“Kinh đô kháng chiến” của Vua Hàm Nghi được xếp hạng di tích lịch sử
Hóa Sơn với địa hình vùng núi hiểm trở – nơi từng được Vua Hàm Nghi chọn làm kinh đô kháng chiến của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp trên đất Quảng Bình, đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành quyết định về việc xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với “kinh đô kháng chiến” của Vua Hàm Nghi ở địa bàn xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).
Thung lũng ở xã Hóa Sơn (Minh Hóa) – nơi Vua Hàm Nghi từng đóng căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Cụ thể, kể từ sau ngày 25-9, mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực di tích đã được khoanh vùng bảo vệ bị nghiêm cấm. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất ở di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình.
Video đang HOT
Tỉnh Quảng Bình giao UBND huyện Minh Hóa, xã Hóa Sơn, Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình thực hiện quyền quản lý Nhà nước đối với di tích lịch sử nói trên theo đúng quy định của pháp luật.
Theo UBND huyện Minh Hóa thì hiện địa phương này đang khảo sát những dấu tích nơi vua Hàm Nghi từng đặt chân đến để có kế hoạch đầu tư cho du lịch văn hóa lịch sử. Trước mắt là đặt tại những nơi có dấu tích bia tưởng niệm.
Vua Hàm Nghi – ảnh tư liệu
Riêng ở xã Hóa Sơn sẽ có hai địa điểm cần đặt bia và xây dựng khu di tích. Là thôn Đặng Hóa, nơi vua Hàm Nghi đã ở và tại vùng eo Lập Cập – nơi diễn ra trận chiến thắng của quân nhà vua với sự giúp sức của người dân bản địa.
Hóa Sơn là một xã biên giới, với địa thế hiểm trở, được bao quanh bởi những lèn núi đá vôi hùng vĩ của huyện Minh Hóa. Nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào người Sách và người Nguồn.
Theo dòng lịch sử, Hóa Sơn xưa còn có tên gọi khác là thung lũng Ma Rai với địa thế hiểm trở, được bao quanh bởi những lèn núi đá vôi dựng đứng. Cuối năm 1885, vua Hàm Nghi cùng các tướng lĩnh đã đóng căn cứ tại xã Hóa Sơn để lãnh đạo phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp.
Minh Hóa trở thành “kinh đô kháng chiến” của phong trào Cần Vương trên đất Quảng Bình. Đến đầu năm 1886, vua Hàm Nghi đã rút quân khỏi Hóa Sơn, ra bên ngoài để thuận lợi hơn cho việc mở rộng lực lượng và kháng chiến lâu dài…
Vua Hàm Nghi (1872-1944) tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn xả thân vì nước, đứng lên kháng chiến chống Pháp.
Lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi nhưng nhà vua đã ý thức được vai trò, vận mệnh của mình với đất nước và quyết tâm đấu tranh không khoan nhượng với thực dân Pháp. Mới 13 tuổi, vua Hàm Nghi đã xuất bôn, kéo theo cả triều đình rời khỏi kinh thành, tìm nơi hiểm địa để lập căn cứ kháng chiến và phát hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu đứng lên khởi nghĩa, tạo thành một phong trào kháng chiến lan rộng khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam.
Đến An Giang chiêm ngưỡng thánh đường Mubarak
Nằm bên bờ sông Hậu, thánh đường Mubarak (xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người dân và là một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào Chăm. Năm 1989, thánh đường Mubarak được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia.
Người Chăm ở An Giang theo đạo Hồi, thờ thánh Ala nên xung quanh khu vực sinh sống thường có thánh đường. Mubarak là một trong những thánh đường đẹp nhất ở An Giang, được xây dựng từ năm 1750 bằng gỗ lợp lá. Đến nay, thánh đường này đã trải qua 5 lần trùng tu, sửa chữa. Lần xây dựng gần nhất vào năm 1965, theo phong cách kiến trúc thánh đường ở các nước Trung Đông, do kiến trúc sư người Ấn Độ Mohamed Amin thiết kế.
Nhìn từ xa, thánh đường Mubarak giống như các đền thờ cổ Ba Tư, Ấn Độ. Từ ngoài nhìn vào là cổng chính hình vòng cung hoành tráng, tiếp đó là khoảng sân rộng rồi đến tòa thánh đường chính. Trên nóc, phía trước có tháp lớn 2 tầng, nóc tháp hình bầu dục. Trong tháp là biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao. Bốn góc có bốn tháp nhỏ, giữa có hai tháp bầu tròn. Các vòm cửa chính có hình vòng cung nhọn đầu. Hai bên hông có 12 vòm hình vòng cung bọc quanh hành lang. Bên trong thánh đường không có tượng hay hình ảnh như các nhà thờ Thiên chúa giáo.
Hằng năm, tại thánh đường Mubarak diễn ra nhiều hoạt động đáng chú ý như: Lễ Maulid kỷ niệm ngày sinh của giáo chủ Nabi Muhammad - người khai sáng đạo Hồi vào ngày 12 tháng 3 (Hồi lịch); lễ Roja Haji - lễ hành hương đến thánh địa Mecca vào ngày 10 tháng 12 (Hồi lịch); Tết của người Chăm vào ngày 1 tháng 10 (Hồi lịch) nối liền với lễ Ramadan, còn gọi là tháng ăn chay, kéo dài từ ngày 1 đến 30 tháng 9 (Hồi lịch). Trong những dịp lễ này, đông đảo người Chăm tề tựu về thánh đường Mubarak để hành lễ theo nghi thức của đạo Hồi.
Đến thánh đường Mubarak, du khách có thể kết hợp thăm làng Chăm Châu Giang với hơn 500 hộ sinh sống trong những ngôi nhà sàn gỗ bên vườn cây ăn trái, ngắm nhìn những cô gái Chăm xinh đẹp, khéo léo dệt những tấm vải thổ cẩm rực rỡ sắc màu bên khung cửi và tìm hiểu nét văn hóa truyền thống của người Chăm.
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại các khu di tích lịch sử, văn hóa và du lịch Trên địa bàn tỉnh An Giang hiện có 86 di tích được xếp hạng gồm: 2 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích cấp quốc gia, 56 di tích cấp tỉnh. Rừng tràm Trà Sư. Ảnh: THANH HÙNG Hầu hết các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đều được quản lý chặt chẽ, đảm bảo tình hình...