.
Năm nay vải tiếp tục được mùa, anh Lưu mong muốn bà con sẽ có một thị trường ổn định cho sản phẩm vải thiều.
Gia đình anh Lưu có tổng cộng hơn 2 mẫu diện tích trồng vải thiều, trong đó, có 1,5 mẫu với 250 cây đủ tiêu chuẩn tham gia thí điểm chương trình vải sạch Global – Gap. Vụ vải năm ngoái, sau khi trừ hết chi phí gia đình anh Lưu thu lại được khoảng 300 triệu đồng.
“Tuy nhiên, điều chúng tôi băn khoăn nhất vẫn là đầu ra cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn. Mọi năm thị trường chính của vải Lục Ngạn chủ yếu là Trung Quốc và miền Nam, nhưng thị trường Trung Quốc thường không ổn định. Người dân chúng tôi mong muốn được chính quyền và các doanh nghiệp tạo điều kiện tìm thị trường bền vững cho người nông dân, tránh điệp khúc “được mùa – mất giá”, bị các tiểu thương, thương lái chèn ép giá như mọi năm.”
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết: Hiện nay, diện tích vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn có 16.280 ha với sản lượng dự kiến là trên 90.000 tấn. Trong đó, vải thiều thu hoạch sớm là khoảng 7.000 tấn, còn lại là vải chính vụ.
Video đang HOT
Người dân thôn Kép 1, Lục Ngạn đang chăm sóc vải thiều để chuẩn bị cho thu hoạch.
“Ngay từ đầu năm, địa phương đã khuyến cáo bà con sản xuất vải thiều theo quy trình sạch, bền vững. Trong đó, tuyên truyền các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật không nhập, buôn bán những loại thuốc nằm trong nhóm 5 hoạt chất mà Mỹ cấm, vận động bà con thay thế bằng loại thuốc bảo vệ thực vật khác. Từ đó, tạo nên thương hiệu vải thiều sạch, đạt chuẩn xuất khẩu Mỹ cho cả vùng. Công nghệ bảo quản cũng cần phải đổi mới, phù hợp với điều kiện từng thị trường như sử dụng công nghệ tế bào, SO2 thay cho cách bảo quản vải thiều bằng công nghệ đông lạnh truyền thống”, ông Tấn cho biết.
Điều mà người trồng vải lo lắng nhất đó là điệp khúc “được mùa – mất giá” trong khi thị trường vải thiều không ổn định.
Theo ông Tấn, UBND Huyện Lục Ngạn cũng đã thành lập Ban chỉ đạo để điều tiết, phân luồng và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong mùa vải tới, tránh tình trạng ùn ứ cục bộ trên các tuyến đường. Nhân dân cũng cam kết thực hiện không gian lận thương mại, đảm bảo an ninh trật tự, tạo sự thân thiện đối với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài đến kinh doanh trên địa bàn.
Ngoài ra, huyện Lục Ngạn cũng phối hợp với các ngân hàng chuẩn bị tiền mặt để sẵn sàng cho bà con giao dịch, mua bán trong vụ mùa; làm tốt công tác đổi mới xuất, nhập cảnh để đón nhận các tổ chức, cá nhân nước ngoài đến giám sát, thu mua vải thiều.
Xuân Thái
Theo dantri
Người TQ ồ ạt đến Bắc Giang thu mua vải thiều
Mùa thu hoạch vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đang độ vào rộ vụ. Tính đến thời điểm hiện tại, có gần 300 tiểu thương Trung Quốc đang có mặt tại Lục Ngạn để thu mua vải.
Vải đỏ đường trong những ngày từ cuối tháng 5 đến nay ở Lục Ngạn, Bắc Giang.
Vải chín đỏ đồi. Vải tràn ngập khắp các thôn xóm. Vải tưng bừng trong quãng đường dài vài chục km từ thị trấn Đồi Ngô kéo dài qua thị trấn Chũ lên đến vùng Biển Động, Kim Thành...
Người người, nhà nhà tíu tít, bận rộn thu hoạch, thu gom, vận chuyển vải ra các điểm thu mua. Theo cách nói của người dân, "vải ám ảnh trong cả giấc ngủ".
Năm nay, đất vải Lục Ngạn được mùa lớn. Sản lượng vải của cả huyện ước tính sẽ vượt con số 100.000 tấn, cao hơn năm ngoái từ một đến hai chục ngàn tấn.
Hàng trăm điểm thu mua, cân vải dọc tuyến đường quốc lộ 31 từ thị trấn Chũ trải lên khắp các xã giáp với vùng Sơn Động.
Lượng xe tải từ các tỉnh thành trong khắp cả nước tập trung đổ dồn về Lục Ngạn khiến đất vải tấp nập, đông đúc, một ngày tắc đường đến 3, 4 lần vào các giờ cao điểm.
Trong số đó, có rất nhiều tư thương Trung Quốc vẫn có mặt ở Lục Ngạn thu mua vải từ đâu vụ đến nay.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng (UBND huyện Lục Ngạn) cho biết: theo thống kê, tính đến thời điểm ngày 20/6, tại Lục Ngạn đang có 268 tư thương người Trung Quốc sang Bắc Giang cân vải với 85 điểm thu mua của người Trung Quốc.
"Họ (tư thương Trung Quốc) sang Lục Ngạn thu mua. Họ thuê người Việt đứng ra cân vải, trả tiền cho mình, gom đủ hàng, họ lại thuê người đóng vải vào thùng xốp để chở về nước ngay trong đêm qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn." ông Hà nói.
Năm 2013, số thương lái Trung Quốc sang Lục Ngạn mua vải là 306 người. Năm nay, 2014, ít hơn vài chục người.
"Vải thiều Lục Ngạn vẫn là loại hàng ưa chuộng của thị trường Trung Quốc. Họ không thể bỏ lỡ một mùa vải mà sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho người đi buôn" thông tin của trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Ngạn.
"Giá cả theo thị trường, thương lai Trung Quốc thu mua vải thường cao hơn so với tư thương người Việt, nhưng họ lại chọn lọc rất kỹ, chỉ vải đẹp, tươi và ngon mới trả giá cao. Còn vải xấu hơn, họ không mua nên tư thương người Việt lại tiếp tục ghìm giá".
Về mặt quản lý nhà nước, ông Hà nói: các cơ quan chức năng yêu cầu những thương lái Trung Quốc đăng ký khai báo tạm vắng tạm trú trong thời gian ở Lục Ngạn cân hàng.
Lực lượng liên ngành gồm các cơ quan: Công an huyện, CSGT, Quản lý thị trường, cán bộ phòng Kinh tế Hạ tầng và các ban ngành của Lục Ngạn... thường xuyên chốt giữ tại các điểm thu mua, tập trung số lượng người lớn để đảm bảo công tác an ninh trật tự.
Mùa vải năm 2014 của Lục Ngạn bắt đầu từ cuối tháng 5 và sẽ kéo dài đến cuối tháng 6 âm lịch. Thời điểm đầu vụ, giá vải giao động từ 15 - 33.000 đồng/kg đối với vải lai Thanh Hà; trung bình 13.000 đồng/kg đối với vải thiều Lục Ngạn.
"So với năm ngoái, giá vải năm nay thấp hơn từ 5 - 6.000 đồng/kg" - Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng cho biết.
Theo khảo sát của PV, tại nhiều điểm cân, người dân chỉ bán được giá 5.000đ/kg.
Anh Lam (một người dân Lục Ngạn) chở vải của nhà đem bán nói với TS: gia đình anh có 500 gốc vải, mỗi ngày anh chở bán được 3 - 5 chuyến, mỗi chuyến trên dưới 1 tạ vải.
Từ đầu mua vải đến nay, gia đình anh đã bán được gần 2 tấn, thu được gần 20 triệu đồng.
"Được mùa nhưng lại mất giá. Chúng tôi không biết làm thế nào. Vải chín đỏ đồi thì buộc phải thuê người hái bán. Thời điểm giữa vụ, giá vải rớt giá nhiều nhất".
Anh Lam cho biết, gia đình cũng phân loại chọn vải đẹp để mang đến cân bán cho các tư thương Trung Quốc để lấy giá cao hơn.
"Họ tập trung cân ở Kép, Kim... nên quãng đường vận chuyển xa thêm vài chục cây số. Nhưng, nhiều thương lái người Trung Quốc họ sử dụng nhiều tiểu xảo, có những lúc mình đã đặt sọt vải lên bàn cân, họ lại nói không mua nên người dân cũng rất ức chế"anh Lam nói.
Được biết, năm 2013, hơn 300 thương lái Trung Quốc sang thu mua vải ở Lục Ngạn đã thu mua hơn 44.000 tấn vải, chiếm gần 50% tổng sản lượng vải của toàn huyện.
Kiên Trung
Theo_VietNamNet
Tổng Thanh tra yêu cầu Hà Nội "cắt ngọn" chung cư 30 tầng Tổng Thanh tra Chính phủ đê nghi cơ quan chưc năng TP Ha Nôi khẩn trương tháo dỡ tầng 30 va toàn bộ hạng mục xây dựng trái phép tại chung cư 93 Lo Đuc. Tầng 30 của chung cư 93 Lò Đúc - Hà Nội Ngày 9-4, thông tin cho biết Tông Thanh tra Chinh phu Huynh Phong Tranh vưa có cuộc...