Kính áp tròng giúp gì cho sức khỏe?
Kính áp tròng không chỉ tiện dụng, thẩm mỹ mà còn có thể hỗ trợ trong điều trị các bệnh như đau đầu, tiểu đường, glôcôm…
Đau nửa đầu
Kính áp tròng có sắc đỏ được phát triển để làm giảm sự đau đớn do chứng đau nửa đầu gây ra.
Chúng lọc các bước sóng dài trong ánh sáng mà có thể kích thức quá mức cơ quan thụ cảm – vốn nhạy với ánh sáng ở trên bề mặt mắt – và gây ra đau đầu.
BS Richard Garrison, bệnh viện San Jacinto Methodist (Texas, Mỹ) đã khảo sát 33 bệnh nhân bị đau đầu có tiền sử sợ ánh sáng – quá nhạy cảm với ánh sáng. Những người này được đeo kính áp tròng có sắc đỏ trong suốt thời gian tiếp xúc với ánh sáng, kết quả là chứng đau đầu giảm ngay lập tức ở đa số bệnh nhân.
Các vận động viên cũng có thể đeo kính áp tròng có sắc đỏ vì kính này sẽ giống như kính râm, giúp họ nhìn quả bóng tốt hơn trong điều kiện nắng chói chang.
Chúng hoạt động bằng cách lọc sáng trong khi giúp mắt thư giãn. Không như kính râm, kính áp tròng không giới hạn tầm nhìn. Chúng cũng không bị làm mờ bởi mồ hôi hay bụi bặm….
Video đang HOT
Tiểu đường
Một tiến bộ mới trong công nghệ kính áp tròng là có thể thấy liên tục kiểm tra đường huyết thay vì dùng test trên da.
Các nhà nghiên cứu ở ĐH Western Ontario (Canada), đã tạo ra các kính áp tròng mà có thể phản ứng hóa học với đường glucose trong nước mắt. Kính áp tròng sẽ kiểm soát mức đường huyết và báo cho người đeo bất kỳ sự thay đổi nào bằng sự thay đổi màu sắc, điều này sẽ giúp những người mắc bệnh luôn kiểm soát được đường huyết của mình.
Glucose sẽ xuất hiện 30 phút trong nước mắt sau khi mức đường huyết này xuất hiện trong máu. Còn nếu dùng test chích trên da thì cần cách nhau vài giờ mỗi lần test. Vì thế kính áp tròng vẫn là phương pháp hiệu quả và ít ảnh hưởng tới cơ thể hơn.
Đọc khó
GS John Stein, ĐH Oxford, ước tính rằng cứ 3 người khó đọc thì có 1 người có thể được hỗ trợ bởi kính áp tròng lọc màu.
Rất nhiều người đã đọc dễ hơn khi văn bản xuất hiện màu sắc chứ không chỉ là nền trắng như thông thường. Nhưng một số người khác lại thấy đọc khó khăn hơn khi đeo kính áp tròng do não rối loạn thông tin.
Nhiều người bị khó đọc cũng bị mù màu và kính áp tròng cũng có thể giúp họ. Thị lực không bị thay đổi nhưng khả năng phân biệt màu sắc sẽ được cải thiện. Chứng mù màu ảnh hưởng tới 1/10 nam giới và 1/200 phụ nữ.
Bệnh màng sừng
Một nhóm nghiên cứu của ĐH New South Wales (Sydney, Australia) đã dùng các tế bào gốc tạo ra kính áp tròng để điều trị chứng màng sừng.
Họ đã ghép các mẩu tế bào gốc từ mắt của 3 bệnh nhân bị màng sừng và nuôi chúng trong kính áp tròng. Và các kính áp tròng có chứa tế bào gốc sẽ được đặt vào mắt trong 3 tuần. Trong thời gian đó, các tế bào gốc sẽ rời khỏi kính áp tròng và bắt đầu hàn gắn những tổn thương do màng sừng.
Bệnh Glôcôm và đục nhân mắt
Kính áp tròng có thể cung cấp các loại thuốc một cách đều đặn cho mắt trong quá trình điều trị các bệnh thường gặp về mắt, thay vì nhỏ hay uống thuốc định kỳ.
Những bệnh này bao gồm khô mắt, khi mắt không đủ nước mắt, làm chúng bị khô; bệnh glôcôm, một bệnh mãn tính với áp lực gia tăng lên cầu mắt, gây tổn thương cho dây thần kinh mắt và hậu quả là bị mù mắt; bệnh đục nhân mắt, một bệnh gây mờ mắt.
Các nhà khoa học ở trường ĐH Florida đã phát triển một loại kính áp tròng mà có thể phân phối thuốc chính xác trong 1 khoảng thời gian nào đó (trên 1 tuần).
Nhà nghiên cứu hóa chất Anuj Chauhan cho biết, chỉ khoảng 1-5% chất thuốc vào được mắt qua đường nhỏ và nếu thuốc thâm nhập vào mạch máu hay tuyến nước mắt thì có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong khi đó, nhỏ thuốc qua kính áp tròng sẽ giúp chuyển chọn liều thuốc trong vòng 5-30 ngày liên tục, làm tăng tới 40% hiệu quả dùng thuốc
Theo Dantri/DM
Màn hình tích hợp trong mắt
Kính áp tròng cũng là màn hình máy tính cá nhân có thể chiếu dữ liệu ngay trước mắt con người không còn là sản phẩm của trí tưởng tượng.
Các nhà khoa học tại Đại học Washington (Mỹ) đang phát triển một thiết bị mẫu (prototype) có khả năng hiển thị hình ảnh cách mắt người khoảng 50 cm. Họ đã nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm này trong vài năm nhưng mới chính thức giới thiệu tại một hội thảo ở Bắc Kinh (Trung Quốc) gần đây.
Ảnh minh họa: The Age.
Giáo sư Babak Parviz, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết họ đã thành công trong việc nhúng một mạch nhỏ xíu trong màn hình LED linh hoạt và gắn vào mắt thỏ mà không gây ảnh hưởng gì.
"Bước đầu, màn hình sẽ được thiết kế đơn giản để cung cấp những thông tin cơ bản như chỉ dẫn đường đi. Về sau, bạn có thể sử dụng nó để đọc e-mail hay tra dữ liệu về một địa danh nào đó", Parviz cho hay.
Phó giáo sư Francois Ladouceur tại Đại học New South Wales (Australia) đánh giá đây là công nghệ thực sự hấp dẫn bởi nó mở ra một thế hệ màn hình mới "siêu mỏng, siêu linh hoạt".
Tuy nhiên, do còn nhiều vấn đề kỹ thuật cần được kiểm nghiệm, chưa thể xác định khi nào màn hình kính áp tròng sẽ được thương mại hóa.
Châu An (theo The Age)