Kinh dị bò khô giá… siêu rẻ!
Để cho ra “lò” 1 kg bò khô phải bỏ ra ít nhất 500 nghìn đồng để mua 2 kg thịt bò tươi chế biến. Vậy nhưng, không hiểu sao giá bò khô rao bán trên thị trường TPHCM hiện chỉ từ 150 – 200 nghìn đồng/kg!
Theo tiết lộ của một cán bộ thú y có nhiều năm “chinh chiến” trên mặt trận VSATTP, thực chất bò khô siêu rẻ này được người ta áp dụng công thức: Phụ phẩm bò (hoặc thịt heo bệnh) sau khi được “luyện” các chất tẩy rửa công nghiệp (thuốc tẩy trắng, vôi…), sẽ được tẩm ướp các loại hóa chất công nghiệp để cho ra sản phẩm bò khô kinh dị!
Bò khô làm từ lòng bò
Từ một vụ đột kích bất ngờ của lực lượng liên ngành thú y huyện Bình Chánh ngày 27/8 vừa qua vào một cơ sở chế biến bò khô (tại căn nhà không sô thuôc tô 5, âp 2, xã Vĩnh Lôc A), người ta mới tá hỏa biết rằng, bò khô được sản xuất tại đây 100% làm từ… lòng bò bẩn ngâm tẩm hóa chất!
Ngay sau khi vụ việc được khám phá, việc truy nguồn gốc lòng bò được đoàn kiểm tra liên ngành tìm hiểu để ngăn chặn từ gốc. Theo nguồn tin của PV, nguồn nguyên liệu kinh dị này được các cơ sở chế biến bò khô chủ yếu lấy từ khu vực Bến Ba Đình (thuộc phường 8 và 9, quận 8, TPHCM). Một cán bộ thú y quận 8 cho biết, đoàn kiểm tra của huyện Bình Chánh đã liên hệ với chúng tôi để hỏi nguồn gốc, hóa ra nó được một cơ sở sơ chế phụ phẩm lòng bò Bến Ba Đình cung cấp. Ngay sau đó, Trạm Thú y quận 8 đã ngưng cung cấp giấy kiểm dịch xuất bán các lô hàng phụ phẩm của cơ sở này.
Có mặt tại Bến Ba Đình dù vào giờ nghỉ trưa (ngày 17/9), nhưng khi PV đi ngang qua vẫn phải ngửi mùi hôi hám nồng nặc, khó chịu thốc thẳng vào mũi. Dọc bến, rất nhiều dụng cụ sơ chế phụ phẩm lòng bò được các hộ dân vứt lăn lóc, chỏng chơ ngay bãi đất trống sát bờ kênh, ruồi nhặng bu đầy trông rất bẩn thỉu.
Theo tìm hiểu của PV, một trong những “đầu nậu” có tiếng tại khu vực này là ông Trần Văn Sơn (cơ sở số 137 – 139 Bến Ba Đình) – người từng bị lực lượng thú y quận 8 “tóm” vì gom tới 24 tấn phụ phẩm lòng bò thối để “luyện” cho trắng, sạch bán cho các cơ sở chế biến bò khô kiếm lời. Do lợi nhuận rất cao, sau khi bị xử phạt cả trăm triệu đồng để xử lý tiêu hủy lô hàng khổng lồ này, ông Sơn vẫn “tái xuất” và hoạt động hoàn toàn không có giấy đăng ký kinh doanh.
Thịt heo bệnh…
…. hoặc phụ phẩm bò dơ bẩn…
… được tẩm ướp với bột bò, hương bò không nguồn gốc…
Video đang HOT
… và “luyện” trong nồi hóa chất độc hại tạo màu, dai, giòn
Cùng với ông Sơn, một đầu nậu khác tên Nguyễn Thị Sấu (cơ sở số 43 Bến Ba Đình) cũng có “thành tích” nhiều lần bị phanh phui sơ chế phụ phẩm lòng bò cực bẩn để cung cấp cho các cơ sở làm bò khô và quán nhậu. Ngoài ra, chỉ trong đoạn đường vài trăm mét, PV có thể điểm danh cả chục đầu nậu khác hoạt động không có giấy đăng ký kinh doanh, có thâm niên nhiều năm trong nghề như: bà Trần Thị Ngọc Loan (số 7 Bến Ba Đình), bà Phạm Thị Hồng (số 63 Bến Ba Đình), bà Trần Thị Mai Linh (số 65D Bến Ba Đình), ông Nguyễn Anh Kiệt (số 103 Bến Ba Đình)…
Làn sóng kinh doanh phụ phẩm lòng bò bẩn để bán cho các cơ sở bò khô còn lan sang nhiều hộ dân trên đường Hưng Phú (phường 8, quận 8). Tại một quán nước trên đường này, PV dò hỏi thăm địa chỉ cung cấp lòng bò bán quán nhậu, lập tức một thanh niên ngồi gần đó chỉ cho vài địa chỉ nóng: “Cứ hỏi anh Nam, chị Thảo hay chị Cá là được cung cấp ngay”.
Lần mò tìm và hỏi thêm, PV biết được tên thật và địa chỉ cụ thể của các cơ sở kinh doanh nguyên liệu bò khô này: Đầu nậu Nguyễn Hoàng Nam (số 1A/5 Hưng Phú), Phạm Thị Phương Thảo (số 1A/20 Hưng Phú) và Nguyễn Thị Cá (số 1A/42 Hưng Phú). Nguồn tin của PV cũng cho biết, tất cả các cơ sở này đều hoạt động trái phép vì không hề có giấy đăng ký kinh doanh.
Ăn bò khô ăn cả hóa chất
Khu vực chợ đầu mối thực phẩm Bình Tây (phường 2, quận 6, TPHCM) lớn nhất phía Nam, trong đó cung cấp rất nhiều thịt bò khô giá sỉ cho tất cả các tỉnh thành Đông Nam bộ, Tây Nguyên, miền Trung và ĐBSCL.
Có mặt tại đây sáng 18/9, PV ghi lại được hàng loạt hình ảnh các loại bò khô được hàng trăm sạp lớn nhỏ bày bán la liệt trong các túi nylon loại lớn (vài chục kg/túi) và không có bất cứ địa chỉ sản xuất, nhãn mác hay thông tin gì về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Giá bán các loại bò khô “3 không” này chỉ dao động ở mức 150 – 200 nghìn đồng/kg tùy loại bò khô nguyên miếng, dạng que hay xé sợi nhỏ.
Sấy khô thủ công
Một chủ sạp tên là T.M còn tuyên bố: “Nếu anh lấy hàng nhiều và thường xuyên sẽ giảm từ 15 đến 20%” (tức chỉ còn 120 – 130 nghìn đồng/kg). Với giá bán siêu rẻ, thậm chí còn khuyến mãi khá đậm đà của các cửa hàng, chứng tỏ giá bò khô từ gốc còn mềm hơn rất nhiều.
Lý giải về giá bán lạ lùng này, một cán bộ thú y từng chinh chiến nhiều năm với các cơ sở chế biến bò khô lậu, cho biết: Có hai loại nguyên liệu chính để sản xuất các loại bò khô “3 không” gồm lòng bò bẩn và thịt heo bệnh, sau đó ngâm tẩm hóa chất, hương bò độc hại (mua chủ yếu ở chợ đầu mối hóa chất Kim Biên, quận 5). Loại bò khô làm từ lòng bò được bán cho các quán ăn kinh doanh gỏi, nộm đu đủ còn loại bò khô làm từ thịt heo (tùy theo giá bán để phối trộn % tỷ lệ heo – bò) được bày bán nhan nhản tại hầu khắp các chợ truyền thống.
“Điều đáng nói, để qua mặt “thượng đế”, các cơ sở chế biến đã dùng rất nhiều hóa chất độc hại tẩm ướp: với thịt heo, để tạo màu đỏ nâu sẫm đẹp mắt và mùi bò khô “chính hiệu”, họ dùng chất tạo màu và mùi công nghiệp để tăng độ dai họ ngâm thêm hàn the để tăng cân nặng họ dùng bột biến tính và gia vị giá rẻ không nguồn gốc để tẩm ướp. Độc hại nhất là họ dùng chất bảo quản xuất xứ từ Trung Quốc để giữ cho bò khô cả năm không hỏng!” – vị này nói.
“Chạy” ra chợ bán với giá “siêu rẻ” 150 nghìn đồng/ký!
Riêng với lòng bò, theo tìm hiểu của PV, do nguyên liệu ban đầu rất dơ bẩn, các hộ sơ chế tại Bến Ba Đình và Hưng Phú đã sử dụng vôi (có tên gọi là vôi Càng Long) ngâm với tỷ lệ 100 kg lòng bò 1 kg vôi 160 lít nước. Ngoài ra, một số hộ còn lét lút sử dụng chất tẩy trắng cực mạnh không nguồn gốc để đánh bật các vết thâm đen, nhớt và mùi hôi thối trên phụ phẩm lòng bò.
Sau công đoạn này, đến lượt các cơ sở chế biến bò khô sẽ tiếp tục phối trộn nhiều loại hóa chất tạo độ dai, giòn, thơm, ngậy khác cho sản phẩm. Cụ thể, tại cơ sở bò khô của bà Bùi Thị Ngọc Hâu (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh), đoàn kiểm tra phát hiện bà Hậu sử dụng đường đen thắng cháy khét, chất tạo sánh và nhiều gói hóa chất không nguồn gốc để tẩm ướp và sên cho lòng bò dính vón cục lại, trước khi được cán ra thành phẩm.
Theo 24h
Tương ớt 4.000đ/lít: Chất tạo sệt + phẩm màu công nghiệp
Để sản xuất tương ớt giá rẻ, người ta thường sử dụng các loại hóa chất công nghiệp như chất tạo độ sệt (CMC), phẩm màu, chất bảo quản và đường hóa học
Trong vai người cần mua tương ớt sỉ để bỏ mối lẻ cho khách hàng, chúng tôi đến một số khu vực chợ đầu mối và một số cơ sở sản xuất tương ớt tại TPHCM để lấy hàng. Qua tìm hiểu mới biết nhiều loại tương ớt giá rẻ rất nguy hại vì được pha chế từ những loại độc chất.
Những chai tương ớt giá rẻ, không nhãn mác có rất nhiều trên thị trường
Tương ớt 4.000 đồng/lít
Chợ Bình Tây (quận 6) nổi tiếng là khu chợ sỉ của các loại gia vị. Ghé một sạp nằm khuất gần cuối chợ để tìm nguồn hàng, chúng tôi được chị chủ sạp giới thiệu ngay một số loại tương ớt "đang bán chạy".
Chị ta khẳng định: Nếu hàng ngon và có thương hiệu thì giá bán 285.000 đồng/thùng 6 chai (mỗi chai 1,5 lít, tính ra khoảng 30.000 đồng/lít - PV). Rẻ hơn một chút là loại 55.000 đồng/thùng 5 lít, còn loại rẻ hơn nữa chỉ khoảng 30.000 đồng/thùng 5 lít. "Loại càng rẻ càng pha nhiều nên sẽ không ngon. Tốt nhất nên chọn loại 55.000 đồng/thùng (thương hiệu N.) vừa cay vừa ít pha sẽ dễ bán hơn", chị bán hàng tư vấn.
Tôi thắc mắc không biết tương được pha thêm những gì thì người bán giải thích: "Chỉ đơn giản là bột năng". Tuy vậy, khi chúng tôi đề nghị mua ngay một thùng loại rẻ nhất để làm mẫu thì chị ta cho biết phải đợi gọi chỗ khác mang tới và cho số điện thoại để tôi tiện liên lạc. Quan sát tiếp một vài cửa hàng gia vị, tương ớt khác trong khu chợ, thấy hầu hết đều có bán các loại tương ớt giá rẻ.
Ra ngoài khu vực chợ, chúng tôi gặp một người đàn ông đang chất lên xe máy nhiều thùng tương ớt, đựng trong thùng nhựa màu trắng đục trông rất dơ. Ông ta nhiệt tình cho biết đến chợ lấy sỉ để về bỏ mối lẻ lại cho các quán ăn, tiệm phở trong TP. Biết chúng tôi cũng có ý định lấy sỉ tương ớt về bán lẻ, ông đã nhiệt tình giới thiệu chỗ mua.
Bất ngờ là cơ sở này có giá bán còn rẻ hơn nhiều so với các sạp hàng chúng tôi tham khảo trước đó. Qua điện thoại, người của cơ sở cho biết loại cao giá nhất chỉ 30.000 đồng/thùng 5 lít, còn loại rẻ nhất chỉ 21.000 đồng/thùng 5 lít. Như vậy, 1 lít tương ớt chỉ hơn 4.000 đồng. "Nếu các chị mang hàng về tỉnh, chúng tôi sẽ giao đến nơi với điều kiện phải mua 30 thùng trở lên", người này quả quyết.
Vì sao người ta có thể sản xuất được các loại tương ớt giá "bèo" như vậy trong khi nếu theo đúng thành phần mà cơ sở này ghi trên nhãn mác (ớt 30%) thì riêng tiền ớt cũng đã hơn 50% giá vốn, chưa kể nhiều chất khác và chi phí vận chuyển, sản xuất...?
Toàn hóa chất độc hại
Theo địa chỉ được giới thiệu, chúng tôi tìm đến một cơ sở sản xuất tương ớt nằm trong hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Triệu Luật (quận Bình Tân). Đó là một ngôi nhà bình thường, không có vẻ gì là nơi sản xuất tương ớt với quy mô lớn, có thể bỏ sỉ ở các khu vực chợ đầu mối cũng như đưa hàng về tận các tỉnh...
Anh Tuấn (một người từng làm tương ớt bỏ mối lâu năm ở nhiều nơi, nay đã phải chuyển sang kinh doanh sản phẩm khác) cho biết: Mặc dù trên bao bì, các cơ sở sản xuất đều ghi thành phần gồm ớt, tỏi, đường, muối, tinh bột, chất điều vị, màu thực phẩm cho phép... nhưng trên thực tế, thành phần chủ yếu là các loại hóa chất, phẩm màu công nghiệp giá rẻ và đường hóa học.
Tìm đến một người quen từng bán hóa chất ở đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5), chúng tôi được biết tương ớt rẻ tiền chủ yếu làm từ nhiều loại hóa chất và phụ gia khác nhau, trong đó có các loại có nguy cơ độc hại rất cao như chất tạo độ sệt, phẩm màu công nghiệp, chất bảo quản và đường hóa học. Chất tạo độ sệt thường được gọi tắt là CMC, cũng là chất mà nhiều người thường dùng để pha chế nước tẩy rửa sàn nhà. Nếu là CMC dùng trong thực phẩm thì rất đắt tiền, còn CMC dùng trong công nghiệp thì giá chỉ vài chục ngàn đồng/kg nhưng chỉ cần 100 g là có thể tạo sệt cho cả trăm lít nước...
Theo BS Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam (Vinafosa), CMC dùng trong thực phẩm có độ tinh khiết rất cao trong khi CMC dùng trong công nghiệp thì chứa rất nhiều tạp chất, trong đó có cả kim loại như kẽm, chì và nhiều chất khác rất độc hại. Tuy nhiên, khi đã cho CMC công nghiệp vào pha trộn thành tương ớt thì không thể phân biệt đó là CMC gì.
Mới đây, cơ quan chức năng TP Hà Nội đã phát hiện trong tương ớt của một cơ sở sản xuất có chứa hàm lượng Rhodamine B rất cao. Đây là loại màu công nghiệp dùng để nhuộm vải, có giá bán rất rẻ và rất độc hại.
Có thể gây ung thư
Theo các nhà chuyên môn, tương ớt làm tự nhiên sẽ khó bảo quản lâu và có màu sậm, mùi vị thơm ngon chứ không có màu sặc sỡ, tươi rói nhưng có vị không đậm đà như tương ớt được pha nhiều bột và hóa chất. BS Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, người có cơ thể nhạy cảm, khi ăn những loại tương ớt chứa nhiều hóa chất độc hại thì sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng nếu ăn thường xuyên và nhiều sẽ ảnh hưởng đến thần kinh khi tích trữ lâu dài trong cơ thể sẽ có nguy cơ bị ung thư hay mắc các bệnh lý khác, tùy theo chất sinh ra trong cơ thể.
Theo ANTD
Bắt quả tang 2 cơ sở chế biến mỡ động vật mất vệ sinh Ngày 16.8, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49), Công an tỉnh Đồng Nai đã đột nhập 2 lò chuyên ép, sơ chế mỡ động vật thành mỡ thương phẩm, đem đi tiêu thụ với số lượng cả ngàn lít/ngày. Khoảng 9 giờ, PC49 cùng Chi cục thú y Đồng Nai ập vào 2 cơ sở kinh doanh mua...