Kinh dị và hài hước với phong cách sinh tồn kiểu “cái khó ló cái khôn” của nhà cua ẩn sĩ
Trong thời đại của rác nhựa, ngay cả loài cua ký cư cũng biết tận dụng các kiểu phế liệu vương vãi khắp chốn.
Cua ẩn sĩ ( Paguroidea) là một loài giáp xác thường gặp trong tự nhiên. Chúng tuy có vỏ nhưng phần bụng lại đặc biệt dài, cong và mềm. Để bảo vệ nửa dưới yếu ớt này, cua ẩn sĩ thường tìm chọn một vỏ ốc rỗng, vừa vặn với thân mình mà chui vào ở.
Đa dạng và đông đúc
Trên thế giới có khoảng 1100 loài cua ẩn sĩ khác nhau. Có loài chỉ nhỏ vài milimet, cũng có loài cực lớn, đến nỗi được phong làm động vật không xương sống lớn nhất trên cạn.
Loài cua ẩn sĩ lớn nhất là cua dừa ( Birgus latro). Tuy nhiên khác với đa phần cua ký cư cả đời kéo lê theo cái vỏ ốc, cua dừa chỉ dùng “nhà tạm” khi còn nhỏ. Lúc trưởng thành, cái bụng vốn dễ bị tổn thương của chúng đã trở nên cứng cáp, không cần phải sử dụng hình thức bảo vệ nặng nhọc nữa.
Cua dừa – loài cua ẩn sĩ lớn nhất thế giới
Môi trường sống của cua ẩn sĩ được chia thành 2 nhóm: nhóm trên cạn và nhóm dưới nước. Cua ẩn sĩ trên cạn ít đa dạng hơn, chỉ bao gồm khoảng 15 loài, và vẫn cần vị trí sinh tồn ẩm ướt. Vì chúng độc đáo và cũng khá đáng yêu nên đôi loài còn được ưa chuộng, nuôi giữ như thú cưng, ví dụ như cua Úc (Coenobita variabilis) và cua Ecuador (Coenobita compressus).
Nhóm dưới nước chiếm phần đông dân số và chủng loại, song chỉ có duy nhất một loài là cua ẩn sĩ Clibanarius fonticola sống được trong nước ngọt. Còn lại đều sinh trưởng ở môi trường nước mặn.
Cả đời lo chuyển nhà
Vì chiếc vỏ ốc sẽ không thay đổi kích thước theo sự phát triển của con cua ký cư nên với kẻ ở tạm, “cái nhà” sẽ sớm thành ra chật chội. Để tiếp tục sinh tồn, cua ẩn sĩ buộc phải tìm ra vỏ ốc mới thích hợp hơn.
Tại những nơi giàu có vỏ ốc, việc “thay nhà” khá thoải mái. Nhưng ở những nơi khan hiếm, đó thật sự là một cuộc chiến. Chúng có thể phải ẩu đả đến mức một mất một còn để giành giật “nhà”.
Thú vị là ngoại trừ cách đánh nhau sống chết ra, cua ký cư còn có một kiểu “nhường nhà” tập thể rất ấn tượng. Nó xảy ra khi một con cần “chuyển nhà” bắt gặp một cái vỏ ưng ý nhưng lại quá lớn, không thích hợp dọn vào ở luôn. Con cua này tuy tiếc rẻ, song lại nghĩ ra một chiến thuật mới. Đó là nằm chờ con cua khác vừa với cái vỏ ấy đến.
Sớm thôi, những con cua ký cư cần “đổi nhà” giống như con cua nọ sẽ vây quanh cái vỏ. Có lúc, chúng tạo thành tập hợp nằm chờ lên đến cả 20 cá thể, xếp thành hàng dài theo thứ tự kích thước nhỏ dần đều.
Khi con cua vừa vặn với “cái nhà mới” nhất xuất hiện, hạnh phúc bỏ cái vỏ cũ của mình mà chuyển vào, những con còn lại cũng hành động. Con lớn nhất thứ hai bò tới, chiếm cái vỏ vừa mới bị bỏ không. Tất nhiên, cái vỏ mà nó để trống cũng trở thành “nhà” cho con kế tiếp. Cứ thế, việc “sang nhà” dời dần đến cuối hàng, cho tới con cua ký cư bé nhất.
Lựa chọn kinh dị
Mặc dù vỏ ốc là lựa chọn phổ biến của cua ẩn sĩ, song có vẻ như nguyên nhân chỉ đơn thuần là vì trong thế giới tự nhiên, ngoài vỏ ốc ra cũng chẳng còn thứ gì khác thích hợp hơn.
Video đang HOT
Kỳ thực thì nhà cua ẩn sĩ không kén chọn gì lắm. Miễn là thứ vừa vặn với cơ thể, đảm bảo bảo vệ được cái bụng là chúng tận dụng hết. Thế nên trong thời đại rác nhựa ngày nay, khi mà cả trên cạn lẫn dưới biển đều ngập ngụa rác nhựa, nhà cua ký cư lại vớ bở. So với vỏ ốc nặng nề, “nhà nhựa” vừa nhẹ nhàng, dễ tha lôi lại vừa vẫn đảm bảo an toàn.
Rác nhựa với cua ẩn sĩ lại là một may mắn sinh tồn
Kinh dị hơn cả là khi cua ẩn sĩ “lượm” được cái đầu búp bê trẻ con bị hỏng. Nắng gió, nước nôi khiến lớp nhựa bị ăn mòn, bong tróc, làm cho hình ảnh em bé dễ thương đột ngột thành ra đáng sợ, rùng rợn như một phân cảnh trong phim ma.
Nhưng đôi khi là cực kinh dị
Còn hầu hết các kiểu “nhà nhựa” khác như hũ mỹ phẩm, hộp nhựa, nắp chai… thì chỉ khiến chúng nhìn hài hài.
Theo TTVn
Xem loài cua khổng lồ chuyên đi trộm dừa
Cua dừa, là loài cua lớn nhất trên đất liền và là loài chân đốt lớn nhất trên thế giới. Loài cua khổng lồ này có thể leo dừa và trộm dừa rất nhanh
Nó dài khoảng 1 mét với 2 chiếc càng vô cùng khổng lồ, có thể tấn công cả con người. Phải là người thật dũng cảm và có kinh nghiệm mới dám bắt những con cua nguy hiểm này.
Màu xanh là màu sắc phổ biến nhất cho cua dừa, chỉ có một số con có màu cam hoặc màu đỏ. Cua dừa là là một loại cua ẩn sĩ, chúng có bụng lớn và cứng để bảo vệ, giống như tôm hùm
Đảo Christmas chính là thiên đường cho loài cua dừa sinh sống với những rặng dừa trải dài trên bãi biển.
Cua dừa còn được người dân bản địa gắn cho biệt danh là "cua cướp" vì tài leo trèo và trộm dừa nhanh như chớp của chúng
Điều làm con cua dừa thấy hạnh phúc: đó là thưởng thức bữa ăn là món dừa yêu thích của chúng
Chúng đủ khôn ngoan để biết biến những quả dừa khó xơi thành bữa ăn một cách dễ dàng. Những con cua leo lên một cây dừa, dùng chiếc càng to lớn cắt trái dừa và thả nó từ trên cao.
Để đề phòng những con của gian trộm dừa của nó, nó sẽ thả người theo quả dừa xuống đất mà không hề hấn gì, còn quả dừa thì bị nứt.
Chúng đều có hai chiếc càng mạnh mẽ như những gọng kìm, được sử dụng để xé vỏ dừa, cắt trái cây, trong một số trường hợp còn để bắt và ăn chuột. Bạn chắc chắn sẽ không muốn dính dáng với những kìm đáng sợ này.
Những người dân khuyến cáo các du khách không nên đứng quanh những gốc dừa, để tránh những tai họa từ trên trời rơi xuống.
Cua dừa có đôi mắt rất kém, nhưng chúng lại rất nhạy cảm với mùi của trái cây và xác động vật chết nên có thể phát hiện nguồn thức ăn từ khoảng cách rất xa.
Ngoài biệt danh "cua cướp", những con cua dừa trên đảo Hawaii còn nổi tiếng với cái tên "bàn tay kẻ trộm" bởi chúng đặc biệt thích sưu tầm những đồ vật nhẵn bóng.
Trong Thế chiến thứ II, chúng đã ăn cắp rất nhiều đồ dùng tư trang và vũ khí của những người lính Mỹ.
Cua dừa không chỉ ăn phần cùi dừa ngọt lịm, chúng còn sử dụng vỏ dừa để xếp thành hang của mình.
Đây là một con cua dừa đang trên đường lên để hái dừa cho bữa ăn tối. Trên một số hòn đảo, những sinh vật ghê gớm thường có ý nghĩa tinh thần. Người dân đảo Mariana tin rằng, những con cua có thể là linh hồn của những người đã chết.
Khi mới được sinh ra, cơ thể cua dừa rất mềm. Chúng ẩn vào những chiếc vỏ ốc hoặc vỏ dừa để tự vệ. Sau đó, khi bộ xương ngoài phát triên cứng hơn, chúng sẽ không còn phải mượn tấm vỏ đó nữa.
Một lý do giải thích cho kích thước khổng lồ của cua dừa là chúng có sự phát triển trong suốt cuộc đời - có thể kéo dài 60 năm!
Vì vậy, mặc dù chúng không phải là loài cua lớn nhất (lớn nhất là loài cua nhện Nhật Bản), nhưng chắc chắn chúng là loài cua thọ nhất trên thế giới.
Cua dừa nghe và nhin tốt hơn vào ban đêm, nên chúng thường rời tổ để đi "ăn trộm" dừa vào lúc hoàng hôn
Trước đây, cua dừa có thể dễ dàng được tìm thấy trên bờ biển ở cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nhưng người dân thường bắt cua dừa để ăn thịt và lấy vỏ của chúng làm đồ lưu niệm, nên hiện nay cua dừa chỉ còn tồn tại ở một vài quần đảo như Guam và Solomon
Hy vọng rằng, con người sẽ dừng việc bắt và ăn thịt cua dừa để chúng có thể tiếp tục leo và hái dừa, phát triển đến kích thước khổng lồ, và sống cuộc sống lâu dài của chúng cho thế hệ mai sau.
Theo Nguồn tổng hợp
Bị cuốn vào máy xay phế liệu, một công nhân tử vong Một công nhân trong quá trình làm việc đã bị cuốn vào máy xay phế liệu và tử vong tại chỗ. Thông tin đã được Công an TP.Hải Phòng xác nhận trên báo Công lý. Theo đó, vụ tai nạn lao động xảy ra vào khoảng 8h53 ngày 1/4, tại xưởng sản xuất của Chi nhánh Công ty CP BKT ở thôn 5,...