Kingston HyperX Predator 2400 MHz: “quái vật” của Kingston
HyperX là dòng sản phẩm được đánh giá cao của Kingston. Trải dài từ phân khúc phổ thông cho đến trung cấp và cao cấp, các kit nhớ HyperX Genesis và HyperX T1 đều mang lại hiệu năng tương đối tốt với giá thành hợp lý. Mới đây hãng tiếp tục cho ra mắt HyperX Predator – nhánh sản phẩm cao cấp với thông số cực khủng!
Sản phẩm tôi đang cầm trên tay có mã KHX24C11T2K2/8X, xung nhịp 2400 MHz và timing 11-13-13-30. Hãy cùng xem con quái vật này dáng dấp ra sao, sức mạnh thế nào.
Kingston HyperX Predator 2400 MHz (KHX24C11T2K2/8X)
Hình dáng của HyperX Predator khá “hoành”, điểm nhấn là chữ X cách điệu màu đen to đùng trên nền xanh quen thuộc của dòng HyperX.
Tản nhiệt có phần đầu như răng lược, xẻ rãnh để tăng diện tích tiếp xúc với không khí. Cầm trên tay cảm giác rất đầm và chắc tay.
Tản nhiệt của Predator thấp hơn T1 một chút nhưng vẫn rất cao và chắc chắn sẽ bị cấn tản nhiệt CPU và phải “hi sinh” 1 khe RAM trong cùng. Đây là điều khó tránh đối với các kit RAM cao cấp.
Kit nhớ được trang bị 2 profile XMP, có thể gọi ra chỉ với 1 cái click chuột trong Bios:
- Profile 1: 2400 MHz, timing 11-13-13-30
- Profile 2: 2133 MHz, timing 11-12-11-30
Cấu hình thử nghiệm
Bo mạch chủ: MSI Z77 MPOWER
Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K @4,5GHz
Tản nhiệt: NZXT Havik 140
Card đồ họa: Galaxy GTX 660
Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240GB
Video đang HOT
Nguồn: Seasonic X660
Bộ nhớ trong: 2x 4GB Kingston HyperX T1 1866 9-11-9-27 (KHX1866C9D3T1BK2/8GX)
2x 4GB Kingston Predator 2400 11-13-13-30 (KHX24C11T2K2/8X)
Kit nhớ HyperX Predator sẽ được thử nghiệm ở 2 thiết lập thông số là 2400 MHZ, timing 11-13-13-30 và 2133 MHz, timing 11-12-11-30. Kit HyperX T1 được benchmark ở 3 thông số 1333 MHz, timing 9-9-9-24 1600 MHz, timing 9-9-9-27 và 1866 MHz, timing 9-11-9-27.
Các phần mềm thừ nghiệm:
- AIDA64 Extreme Edition: Cache And Memory Benchmark.
- MaxxMEM2.
- 3DMark 11: Physics Score.
- Sisoft Sandra 2012.
- Cinebench 11.5: CPU Rendering.
- Excel 2010: file benchmark dựng sẵn, đếm thời gian vẽ xong biểu đồ hàng nghìn số liệu.
- Dirt 3 (DX 11): Highest Quality, 4xMSAA, 1920 x 1080.
- Sniper Elite V2 (DX 11): Highest Quality, Super Sampling Off, 1920 x 1080.
Benchmark
AIDA64 Extreme Edition
Qua phần mềm AIDA64, có thể thấy tốc độ đọc, ghi và sao chép có sự chênh lệch đáng kể giữa KHX24C11T2K2/8X và các mức xung nhịp của các kit RAM thông thường. Cả độ trễ (latency) cũng giảm đi đáng kể.
MaxxMEM2
MaxxMEM2 ghi nhận kết quả tương tự AIDA64.
Sisoft Sandra 2012
Sisoft Sandra ghi nhận sự chênh lệch rất lớn về băng thông bộ nhớ với sự vượt trội của HyperX Predator.
3DMark 11
3DMark 11 đánh giá khả năng xử lý vật lý của hệ thống có tăng lên khi trang bị KHX24C11T2K2/8X.
Cinebench 11.5
Excel 2010
Phép thử này tôi sử dụng file benchmark, tính thời gian vẽ biểu đồ hàng nghìn số liệu. Nếu tính về tỉ lệ tương đối, KHX24C11T2K2/8X không tăng được bao nhiêu hiệu năng so với các mức xung nhịp thấp hơn trong Excel 2010.
Dirt 3 (DX 11)
Khung hình chỉ tăng chút ít, không đáng kể.
Sniper Elite V2 (DX 11)
Ép xung
Đáng tiếc khả năng OC của KHX24C11T2K2/8X lại là con số 0 tròn trĩnh. Tôi không thể nào chỉnh cho kit nhớ chạy ở bộ chia cao hơn (2600 MHz), dù cho có tăng timing đi chăng nữa. Nếu cảm thấy hứng thú với KHX24C11T2K2/8X, bạn sẽ không có nhiều thứ để vọc vạch.
Kết luận
Kit nhớ 8 GB HyperX Predator 2400 MHz thể hiện hiệu năng vượt trội trong tất cả các phép thử, đặc biệt là các phần mềm đánh giá băng thông. Đáng tiếc tốc độ trong các ứng dụng thực tế lại không tăng nhiều được như vậy. Nguyên nhân do hệ thống không đòi hỏi băng thông bộ nhớ quá lớn trong tác vụ thường ngày, thay vào đó CPU và VGA mới là yếu tố giữ vai trò quyết định. Nhiều site review phần cứng khi đánh giá các kit RAM khủng họ thường giảm setting game để FPS cao đến vài trăm mới thấy rõ được chênh lệch, nhưng như thế lại chẳng có tí thực tế nào.
Tạm gác lại khía cạnh hiệu năng, theo đánh giá của tôi HyperX Predator thực sự là một món đồ chơi đáng giá đối với dân ham mê phần cứng. Tản nhiệt rất dày và cứng cáp, hình thức ngon lành hầm hố, thông số siêu khủng – đó là tất cả yếu tố mà những người coi phần cứng PC như một món ăn tinh thần cần. Không cần phải có nhiều kinh nghiệm OC, chỉ cần vài cú click chuột trong bios bạn đã có thể thiết lập kit nhớ hoạt động ở xung nhịp cao ngất ngay lập tức.
Đặc biệt giá của KHX24C11T2K2/8X có thể nói là khá mềm cho một kit RAM cao cấp: 70 USD (tham khảo newegg), chỉ hơn 25 – 30 USD so với các kit 8 GB 1600 MHz thông dụng.
Theo Genk
Ảnh thực tế Lenovo IdeaPad Yoga 11 và ThinkPad Edge Twist
Cả hai model này đều có màn hình xoay ngược về phía sau nhưng IdeaPad Yoga chạy Windows RT còn ThinkPad Edge Twist dùng Windows 8.
Khác với phiên bản IdeaPad yoga 13 chạy Windows 8, model 11,6 inch chạy trên hệ điều hành Windows RT.
Bộ nhớ trong của IdeaPad Yoga 11 là 64 GB và RAM là 2 GB.
Sản phẩm hỗ trợ đầu đọc thẻ nhớ, cổng USB 2.0, Ethernet, HDMI và giắc cắm tai nghe 3,5 mm.
Máy sử dụng vi xử lý ARM.
Model này nặng 1,27 kg và dày 15,49 mm
Người dùng có thể xoay ngược màn hình để "biến" sản phẩm từ laptop thành divt.
Khi đó, bàn phím trở thành chân đế xem video.
Độ phân giải của màn hình cảm ứng là 1.366 x 768 pixel.
Một loạt kết nối được tích hợp ở cạnh bên của máy.
IdeaPad Yoga chỉ có thể xoay ngược màn hình chứ không xoay được theo trục dọc như ThinkPad Edge Twist.
Theo VNE
HTPC Zotac siêu nhỏ, siêu nhẹ ở Việt Nam Thiết kế ZBox nano SX AD11 Plus dạng SFF (small form factor) nhỏ gọn như một ổ cứng máy tính và khá nhẹ, có thể nằm gọn trong túi xách. Để đạt được kích thước "mi nhon" trên, ngoài việc tích hợp bộ xử lý (CPU), card đồ họa, card âm thanh, card mạng trên bo mạch chủ. Nano SX AD11 Plus còn...