Kinh Bắc (KBC): Một tổ chức vừa mua vào 1,5 triệu cổ phiếu trong phiên giảm sàn ngày 19/9
Cổ đông lớn báo cáo kết quả giao dịch tại Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (mã KBC – sàn HoSE).
Theo đó, CTCP Tư vấn và Đầu tư Kinh Bắc vừa mua 1,5 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 7,91% lên 8,11% vốn điều lệ tại KBC, giao dịch được thực hiện ngày 19/9.
Điểm đáng lưu ý, phiên giao dịch ngày 19/9, cổ phiếu KBC giảm sàn 2.100 đồng về 27.900 tỷ đồng. Như vậy, nếu tính theo giá sàn, CTCP Tư vấn và Đầu tư Kinh Bắc đã bỏ ra khoảng 41,85 tỷ đồng để mua vào 1,5 triệu cổ phiếu KBC.
Trước đó, trong báo cáo tự lập, lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu đạt 1.086,9 tỷ đồng, giảm 60,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 2.456,7 tỷ đồng, tăng 210% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, sau kiểm toán, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu đạt 1.085,3 tỷ đồng, giảm 60,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 200,8 tỷ đồng, giảm 74,7% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân biến động trước và sau kiểm toán bán niên năm 2022 chủ yếu do trong Báo cáo tự lập, Công ty ghi nhận thu nhập khác tăng đột biến từ việc tăng sở hữu lên 48% vốn điều lệ tại CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau kiểm toán bán niên, kiểm toán đã loại trừ khoản thu nhập khác đột biến từ tăng sở hữu lên 48% vốn điều lệ tại CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng. Kinh Bắc cho biết sẽ hạch toán khoản mục này trong các kỳ sau.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/9, cổ phiếu KBC tăng 100 đồng lên 29.100 đồng/cổ phiếu.
Kinh Bắc báo lãi hơn 2.000 tỷ đồng nhưng chưa được công ty kiểm toán chấp thuận
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (MCK: KBC) ghi nhận kết quả quý II/2022 trong BCTC tự lập tăng vọt khi lãi ròng gấp 46 lần cùng kỳ, qua đó kéo lãi sau thuế bán niên lên hơn 2.457 tỷ đồng.
Tuy nhiên, báo cáo soát xét bán niên 2022 của Đô thị Kinh Bắc do Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam (E&Y) thực hiện đã không chấp nhận chỉ tiêu này.
Cụ thể, phần lợi nhuận khác đã soát xét chỉ ghi nhận 14 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập là 2.412 tỷ đồng. Điều này dẫn tới lợi nhuận sau thuế đã kiểm toán của Kinh Bắc chỉ đạt mức 200 tỷ đồng, giảm gần 92% so với con số 2.457 tỷ đồng trên báo cáo tự lập được công bố trước đó.
Sự chênh lệch chủ yếu là trên báo cáo tự lập, Kinh Bắc ghi nhận phát sinh giá trị đầu tư của CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng số tiền 2.493 tỷ đồng. Còn theo báo cáo kiểm toán, con số này chỉ là hơn 267 tỷ đồng.
Đơn vị kiểm toán nhận định do số lượng tài sản lớn và tính định giá phức tạp, việc soát xét định giá trên chưa được hoàn tất. E&Y cũng lưu ý rằng bút toán ban đầu của giao dịch chuyển nhượng này đang được xác định tạm thời trên BCTC hợp nhất bán niên dựa trên giá trị sổ sách tài sản thuần của Công ty tại ngày mua. Việc hoàn tất kế toán ban đầu sẽ được thực hiện trong 12 tháng kể từ ngày mua.
Do vậy, BCTC soát xét bán niên 2022 của Công ty tạm thời chưa ghi nhận thu nhập cho giao dịch trên, và sẽ được ghi nhận sau khi E&Y hoàn thành soát xét định giá, qua đó ghi nhận vào BCTC hợp nhất năm 2022.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc vừa đưa ra giải trình để làm rõ bản chất việc soát xét của Công ty E&Y - đơn vị kiểm toán liên quan đến giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.
Đô thị Kinh Bắc giải thích do giao dịch nêu trên có tính chuyên môn cao, phức tạp, cần nhiều thời gian hơn để đơn vị kiểm toán soát xét nội dung như những gì công ty kiểm toán đã gửi KBC và KBC đã thực hiện công bố. Vì vậy, trên BCTC hợp nhất soát xét bán niên chưa ghi nhận thu nhập cho giao dịch này từ việc định giá theo giá trị thị trường của tài sản thuần. Việc hoàn tất các nghiệp vụ kế toán sẽ được thực hiện ngay sau khi E&Y hoàn thành việc soát xét định giá và ghi nhận vào BCTC hợp nhất trong năm 2022.
KBC nhấn mạnh, điều này không có nghĩa là khoản thu nhập này sẽ không được ghi nhận hay biến mất trên BCTC mà sẽ ghi nhận chính xác sau khi E&Y hoàn thành việc soát xét báo cáo định giá độc lập.
Để khắc phục sự cố này, công ty đang làm việc với đơn vị định giá, tiến hành ký kết hợp đồng/phụ lục với E&Y để hoàn thành việc soát xét giao dịch chuyển cổ phần tại CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng nêu trên và thực hiện công bố thông tin sớm nhất.
Trước đó, KBC công bố thông tin bất thường giải trình về chênh lệch kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 giữa báo cáo tài chính công ty tự lập và đã được kiểm toán soát xét.
Tại báo cáo tự lập, KBC ghi nhận hơn 2.456 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau soát xét bởi công ty kiểm toán, chỉ tiêu này đã giảm 91,8% xuống còn 200,2 tỷ đồng.
Giải trình về khoản chênh lệch này, KBC cho biết do trên báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng 2022 tự lập công ty đang kế toán ban đầu tạm thời thu nhập từ chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá phí hợp nhất kinh doanh từ giao dịch tăng tỷ lệ sở hữu lên 48% với CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng theo chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh và chuẩn mực kế toán số 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết và các quy định có liên quan khác.
"Khoản ghi nhận kế toán ban đầu tạm thời này được công ty ước tính thận trọng dựa trên các báo cáo tư vấn thẩm định độc lập. Theo các báo cáo này, giá trị hợp lý tài sản thuần của CTCP Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng ước tính thận trọng là khoảng 4.805.111 triệu đồng", văn bản giải trình của KBC ghi.
Tuy nhiên, theo Công văn ngày 29/8/2022 của Công ty kiểm toán E&Y, theo yêu cầu của chuẩn mực soát xét thông tin tài chính giữa niên độ, E&Y đang tích cực làm việc với đơn vị tư vấn định giá để soát xét báo cáo định giá nêu trên. Tuy nhiên, do số lượng lớn các tài sản là bất động sản và tính phức tạp của việc định giá các bất động sản này, hiện nay, công việc soát xét của E&Y đối với các báo cáo định giá nêu trên chưa được hoàn tất.
KBC cho biết, việc hoàn tất kế toán ban đầu sẽ được thực hiện trong 12 tháng kể từ ngày mua do đó, báo cáo hợp nhất soát xét bán niên năm 2022 chưa ghi nhận thu nhập cho giao dịch này từ việc định giá theo giá trị thị trường của tài sản thuần của bên bị mua.
Ngày 30/6, KBC hoàn thành mua thêm 5,7 triệu cổ phần của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng để nâng sở hữu từ 19,5% vốn lên 48% vốn. Giá trị chuyển nhượng không được tiết lộ. Do ghi nhận Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng là công ty liên kết nên khoản mục này đã tăng từ 1.872 tỷ đồng đầu năm lên 4.407 tỷ đồng vào cuối quý 2. Với ghi nhận giá trị 2.493 tỷ đồng cho phần vốn góp 48%, tương ứng phần giá trị doanh nghiệp của Đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng là 5.194 tỷ đồng, so với vốn điều lệ chỉ 200 tỷ đồng.
Đồng won của Hàn Quốc tiếp tục 'lao dốc' Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, mở đầu phiên giao dịch sáng 14/9, đồng won của Hàn Quốc đã giảm xuống dưới mức 1.390 won/1 USD lần đầu tiên trong hơn 13 năm do lo ngại việc Mỹ tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ. Đồng tiền mệnh giá 10.000 won của Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Đồng won đã được giao dịch...