Kinh dị mì làm từ côn trùng bất ngờ bán chạy như tôm tươi
Khi cô chủ cửa hàng mì Stephanie Richard thêm côn trùng vào bột mì của mình một cách ngẫu hứng, cô không ngờ rằng món ăn này sẽ trở thành một thành công lớn.
Stephanie Richard, chủ một cửa hàng mì đến từ Pháp, khăng khăng cho rằng côn trùng sẽ trở thành chất đạm của tương lai, và nói cô đã nảy ra ý tưởng cho côn trùng vào bột mì từ năm 2012 trong khi đang thử làm ra một loại mì giàu protein cho các vận động viên thể thao.
Mì côn trùng “giàu protein” của Stephanie hiện đang rất được yêu thích.
Đó cũng là lúc một nhà phân phối côn trùng ở phía Đông Lyon (Pháp) đã liên lạc với cô để bàn về ý tưởng thêm loại nguyên liệu đặc biệt này vào mì, và cô đã chấp thuận ý tưởng đó. Cô bắt đầu sản xuất bột mì côn trùng vào Giáng sinh năm đó, không ngờ rằng món mì giòn giòn giàu protein của mình lại rất được yêu thích. Sau đó, cửa hàng của cô bắt đầu bán loại mì ăn liền côn trùng vào trước kì nghỉ đông và chỉ trong vài ngày khoảng 500 gói mì đã được bán sạch.
Côn trùng như dế và châu chấu có chứa hàm lượng protein cao.
Richard sử dụng bột nghiền chế biến từ dế và châu chấu cho loại mì có một không hai của mình, nhưng cô ấy thỉnh thoảng cũng trộn hai nguyên liệu vào nhau và thêm chút nấm cepes để tạo một hương vị mì mới. “Loại mì này có vị đượm đà, hơi giống mì làm từ bột nguyên cám,” Stephanie giải thích.
Tỉ lệ trộn là 7% bột côn trùng trên 93% bột lúa mì spelt hữu cơ (lúa mì spelt thường được trồng ở Trung âu – ít chất xơ hơn trong khi hàm lượng dinh dưỡng cao hơn), cùng với trứng nguyên quả.
Sản phẩm cuối cùng là một loại lúa mì có màu nâu mà được tạo thành hình tương tự các loại mì Ý như Fusilli (mì xoắn); Penne (mì hình ống), Spaghetti, và Radiatori (mì sợi ngắn và lượn sóng).
Rõ ràng, loại bột mì côn trùng có giá cao hơn các loại mì bình thường nhiều, nhưng theo như Stephanie, đó là một món thay thế thịt cá rất tốt, đặc biệt đối với những người ăn chay. Cô cũng đang thử nghiệm một loại mì mới có sử dụng phomat Maroilles nhập từ miền Bắc nước Pháp.
“Nguyên liệu côn trùng có thể khiến loại mì này nghe hơi ghê rợn, nhưng nó thực sự rất ngon, kể cả khi so sánh với các loại thịt thú rừng”, Alain Limon, nhân viên duy nhất ở cửa hàng của Stephanie, nói.
Stephanie cho biết: “Côn trùng là loại protein của tương lai. Đó là loại protein chất lượng cao mà cơ thể chúng ta có thể tiêu hóa một cách dễ dàng”.
Báo cáo năm 2013 của Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc có viết rằng côn trùng “có tiềm năng lớn trong chăn nuôi lẫn trong thực phẩm tiêu dùng”. Thực tế là, côn trùng gần đây đã trở thành một nguồn cung cấp protein dồi dào cho con người, đến mức mà giờ đây chúng ta còn có cả sách dạy nấu món ăn từ côn trùng, kẹo côn trùng và thậm chí cả rượu ngâm kiến.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Kỳ lạ loài côn trùng đầy màu sắc dễ thương như chiếc bánh ngọt
Bạn có thể sẽ phát thèm bánh ngọt nếu nhìn thấy loài bướm với màu sắc vô cùng đáng yêu này.
Nếu ấn tượng của bạn không tốt về côn trùng thì có thể loài bướm đêm siêu dễ thương này sẽ khiến bạn suy nghĩ lại. Dryocampa rubicunda, thường được gọi là bướm đêm phong hồng, được bao phủ bởi một lớp lông dày vô cùng lộng lẫy.
Bướm lá phong hồng có màu sắc vô cùng bắt mắt.
Loài bướm này có đôi cánh nhỏ màu vàng sáng và cánh lớn có màu hồng rực, điểm thêm một viền vàng ở giữa. Những chiếc chân nhỏ xíu cũng có màu hồng khiến chúng không khác gì một chiếc bánh Battenberg trứ danh.
Trông không khác gì chiếc bánh Battenberg trứ danh.
Loài bướm này sinh sống rải rác từ phía nam Canada cho đến miền đông Texas, Mỹ. Rất khó để thấy chúng vào ban ngày bởi bản tính loài này vô cùng nhút nhát. Cái tên "phong hồng" xuất phát từ thức ăn yêu thích của chúng là lá cây phong.
Nói không ngoa đây là một trong những loài côn trùng đáng yêu nhất thế giới.
Chúng thường đẻ trứng ở cuống lá để ấu trùng có thể dễ dàng tìm thấy nguồn dinh dưỡng. Khi ấu trùng lớn, chúng đào một cái lỗ ở nơi đất tơi và cuốn mình trong kén. Và sau đó từ chiếc kén lụa, một chú bướm với đôi cánh rực rỡ xuất hiện.
Dù chưa có chứng minh cụ thể về tác hại của bướm Lá phong hồng đối với sức khỏe con người nhưng nếu bạn muốn biến loài côn trùng dễ thương này làm vật nuôi, vẫn cần đến lời khuyên của các chuyên gia.
Chúng sống rải rác từ nam Canada đến tận cùng Bắc Mỹ.
Chúng là một loài sinh vật hiền lành, nhút nhát.
Bạn có muốn sở hữu một vật nuôi nhỏ xíu, dễ thương như thế này?
Vẻ đẹp đến kỳ ảo của loài côn trùng hiền lành này.
Theo Linh Lan / Trí Thức Trẻ
Món mì độc đáo làm bằng dế và châu chấu ở Pháp Một đầu bếp người Pháp tên là Stephanie Richard đã chế biến một loại mì nui rất đặc biệt. Nguyên liệu chính là dế và châu chấu. Dế và châu chấu trở thành nguyên liệu chính để tạo nên những sợi mì Richard, sống ở Thiefosse, phía Bắc nước Pháp, đã phục vụ cho khách hàng những sợi mì Ý, mì nui được...